Hạ cánh cứng là thuật ngữ trong kinh tế hiện nay rất hay gặp, cụ thể thì đây là thuật ngữ chỉ sự xuống dốc của nền kinh tế đang phát triển nhanh bị tụt dốc, hiện nay thuật ngữ hạ cánh cứng này thường được nói tới khi nhắc về nền kinh tế của Trung Quốc. Hạ cánh cứng trong kinh tế là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế
Mục lục bài viết
1. Hạ cánh cứng trong kinh tế là gì?
Hạ cánh cứng hay cú tiếp đất khẩn cấp trong tiếng Anh là Hard Landing.
Hạ cánh cứng là một nội dung khi nhắc tới chúng ta có thể liên tưởng đến sự chậm lại hoặc xu hướng xuống dốc rõ rệt của nền kinh tế quốc gia sau giai đoạn tăng trưởng nhanh. Thuật ngữ hạ cánh cứng nó được xuất phát từ hàng không, gọi là tiếp đất khẩn cấp. Theo đó hạ cánh cứng thường được đề cập đến việc tiếp đất với tốc độ cao cho dù không phải là một vụ tai nạn thực sự, nhưng bên cạnh đó đây là một nguồn có thể gây ra căng thẳng cũng như thiệt hại và thương tích. Phép ẩn dụ này được sử dụng cho các nền kinh tế đang bay cao nhưng đột ngột bị kìm hãm sự tăng trưởng, Ví dụ cụ thể như can thiệp chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Các nền kinh tế trải qua một cú hạ cánh cứng thường rơi vào thời kì trì trệ hoặc thậm chí suy thoái.
2. Đặc điểm và ví dụ thực tế về hạ cánh cứng trong nền kinh tế:
Hạ cánh cứng có thể nói đây là kết quả của việc thắt chặt các chính sách kinh tế của quốc gia với mục đích nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, nhưng hiện nay ta thấy thì không có ngân hàng trung ương hay chính phủ nào muốn dàn xếp một cú hạ cánh cứng cho người dân của họ. Hầu hết các lãnh đạo muốn thấy một cú hạ cánh mềm, khi nền kinh tế quá nóng có thể dần nguội đi mà không phải hi sinh việc làm hoặc gây ra nỗi đau kinh tế không cần thiết cho người dân và khiến các tập đoàn mang nợ. Nhưng không may, một nền kinh tế càng trở nên nóng hơn thông qua các nhân tố kích thích hoặc sự can thiệp kinh tế khác, thì nó càng dễ bị hạ cánh cứng do những kìm hãm nhỏ về tăng trưởng.
Ví dụ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đã tăng lãi suất ở một số giai đoạn trong lịch sử với tốc độ mà thị trường thấy không hấp dẫn, khiến nền kinh tế chậm lại và/hoặc bước vào thời kì suy thoái. Gần đây nhất, đã có một cú hạ cánh cứng vào năm 2007 do chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản nhà ở. Sự sụp đổ thật đáng kinh ngạc, với một cuộc Đại suy thoái thay vì chỉ là một cuộc suy thoái bình thường. Nhưng thật khó để tưởng tượng hạ cánh mềm có thể diễn ra như thế nào khi bong bóng đầu cơ đã phát triển quá lớn. Trung Quốc và hạ cánh cứng “hụt”
Khi nhắc tới cụm từ hạ cánh cứng thường chúng ta sẽ nghĩ tới Trung quốc, đây là một quốc gia đã có hàng thập kỉ có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Mức nợ cao, đặc biệt là ở cấp chính quyền địa phương, thường được coi là chất xúc tác tiềm năng cho sự suy thoái, cũng như giá bất động sản cao ở nhiều thành phố của Trung Quốc. Vì thế, nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ có một cú hạ cánh cứng của Trung Quốc. Vào cuối năm 2015, sau sự mất giá nhanh chóng của đồng nhân dân tệ và khối lượng giao dịch giảm nhẹ, nhiều nhà quan sát lo ngại sẽ có một cú hạ cánh cứng của Trung Quốc: riêng ngân hàng Société Générale đặt cược tỉ lệ xảy ra là 30%.
Theo như trên thực tế cho thấy thì kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ không hạ cánh cứng như dự đoán. Người đứng đầu chính phủ cũng hứa tăng cường các biện pháp cải cách tổ cơ cấu, trong đó có việc cắt giảm các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ. Bắc Kinh đang tìm cách tái cân bằng hình mẫu tăng trưởng, chuyển sang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ mới và tiêu dùng nội địa. Nhưng việc chuyển tiếp đang gặp khó khăn vì lĩnh vực công nghiệp cụ thể là từ ngành luyện thép đến sản xuất xi-măng tới hóa học đều rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa do lượng cầu giảm. Thêm vào đó, hai lĩnh vực chủ đạo, là xuất khẩu và đầu tư bất động sản, đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc, cũng bị tác động nặng nề.
Tuy nhiên, không như dự đoán, khối lượng giao dịch phục hồi và thị trường tiền tệ ổn định. Năm 2019, câu chuyện về hạ cánh cứng của Trung Quốc lại nổi lên với việc đàn áp ngân hàng bóng tối và đầu cơ về việc mất nguồn tín dụng đó thì sẽ có tác động gì đến các doanh nghiệp, sự tăng trưởng và việc làm của Trung Quốc. Tất nhiêu, điều đáng chú ý là Trung Quốc vẫn chưa trải qua một cú hạ cánh cứng nào, trong khi tất cả các cường quốc phương Tây thay mặt nước này dự đoán nó sẽ trải qua.
3. Kinh tế Trung Quốc có thể “hạ cánh cứng”:
Trên thực tế với nền kinh tế đó thì các chuyên gia đã dự báo về khả năng nền kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng, theo đó có thể nhìn nhận khả năng này như thế nào? Cơ cấu tăng trưởng của Trung Quốc trong 30 năm qua đã thay đổi lớn qua từng giai đoạn. Giai đoạn 10 năm gần đây, kinh tế Trung Quốc càng phụ thuộc vào đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư vốn của Trung Quốc càng ngày càng tệ. Khối kinh tế tư nhân lại đang vay nợ rất nhiều. Điều này dẫn đến tăng trưởng dựa vào đầu tư đã không có là cứu cánh của Trung Quốc.
Như chúng ta đã biết thì hạ cánh cứng là một trong các hệ quả của việc chính phủ và các địa phương Trung Quốc đã đầu tư tràn lan khắp nơi và không theo kế hoạch cụ thể nào, cuối cùng thì khi nhìn lại 40 năm qua, có thể thấy tình trạng của Trung Quốc là gánh nặng nợ công lớn và dẫn tới đầu tư không hiệu quả, sản xuất dư thừa, hàng hóa không tiêu thụ được…” Hiện nay cũng theo đó dòng vốn đầu tư gián tiếp không những bị rút ròng, mà dòng vốn đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc cũng liên tiếp bị ảnh hưởng. Có thể thấy tại Trung Quốc có nhiều tập đoàn đang dần dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh các hàng rào thuế quan mà Mỹ đã áp đặt lên hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, điều này khiến nhiều công nhân mất việc làm, giảm thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Một nền kinh tế với tỷ lệ vay nợ cao và tỉ lệ vay nợ xấu của khối ngân hàng đang tăng mạnh, và bất động sản đang có vấn đề, Trung Quốc sẽ không thể dùng Chính sách tiền tệ để hạn chế sự giảm tốc của nền kinh tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Bên canh đó thì việc giảm này sẽ không có tác dụng nhiều. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ là một lựa chọn bắt buộc của Trung Quốc. Chính sách tài khóa cũng sẽ rất khó có tác dụng đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện tại. Theo đó có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dư thừa năng suất, cơ sở hạ tầng đã rất tốt. Thêm vào đó, các chính sách tài khóa phần lớn là thông qua doanh nghiệp nhà nước, trong khi hiệu quả đầu tư trong những năm gần đây của khối này càng tệ đi. Các điều này thực sự hạn chế tác động của chính sách tài khóa.
Sự chậm lại của nền kinh tế sẽ tương tác với chu kỳ bất động sản và làm nợ xấu ngân hàng lên rất nhanh. Điều này có thể sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng trong thời gian tới. Tỷ giá danh nghĩa của Nhân dân tệ đã tăng khoảng 25% so với năm 2011. Điều này có nghĩa sự điều chỉnh Nhân dân tệ là một điều khó trách trong thời gian tới. Câu hỏi được đặt ra cần giải quyết đó là sự điều chỉnh đó sẽ diễn ra như thế nào, và bao nhiêu.
4. Ý nghĩa của hạ cánh cứng trong kinh tế:
Hạ cánh cứng này có ảnh hưởng tích cực tới một sự phát triển lành mạnh và ổn định của nền kinh tế cụ thể nếu bị ép buộc phải loại bỏ bong bóng khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.Chúng ta phải tiến bộ khi chúng ta ép buộc phải loại bỏ hậu phương, đặc biệt là khả năng sản xuất ngược lại, thúc đẩy sự phát triển và tiếp tục chiếm thị trường.Đây cũng là sự điều chỉnh và nâng cấp cấu trúc công nghiệp.Giá trị cao nhất của tôi có thể đạt được.Với một hạ cánh cứng như vậy, thái độ đúng là tuân thủ và tận dụng tình hình.
Cách thứ hai đối với việc hạ cánh cứng hiện nay đây là sự giảm cân kinh tế gay go do chính sách kinh tế.Ví dụ cụ thể đối với các chi phí để mua tốc độ dẫn đến việc nền kinh tế quốc gia phát triển nhanh chóng, vượt quá khả năng tăng trưởng tiềm năng của nó, và là một phụ nữ siêu phụ trội và thất vọng nghiêm trọng.Trong tình huống đó, sự tăng cường toàn diện do hệ thống bất ngờ của các chính sách vĩ đại sẽ dẫn đến một sự giảm trưởng kinh tế, hoặc một sự tăng trưởng và giảm.Sự thăng trầm do chính sách kinh tế không chính thức gây ra.Những hệ thống giám sát vĩ đại quá quan tâm thường có xu hướng thăng trầm.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Hạ cánh cứng trong kinh tế là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.