Vận chuyển hàng hóa bằng container cho đến giai đoạn hiện nay vẫn được đánh gia chính là một phương thức vận chuyển quan trọng và nó cũng rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Đối với phương thức này, hiện nay có 2 loại hình chủ yếu là hàng LCL và FCL.
Mục lục bài viết
1. Hàng FCL là gì?
FCL hay theo nghĩa tiếng Việt chính là gửi hàng nguyên container (tiếng Anh: Full container load, viết tắt: FCL) có nghĩa là chủ thể là những người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và chủ thể là những người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Hình thức gửi hàng nguyên container này được ưa chuộng trong việc vận chuyển quốc tế từ xưa đến nay. Thuật ngữ FCL cũng đã đã được hình thành từ cách đây khá lâu và nó vẫn được sử dụng phổ biến cho đến tận ngày nay.
Các mặt hàng thường là đồng nhất (giống nhau) đủ đóng 1 container thì đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất.
Khi áp dụng mô hình FCL, các chủ thể là người xuất khẩu sẽ có nhiệm vụ đóng hàng hóa vào container và sau đó là giao container đóng hàng hoàn chỉnh này cho đơn vị vận chuyển. Đơn vị vận chuyển cũng sẽ có trách nhiệm cần phải mang container đã được đóng hoàn chỉnh đến với chủ thể là người nhập khẩu và người nhập khẩu sẽ có nhiệm vụ lấy hàng ra khỏi container mà không gây hư hỏng gì cho container để đơn vị vận chuyển sẽ mang nó trở về trả lại cho nhà xuất khẩu. Container sau khi đã được sử dụng sẽ mang về tái chế để nhằm mục đích có thể sử dụng cho lần vận chuyển tiếp theo.
2. Nguyên nhân hình thành FCL:
Thuật ngữ FCL như đã phân tích cụ thể ở bên trên thì đã được hình thành cách đây khá lâu và thuật ngữ FCL cũng đã được sử dụng phổ biến cho việc vận chuyển quốc tế ngày nay. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của thuật ngữ FLC.
Để các chủ thể có thể biết được nguyên nhân hình thành nên thuật ngữ FCL thì đầu tiên các chủ thể cần phải biết một khái niệm khác cũng quan trọng không kém trong ngành xuất nhập khẩu, đấy chính là LCL. LCL được viết tắt từ cụm từ Less than container load, nghĩa là đóng hàng không đủ một container.
Hai thuật ngữ FCL và LCL này cũng đã gây ra khá nhiều tranh cãi trong quá trình vận chuyển vì chúng đều là mô hình vận chuyển hàng hóa có sử dụng container. Ví dụ như khi các chủ thể muốn vận chuyển một cái ô tô bằng Container thì hàng hóa lúc này sẽ được gọi là FCL hay LCL. Vì chúng ta đều biết ô tô trên thực tế thì lại có kích thước nhỏ hơn so với Container. Cũng chính bởi vì thế mà điều này đã gây ra nhiều bàn cãi.
Để nhằm mục đích giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cần phải xem ngành xuất nhập khẩu quy định về hàng hóa FCL và LCL như thế nào. Trong thực tế mua bán quốc tế thì trường hợp của chiếc ô tô trên vẫn được coi là FCL. Vì hàng hóa trong trường hợp chủ thể là người xuất khẩu chỉ yêu cầu một kiện như chiếc ô tô, chưa chiếm trọn thể tích của container nhưng phải dùng riêng 1 container, không được đi chung với lô hàng khác thì vẫn được xem là hàng hóa FCL.
3. Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng nguyên container:
Theo cách gửi FCL thì ta nhận thấy trách nhiệm về giao nhận, bốc dỡ và các chi phí khác được phân chia như sau:
– Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper):
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm đóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm đánh mã kí hiệu hàng và kí hiệu chuyên chở.
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo qui chế xuất khẩu.
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
+ Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra bãi container và đóng hàng vào container.
– Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier):
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm quản lí, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
+ Người chuyên chở có những trách nhiệm chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
– Trách nhiệm của người nhận chở hàng:
+ Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
+ Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
+ Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
+ Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.
4. Những lợi ích của vận chuyển hàng FCL:
Khi các chủ thể sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng FCL, mỗi cá nhân và tổ chức kinh doanh, khi sử dụng hình thức vận chuyển này thì sẽ có những lợi ích như sau:
– Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với chủ hàng:
Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với chủ hàng đó là nó sẽ giúp tiết kiệm đến mức cao nhất các chi phí khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng lẻ hoặc hàng ghép. Chất lượng hàng hóa khi được chuyên chở trong các container sẽ đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như an toàn về mọi mặt. Đặc biệt, vận chuyển hàng FCL thì toàn bộ hàng của một hoặc trong các Container thuộc cùng một chủ hàng chứ không phải là chất lộn xộn.
Không những thế thì các loại hàng hóa được vận chuyển đến cảng đích mà không xuất qua các khâu trung gian nào cả. Thời gian vận tải FCL sẽ nhanh hơn các vận tải khác vì hàng chất lên sẽ được di chuyển liền chứ không có chờ đợi. và việc lẫn lộn hàng hóa với các chủ khác sẽ rất khó xảy ra.
– Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với người giao nhận hàng:
Việc sử dụng dịch vụ hàng FCL đối với người giao nhận hàng cũng sẽ có thể giảm những rủi ro và tranh chấp từ phía khách hàng. Ngoài ra, việc sử dụng Container để nhằm mục đícg giúp thu gom và chia nhỏ hàng hóa khá thuận tiện.
Với những chủ thể là những người nhận chuyên chở: Sử dụng dịch vụ hàng FCL sẽ tận dụng một cách triệt để mức trọng tải và dung tích tàu chở. Giảm giá thành trong quá trình vận tải. Tiết kiệm thời gian bốc xếp để tăng vòng quay khai thác tàu. Hơn nữa, việc vận tải bằng Container sẽ giúp các chủ thể giảm tối đa các khiếu nại về những tổn thất hàng hóa của chủ hàng.
– Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với xã hội:
Sử dụng dịch vụ vận tải hàng FCL thì điều đầu tiên là có thể tạo công việc cho các chủ thể là những người lao động, tiếp theo là giảm mức chi phí vận tải, giá thành sản phẩm được hạ xuống phù hợp với xu thế của thị trường. Tạo những điều kiện về cơ giới hóa cũng như các năng suất cũng tăng theo. Tạo điều kiện cho các chính sách kinh tế của ngành giao thông vận tải. Có thể áp dụng các mô hình vận tải phát triển. Cuối cùng là tăng năng suất lao động và chất lượng của ngành vận tải.
Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với xã hội đó là thời gian vận chuyển nhanh hơn do không mất thêm thời gian khai thác tại kho CFS như hàng lẻ.
Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với xã hội đó là dễ quản lý, kiểm soát hàng hóa, tránh tình trạng thất lạc hàng.
Lợi ích của vận chuyển hàng FCL đối với xã hội đó là áp dụng đối với những lô hàng có số lượng lớn, đóng được vào nguyên một hoặc nhiều container, giúp tiết kiệm chi phí do tận dụng được lợi thế theo quy mô.
5. Quy trình giao nhận hàng theo cách gửi FCL:
Quy trình các chủ thể thực hiện việc giao nhận hàng theo cách gửi FCL được diễn ra theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ cần liên hệ các hãng tàu hoặc đại lý để đăng ký.
– Bước 2: Các chủ thể sẽ cầm tờ booking đó xuống tại văn phòng của hãng tàu được duyệt cấp container rỗng, tại đây người ta sẽ cấp cho bạn seal và packing list container. Tiếp theo các chủ thể đó mang booking và lệnh đã duyệt xuống thương vụ cảng hoặc nơi cấp container đóng chi phí để đem container về kho để chất hàng.
– Bước 3: Các chủ thể sau đó sẽ cầm lệnh cấp container rỗng qua phòng điều động để xin cấp container rỗng. Tiếp đó, đưa xe đầu kéo vào lấy container và chở về kho để đóng hàng vào.
– Bước $: sau khi đóng hàng xong, kéo ra cảng để hạ Container. Với những mặt hàng không phải kiểm tra thì chỉ cần làm thủ tục hải quan xong sẽ lấy được Tờ khai chủ hàng ghi số tàu, số của container và số seal tờ khai. Tiếp theo, xuống thẳng hải quan giám sát bãi để thanh lý và vào số của tàu. Với những loại hàng phải kiểm thì phải liên hệ với người kiểm tra lô hàng. Đưa lô hàng xuống vị trí container ở bãi chờ, kiểm tra xong thì hải quan sẽ bấm seal của hải quan còn chủ hàng bấm seal của tàu mình. Sau đó sẽ về văn phòng ngồi chờ kết quả.