Như chúng ta đã biết hiện nay khi nói tới hàng hoá công cộng tồn tại các loại hàng hóa công cộng thuần túy và không thuần túy, theo đó mỗi loại sẽ có tính chất và đặc trưng rất riêng của nó. Vậy hàng hóa công cộng không thuần túy là gì? Bản chất và phân loại?
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa công cộng không thuần túy là gì?
Như chúng ta đã biết khi nhắc tới các loại hàng hóa công cộng hay với tên gọi khác đó là dịch vụ công cộng được hiểu đó là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ, theo đó không thể loại trừ một cách hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng hàng hóa công cộng và việc một cá nhân sử dụng loại hàng hóa này không làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của nó đối với cá nhân khác.
Theo Gravelle và Rees:
“Đặc điểm xác định hàng hóa công cộng là việc tiêu dùng của một cá nhân không thực sự hay có khả năng làm giảm giá trị sẵn có để nó được tiêu dùng bởi cá nhân khác”.
Cụ thể để hiểu hơn về loại hàng hóa này chúng tôi đưa ra ví dụ về về hàng hóa công cộng cụ thể như nguồn không khí để thở, tri thức và thông tin, an ninh quốc gia, hệ thống kiểm soát lũ lụt, hải đăng, đèn đường và một số loại có thể là hàng hóa công cộng phụ thuộc các điều kiện nhất định.
Ví dụ, Một loại rất quyên thuộc mà ở đâu cũng xuất hiện đó chính là đường xá đây cụ thể là hàng hóa công cộng cho đến khi mà chúng không bị ách tắc, điều này đem lại cho chúng tính không cạnh tranh. Theo đó ta thấy nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cũng có thể chuyển đổi thành loại hàng hóa bán công cộng vì các nguyên nhân từ luật sở hữu trí tuệ mà qua đó sẽ ngăn chặn việc mọi người khai thác và sử dụng chúng.
Như vậy sơ qua chúng ta cũng có thể hiểu phần nào về loại hàng hóa công cộng trên thị trường và vai trò của các loại hàng hóa này. Hàng hóa công cộng như chúng ta đã biết thì đây là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Ví dụ: Lợi ích của quốc phòng, chương trình y tế quốc gia, chương trình giáo dục công cộng.
Hàng hóa công cộng không thuần túy trong tiếng Anh là ” Impure public goods”.
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với thuật ngữ hàng hóa công cộng không thuần túy mang một số đặc điểm của hàng hóa công cộng nhưng không hoàn toàn không có tính cạnh tranh hoặc không có tính loại trừ. Chúng ta cũng có thể hiểu về loại hàng hóa công cộng thuần túy là loại hàng hóa đảm bảo hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng, đó là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ. Hiện nay ta thấy có rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại hàng hóa công cộng được coi là thuần túy. Đa số các hàng hóa công cộng được cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những hàng hóa công cộng đó được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.
2. Bản chất của hàng hóa công cộng không thuần túy:
Bản chất của hàng hóa công cộng không thuần túy được coi là những trường hợp trung gian, hàng hóa công cộng không thuần túy được nằm giữa hai thái cực là hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa cá nhân thuần túy.
Thứ nhất, laoij hàng hóa này nó không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy. thật khó để buộc mọi người phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa mà không dành riêng cho mình, bởi vì nếu không trả tiền trực tiếp, họ cũng không thể hưởng thụ được hàng hóa ấy. ví dụ như lợi ích quốc phòng. Giả sử như một cá nhân nào đó không chịu trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình quốc phòng, nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ các chương trình này..
Thứ hai đối với hàng hóa này việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của n gười khác.. bởi vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng hàng hóa tăng thêm là rất nhỏ, gần như bằng không. Chúng ta hãy xem xét việc các tàu biển sử dụng hải đăng. Khi ngọn hải đăng được xây dựng và đang hoạt động thì việc có bao nhiêu tàu biển sử dụng hải đăng hầu như không làm ảnh hưởng gì đến chi phí hoạt động của hải đăng. Ta có thể thấy với lợi ích sử dụng của tàu biển nào đó từ ngọn hải đăng không vì thế mà giảm đi lợi ích tàu khác khi sử dụng hải đăng ấy.
Ví dụ: Đường cáp vô tuyến truyền hình, mạng lưới điện thoại, đường cao tốc, lớp học… bằng việc sử dụng con người hoặc những phương tiện kĩ thuật thiết bị, người ta hoàn toàn có thể kiểm soát, định suất hoặc loại trừ việc sử dụng các hàng hóa này. Việc tính xem có bao nhiêu thời gian cho việc xem một kênh truyền hình, có bao nhiêu cuộc gọi điện thoại trong tháng, có bao nhiêu lần đi trên đường cao tốc…của một cá nhân nào đó hoàn toàn có thể thực hiện. Điều đó lý giải vì sao trong lĩnh vực này có sự xuất hiện của các nhà sản xuất tư nhân và vì lẽ dĩ nhiên họ có quyền sỡ hữu cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra.
Trong giới hạn nhất định, việc tiêu dùng hàng hóa của cá nhân này hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. Việc một cá nhân sử dụng nhiều hay ít thời gian cho một kênh truyền hình nào đó hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến cá nhân khác đang sử dụng kênh truyền hình đó; việc một cá nhân đi nhiều lần hay ít lần trên một đoạn đường cao tốc có mật độ giao thông thấp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến một cá nhân khác cũng đang đi trên đường đó. Qua bài viết này, bạn đã hiểu “hàng hóa công cộng là gì chưa?”.
3. Phân loại hàng hóa công cộng không thuần túy:
Như chúng ta đã bết từ khi xuất hiện sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hoá”.
Hiện nay chứng ta đã được theo dõi nhiều vềkinh tế chính trị Mác cho rằng: “ Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”. Như vậy hàng hóa xuất phát từ quá trình lao động và tạo ra những sản phẩm thực tế cho con người. Con người sử dụng hàng hóa vào mục đích trực tiếp để trao đổi với nhau. Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Theo đó hàng hóa công cộng không thuần túy hiện nay có nhiều loại sẽ tùy theo các yếu tố mà có các loại khác nhau:
Có thể căn cứ tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa, và tùy theo khả năng có thể thiết lập được một cơ chế mua bán quyền sử dụng những hàng hóa này mà hàng hóa công cộng không thuần túy có thể được chia thành hai loại:
Thứ nhất vè loại hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn đây được biết tới là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều người cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.
Thứu hai về loại hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá được hiểu là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.
Liên hệ thực tiễn:
Trên thực tế ta thấy có rất nhiều hình thức cung cấp hàng hóa công cộng không thuần túy khác nhau, và rất khó để tổng quát hóa xem phương thức nào là thích hợp nhất. Chúng có thể do khu vực tư nhân sản xuất và cung cấp theo cơ chế thị trường như trường hợp dịch vụ giải trí được cung cấp qua hình thức câu lạc bộ tư nhân, truyền hình…
– Nhiều loại hàng hóa công cộng không thuần túy khác có thể vừa được cung cấp theo thị trường, vừa được Chính phủ cung cấp miễn phí như giáo dục tiểu học.