Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay, ở nước ta, việc sản xuất hàng hóa, đặc biệt liên quan đến hàng giả, hàng nhái được Nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm. Vậy hàng nhái là gì? Những tác hại của hàng giả, hàng nhái ra sao?
Mục lục bài viết
1. Hàng nhái là gì?
1.1. Thực trạng về việc sản xuất hàng hóa hiện nay:
– Sản xuất hàng hóa được hiểu là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó, sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Mục đích chính của sản xuất hàng hóa là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng con của người thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.
+ Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.
Thực tế, xã hội tiên tiến, phát triển, mức sống của con người cao. Do vậy nhu cầu sản xuất các loại hình, mặt hàng hàng hóa đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng càng được đẩy mạnh. Điều này thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa được xem là quan hệ sản xuất mới, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nước nhà.
1.2. Khái niệm hàng nhái:
– Thị trường hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển. Xu thế toàn cầu hóa, sự hội nhập quốc tế khiến công tác sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng được đẩy mạnh. Bên cạnh những mặt hàng hóa chất lượng, được sản xuất với công nghệ, trang thiết bị vật tư bài bản, thì hàng nhái vẫn còn bị trà trộn nhiều trên thị trường.
– Hàng nhái là những sản phẩm được sản xuất ra không đúng quy định nhưng có hình dáng giống với những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Hay nói cách khác, các mặt hàng này có thiết kế giống với hàng thật. Tuy nhiên, chất lượng làm ra sản phẩm không được đảm bảo bằng nguyên vật liệu chất lượng như thiết kế thật.
– Thực tế, sản xuất hàng nhái, hàng giả sẽ tốn ít chi phí hơn so với hàng thật. Nếu trong sản xuất hàng thật, hàng chất lượng, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất ở mức cao thì tại sản xuất hàng nhái, chi phí đó được giảm thiểu đi rất nhiều. Việc sản xuất hàng nhái mang lại nguồn thu nhập cao cho các đối tượng thực hiện sản xuất các loại hình mặt hàng này. Do đó, hiện nay việc sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn ra phổ biến và đang có dấu hiệu ra tăng. Bất cứ khi nào một mẫu mã hàng hóa: Quần áo, giày dép, túi xách,…của các thương hiệu có danh tiếng được tung ra thị trường, các cơ sở chuyên sản xuất hàng giả, hàng nhái sẽ thực hiện sản xuất ra những mặt hàng có mẫu mã y hệt hàng thật, sau đó tung ra thị trường. Các mặt hàng giả này sau khi sản xuất sẽ được tung ra thị trường. Tại đây, người mua có thể mua những mặt hàng này với mức giá tương đối thấp. Thực tế, những mặt hàng này được sản xuất dựa trên thiết kế có sẵn của hàng thật. Nó mang tính chất copy. Mục đích sản xuất hàng nhái của các đối tượng thực hiện là thu về lợi nhuận. Bởi, số tiền để mua một mặt hàng thật có giá trị tương đối cao. Tuy nhiên, khi mua hàng nhái, các cá nhân có thể sở hữu riêng cho mình một mẫu mặt hàng có kiểu dáng tương tự hàng thật, mà giá cả lại phải chăng, hợp lý. Đây chính là một trong những lý do xác thực nhất cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các loại mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.
2. Tác hại của hàng giả, hàng nhái:
– Hiện nay, các mặt hàng giả, hàng nhái ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Việc tiêu thụ hàng giả, hàng nhái ở người dân ngày càng lớn. Việc các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái xuất hiện nhiều trên thị trường tiêu dùng mang đến những hệ lụy, tác hại nhất định cho người sử dụng, cũng như công tác quản lý xã hội của Nhà nước. Cụ thể như sau:
+ Một loại hàng hóa ra đời là sự kết tinh của trí tuệ, tư duy trong mảng thiết kế, may vá; nó chứa đựng công sức của các thợ thủ công, người nhân, nhà thiết kế may ra chúng. Giá trị của một sản phẩm thường nằm ở sự thiết kế. Ví dụ, với một chiếc túi xách, khi mua, người sử dụng thường hướng tới thiết kế bắt mắt, màu sắc, hoa văn trên đó để lựa chọn sản phẩm cho mình. Giá trị của sản phẩm chỉ đạt được giá trị sử dụng tối đa nhất khi nó được người dùng yêu thích từ mẫu mã, kiểu dáng. Sau khi có thiện cảm, sự yêu thích về kiểu dáng đối với sản phẩm bất kỳ, cá nhân mới hướng tới việc lựa chọn sản phẩm và tìm hiểu về chất lượng của vật liệu tạo lập ra nó. Để có thể thiết kế ra mẫu mã của một sản phẩm bất kỳ, nhà thiết kế phải tư duy, mày mò để sáng tạo và thiết lập ra kiểu dáng theo xu hướng thẩm mĩ của người dùng. Do đó, việc làm giả, làm nhái sản phẩm của người khác để đi bán là một trong những hành vi vi phạm quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sáng tạo và khả năng cống hiến của người thiết kế ra sản phẩm bị làm nhái, làm giả.
+ Hiện nay, đa số sản phẩm nhái, giả thường được bán với giá rẻ trên thị trường do chất liệu làm nên nó không đạt yêu cầu như chất liệu gốc. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, các cá nhân, tổ chức tiến hành tổ chức làm hàng giả nhưng lại bán chúng với giá trị tương ứng với hàng thật. Điều này ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến lợi ích của các cá nhân. Họ bỏ tiền để mua hàng thật, nhưng sản phẩm mua về lại là hàng nhái, hàng kém chất lượng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích tài sản của các cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu, nhà sản xuất bị làm nhái sản phẩm.
+ Việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến việc quản lý trật tự công cộng, làm nhũng loạn thị trường kinh tế. Thực tế có thể thấy được, hàng giả tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế – xã hội. Nó khiến cho giá trị sản phẩm chung bị suy giảm nặng nề. Không chỉ vậy, hàng giả còn gây hậu quả phức tạp, nặng nề về mặt đạo đức và xã hội. Sản xuất hàng giả, hàng nhái, bán với giá trị như hàng thật. Điều này đang gây ra những tác động tiêu cực cho người sử dụng. Hay nói cách khác, các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để chuộc lợi cho mình. Chính điều này mang đến những hệ lụy tiêu cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống cho mỗi người dân.
Như vậy, có thể thấy, hàng giả, hàng nhái mang đến những hậu quả nặng nề cho người sử dụng, cho doanh nghiệp sản xuất hàng thật, hàng chất lượng và cả sự bình ổn về kinh tế, xã hội nước ta. Để tránh trở thành nạn nhân của việc mua bán hàng giả, hàng nhái, các cá nhân cần nâng cao ý thức tìm kiếm và mua hàng của mình. Trước khi lựa chọn và mua một mặt hàng bất kỳ, người dân cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Đối với những mặt hàng bắt buộc đòi hỏi chất lượng cao, người dân cần phải lựa chọn địa điểm uy tín để thực hiện mua hàng. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi sản xuất, vận chuyển và buôn bán hàng giả, hàng nhái. Chỉ khi hoàn thành và thức hiện tốt các biện pháp trên, chúng ta mới đẩy lùi được sự xâm lấn của hàng giả, hàng nhái vào thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
3. Cách phân biệt hàng giả, hàng nhái:
3.1. Phân biệt bằng công nghệ mã số mã vạch:
Hiện nay, hàng hóa được lưu thông trên thị trường đều có mã vạch, mã vạch được xem như là “chứng minh nhân dân” của hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng và chính xác giữa các loại hàng hóa khác nhau.
Hơn thế nữa, mã số mã vạch phải được đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GSI Việt Nam). Chất lượng mã vạch tốt tức là mã vạch đó được in rõ ràng trên bao bì, dễ nhận biết, đọc nhanh, phổ biến nhất thường dùng là Barcode EAN 13 và mã QR.
Với EAN 13, ta có thể phân biệt khá đơn giản là “chẵn nhân ba cộng lẻ”, sau đó ta cộng với số cuối cùng, nếu tổng số có đuôi là “0” thì đó là hàng thật, còn nếu khác “0” thì là mã vạch đó là hàng giả.
Việc kiểm tra sản phẩm chính hãng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều thông qua Smartphone, chỉ cần cài đặt ứng dụng kiểm tra hàng thật – hàng giả là có thể kiểm tra ngay thông tin về sản phẩm. Nếu như khi kiểm tra là sản phẩm chính hãng thì sẽ thấy đầy đủ thông tin của sản phẩm và nhà sản xuất. Còn là hàng giả thì sẽ không check được thông tin gì hoặc sẽ nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
3.2. Để ý kỹ vỏ hộp và bao bì sản phẩm:
Người dùng cần chú ý bao bì hàng chính hãng được làm rất tỉ mỉ, vỏ hộp chắc chắn, kèm theo đó là đường mép sắc nét, không bị rách hay méo mó. Đặc biệt, đường viền nối của góc bao bì sản phẩm được chú trọng, làm rất chỉn chu, đặc biệt là phần chữ được in rõ ràng, đều mực.
Ngược lại, phần bao bì của hàng giả hàng nhái lại khá ọp ẹp, méo mó, chữ mờ nhạt, không đều. Thậm chí, một số sản phẩm còn bị mất tem, nhãn mác. Đây chính là lý do mà người tiêu dùng nên chú ý tới bao bì nhất đầu tiên.
Tuy nhiên, hiện nay với nhiều loại hàng giả, hàng nhái được sản xuất tinh vi hơn thì dùng biện pháp này nhiều khi người dùng không thể phân biệt chính xác được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, hàng nhái.
3.3. Tem chống hàng giả:
Đối với những mặt hàng được nhà sản xuất thông báo trên cổng thông tin của họ là sản phẩm sử dụng tem chống hàng giả, thì người dùng phải tìm đúng sản phẩm có dán tem này, kiểm tra theo đúng hướng dẫn, bởi tem chống hàng giả sẽ đảm bảo bạn mua đúng hàng chính hãng bên cạnh mã số mã vạch hoặc mã QR.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chú ý chọn mua hàng tại các cửa hàng lớn, uy tín và chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm mình bán, không nên tin vào những lời mời chào, “chèo kéo” sản phẩm giá rẻ, có thể sẽ trở thành nạn nhân của hàng giải hàng nhái, hàng kém chất lượng.