Trong lĩnh vực vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa tìm kiếm, chắc hẳn ai cũng sẽ thấy và được nghe thấy khái niệm net weight và gross weight để nói về cân nặng hàng hóa. Vậy hiểu thế nào là Gross weight? Giữa Gross weight và Net Weight có sự khác biệt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Gross weight là gì?
1.1. Khái niệm gross weight:
Gross weight là một thuật ngữ được dùng khi nói về trọng tải hàng hóa. Gross weight chỉ tổng lượng hàng hóa, bao gồm cả bao bì. Dịch ra tiếng Việt, gross weight là tổng trọng lượng hàng hóa sau khi đã đóng gói hay còn gọi là khối lượng tịnh.
Dễ hiểu hơn, minh chứng bằng việc những kiện hàng hóa các bạn mua trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, sen đỏ…, sản phẩm được đóng trong một bao bì như thùng carton sau khi đóng gói sản phẩm đó. Cân nặng cuối cùng sau khi đóng gói cả sản phẩm và bao bì được hiểu là gross weight.
Ví dụ: Một kiện hàng quần áo, số cân của quần áo là 5kg được đóng trong hộp bìa carton 300g. Như vậy, kiện hàng sau khi đóng gói hoàn chỉnh sẽ là 5300g. Và đó chính là tổng trọng lượng hàng hóa gọi là gross weight.
1.2. Cách tính gross weight:
Có 2 cách tính được khối lượng gross weight:
Cách 1: Căn cứ vào net weight (tìm hiểu ở phần 2)
GW = NW + khối lượng của bao bì đóng gói (các đại lượng phải cùng đơn vị đo).
Trong đó:
– NW: là net weight.
– Khối lượng của bao bì: hiểu là khối lượng tính cả các loại hộp, loại túi giấy bọc bên ngoài để bảo vệ hàng hóa chống va đập.
Cách 2: Căn cứ vào kích thước (VW).
VW = (chiều dài * chiều rộng * chiều cao) / 6000
Trong đó: đơn vị tính chiều dài, chiều rộng, chiều cao là cm, VW là kg.
Giữa gross weight và VW thường sẽ có sự chênh lệch với nhau, do đó người ta thường sẽ tính trọng lượng hàng hóa bằng cả hai công thức để từ đó có sự so sánh khách quan và tìm ra kết quả nào lớn hơn là kết quả chính xác nhất.
1.3. Tối ưu gross weight trong đóng gói và vận chuyển
Trên thực tế, khi tính cước vận chuyển hàng hóa, người ta đều tính dựa trên khối lượng gross weight. Như vậy, muốn tối ưu chi phí vận chuyển thì chúng ta cần giảm gross weight. Chúng ta chỉ có thể giảm trọng lượng bao bì đóng gói vì trọng lượng của hàng hóa là cố định không thể giảm được.
Đảm bảo hàng hóa được an toàn, không bị bóp méo, trầy xước trong quá trình vận chuyển thì phải lựa chọn khối lượng và kích thước của bao bì sao cho tiết kiệm và phù hợp nhất. Thường người bán hàng có thể lựa chọn bọc bên ngoài hàng hóa một lớp xốp khí hoặc màng xốp từ chất liệu Foam đại dương, sau đó bên ngoài sẽ đóng thùng carton phụ thuộc vào từng loại hàng theo khối lượng, kích thước cũng như tính chất mặt hàng mà sử dụng.
Hiện nay, công ty sản xuất, nhập khẩu kinh doanh có đóng gói bao bì phải tuân quy định số 21/2014 về đo lường đối với sản phẩm được đóng gói sẵn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Một số lưu ý một số quy cách đóng gói hàng hóa:
– Lựa chọn bao bì phù hợp: có độ bền dai, chắc chắn, phù hợp với kích thước của hàng hóa, tránh to quá để tiết kiệm chi phí.
Nếu sử dụng thùng carton để đóng gói hàng hóa, bạn cần tìm hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp thùng carton để có được những chiếc thùng vừa với kích thước của sản phẩm, hàng hóa.
Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm diện tích hàng hóa mà vừa giảm bớt được trọng lượng của thùng hàng.
– Lựa chọn vật liệu đóng gói: có thể bọc một lớp chống sốc cẩn thận để đảm bảo hàng hóa không bị trầy xước, vỡ hay bóp méo; khách hàng có thể lựa chọn dùng thùng carton hoặc dùng túi, màng bọc PE, PVC để đóng hàng.
Trên thực tế hiện nay cách bọc hàng được sử dụng nhiều là khi niêm phong hàng hóa nên dùng băng dính quấn nhiều vòng hoặc tùy theo hàng hóa vận chuyển đường dài hay ngắn mà chỉ cần dán mép thùng hàng để đảm bảo cũng như tránh bị hở; cũng như để tránh sản phẩm bị mở hay tráo đổi.
– Trên bao bì phải in rõ thông tin sản phẩm, nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, bên nhận và bên gửi hàng.
– Nên sử dụng pallet nhựa trong vận chuyển:
Việc xếp đỡ, xử lý, vận chuyển hàng hóa bằng pallet nhựa giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí đặc biệt hạn chế được rủi ro. Trước đây thường người ta sẽ dùng pallet gỗ nhưng từ khi Pallet nhựa ra đời được đánh giá cao hơn nhờ tính năng không thấm nước, chống được những chất độc hại nên có thể bảo quản lưu trữ hàng hóa một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng Pallet nhựa dễ dàng hơn trong việc vệ sinh làm sạch, đảm bảo an toàn về mặt sinh học.
1.4. Ý nghĩa của Gross Weight trên xe tải và Container:
Trên các tờ phiếu đăng kiểm thường hay để tự trọng, tổng tải trọng hàng hóa, điều này chính là đăng nói về gross weight và net weight.
* Đối với xe container:
Gross weight trên xe container có sự khác nhau đối với xe tải.
Với trường hợp Gross weight cont 20: khả năng chứa hàng theo thiết kế kỹ thuật hay khả năng chứa hàng do hãng tàu quy định. Thực tế, các hãng tàu chấp nhận ontainer 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường là 25 T. Và nhiều hãng tàu vẫn cho phép khách hàng có thể chở hàng nhiều hơn ( có thể là 26 T hoặc 27 T) với điều kiện phải đóng thêm một khoản phí. Thực tế, gross weight cont 20 thường chỉ chuyên chở giao động từ 25t đến 27t. Vấn đề này khách hàng nên nắm vững để tránh việc vi phạm quy định về an toàn giao thông rồi bị xử phạt.
Trường hợp Gross weight cont 40 thường được dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh. Đối với container 40’DG chứa được tầm 67 khối (CBM), và về mặt thiết kế kỹ thuật của xe còn cho phép cont này chứa 30 tấn. Và tương tự như container 20, gross weight cont 40 cũng phụ thuộc vào thiết kế kĩ thuật và do hãng tàu quy định.
* Đối với xe tải:
Mỗi loại xe tải có mức tải trọng cho phép chuyên chở khác nhau. Gross weight được hiểu là khối lượng toàn bộ lớn nhất/ cho phép lớn nhất có thể chuyên chở. Với xe tải, net weight hay còn gọi là khối lượng bản thân của xe, chính là phần chassis chưa kèm thùng xe.
Ví dụ cụ thể như con xe tải Isuzu 1t4 hay xe tải Isuzu 1t9 thì tổng tải trọng cho phép chuyên chở hàng hóa lên đến 2 tấn rưỡi hoặc đến 2,9 tấn.
2. Net Weight là gì?
2.1. Khái niệm net weight:
Net weight được hiểu là khối lượng của vật thể hàng hóa, không tính bao bì bên ngoài kèm theo, được gọi là khối lượng tịnh.
Ví dụ: Một kiện hàng hóa nặng 2,1 tấn. Trong đó khối lượng tịnh ghi trên bao bì là 2 tấn, phần bao bì nặng 100kg. Như vậy, khối lượng hàng hóa thực tế là 2 tấn gọi Net weight.
Khối lượng tịnh sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn mặt hàng với khối lượng phù hợp với nhu cầu giữa nhiều loại khác nhau. Đồng thời, khối lượng tịnh còn giúp đánh giá đúng hơn khối lượng hàng hoá dưới những lớp bao bì được thổi phồng.
2.2. Cách tính net weight:
Trọng lượng tịnh được xác định dựa vào giá trị của trọng lực (g) tác dụng lên vật.
W = m x g
Trong đó:
– m là khối lượng
– g là gia tốc trọng trường
Ngoài ra, net weight có thể được tính theo lực theo công thức như sau:
F= m * g, trong đó:
– F là trọng lương tính theo lực
3. So sánh giữa Gross Weight và Net Weight?
Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa gross weight và net weight. Khi mua hàng nhiều câu hỏi đặt ra là hàng hóa chi phí có thể nhỏ nhưng phí ship tại sao lại cao. Hiện nay trong vận chuyển hàng hóa người ta thường sẽ tính theo Gross Weight thay vì Net Weight, do đó mình cần phải tối ưu đơn vị Gross Weight trong vận chuyển hàng hóa để tiết kiệm những chi phí không đang có, việc này rất được chú trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng máy bay.
Theo định nghĩa về gross weight và net weight trên kia thì gross weight là tổng trọng lượng hàng hóa, còn net weight chỉ là khối lượng của hàng hóa, như vậy có thể thấy gross weight bao gồm net weight.
Net weight viết tắt là NW chính là khối lượng tịnh, khối lượng của vật thể, không tính bao bì kèm theo.
Vấn đề khác cơ bản giữa Gross Weight và Net Weight là ở bao bì đóng gói. Một lưu ý cho khách hàng khi mua bán hàng hóa là cần phải hỏi rõ sản phẩm cân nặng bao nhiêu, khối lượng của phần bao bì là bao nhiêu, để có sự tính toán cẩn trọng, tránh trường hợp phí ship quá cao.
Gross weight là trọng lượng của một vật là độ lớn hay cường độ trọng lực tác dụng lên vật đó có thể thay đổi. Còn Net weight, khối lượng là lượng vật chất cấu tạo nên vật thể thường không thay đổi.