Mục lục bài viết
1. Lời mở đầu
Mô đun 2 là môn cơ sở lí luận bao gồm tập những câu hỏi mà giáo viên cần phải hoàn thành sau khi học tập và tập huấn. Nội dung mô đun 2 là “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất năng lực học sinh TH/THCS/THPT”.
Nó gần tương tự như một bài thu hoạch, không chỉ để đánh giá được trình độ, sự tiếp thu của giáo viên trong quá trình tập huấn mà còn trở thành cơ sở để các thầy cô có được nhưng phương pháp dạy học và giáo dục tốt nhất cho các em học sinh.
2. Đáp án Mô đun 2 môn vật lí thpt
Thầy cô có thể tham khảo những câu trả lời dưới đây. Ngoài ra thầy cô cũng có thể bổ sung thêm những phương pháp học mới mà thầy cô đã tìm tòi được trong quá trình tập huấn.
2.1. Câu tự luận 1:
Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Vật lí THPT?
Những phương pháp giới thiệu trong những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực là những phương pháp nền tảng, quan trọng nhất, tôi còn sử dụng những phương pháp học khác để kích thích tư duy, sự chủ động tìm hiểu, sáng tạo mới mẻ để tạo hứng thú học tập với các em như Phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, các phương pháp này sẽ giúp các em lật ngược vấn đề, đào sâu hơn nữa kiến thức mà các em đã học.
2.2. Câu tự luận 2:
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các phương pháp, kĩ thuật dạy học vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.
Đưa ra những cải tiến để vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học này nhằm nâng cao hơn nữa phẩm chất và năng lực của học sinh.
Trong suốt giai đoạn dạy học và công tác thực tiễn tôi từng áp dụng PP, KTDH như Công não và Sơ đồ tư duy:
– Đối với công não, tôi thường xuyên áp dụng nó trong các CLB học tập của tường như CLB Vật lý. Tôi dành cho các em một khoảng thời gian để suy nghĩ về một vấn đề, đặt cho các em những câu hỏi và quan trọng hơn hết tôi để các em có thể tìm kiếm thật nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chưa xem xét đến việc đúng hay sai, nhưng việc tìm kiếm các giải pháp này đã kích thích tư duy, sự tìm tòi, khám phá tri thức của các em rất tốt. Việc cho các em suy nghĩ sau để tìm ra thật nhiều giải pháp sáng tạo, rồi cuối cùng thảo luận lấy 1 vài sáng tạo có khả thi, có tính ứng dụng cao, và thực sự sáng tạo để làm đề tài dự thi cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Kết quả là rất nhiều năm liên tiếp liền có học sinh giành được giải từ Khuyến khích đến giải nhất Huyện và Tỉnh. (PHẦN NÀY QUÝ THẦY CÔ HÃY TRẢ LỜI NGẮN GỌN THEO THỰC TẾ NHỮNG THÀNH TỰU MÀ MÌNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, HOẶC NHỮNG KẾT QUẢ KINH NGHIỆM MÀ THẦY CÔ CŨNG NHƯ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ ĐÚC RÚT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY)
– Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy được tôi áp dụng cho các em học sinh vô cùng hiệu quả để các em có thể thệ hống lại những kiến thức mà các em đã được học trong các bài học Vật lí. Theo cách học truyền thống là học thuộc chắc chắn các em sẽ thấy vô cùng khó nhớ cũng như nhanh chán, nhanh nản với việc học thì với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, các em có thể nắm bắt kiến thức một cách nhanh hơn, logic hơn theo chính cách diễn đạt của các em. Phương pháp này với đặc trưng là sơ đồ mindmaps không chỉ giúp các em trong môn học vật lí này mà bất kể môn học nào các em cũng có thể áp dụng được. Trên thực tế tôi đã thấy có những học sinh trong lớp cũng không có gì nổi bật nhưng sau khi đi theo phương pháp này, các em đã có sự tiến bộ vượt bậc trong việc ghi nhớ những kiến thức làm tôi hết sức ngạc nhiên và không khỏi tán thưởng.
Việc học là cả một quá trình và phương pháp phải được đồng hành trên cả quá trình ấy thì mới có thể cho ra kết quả rõ rệt được. Không ít những người cho rằng dù đã áp dụng phương pháp này nhưng cũng không thể tiến bộ được. Theo tôi, phương pháp chỉ là cách thức giúp mình phát triển còn kết quả của sự phát triển còn cần phải có sự kết hợp bởi nhiều yếu tố trong khi thực hành phương pháp đó chẳng hạn như lòng say mê học tập, khao khát lĩnh hội tri thức hay là sự kiên trì, nỗ lực trong học tập.
Đề xuất: đối với trường tôi, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nếu các phòng học có thêm các trang bị để hỗ trợ trong học tập như máy chiếu hoặc TV, âm thanh thì thuận tiện hơn trong việc thực hiện các phương pháp trên.
2.3. Câu tự luận 3:
Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học của một chủ đề trong môn Vật lí?
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm để có thể hoàn thành được của mỗi nhiệm vụ học tập tương ứng.
Tiêu chí 3: Mức độ tương xứng của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong cả một giai đoạn tổ chức hoạt động học của học sinh
2.4. Câu tự luận 4:
Giáo viên sử dụng phương pháp, kĩ thuật trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?
Giáo viên sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong video minh họa hoàn toàn phù hợp bởi nó có thể giúp thu hút học sinh hơn bởi sự sinh động của nó. Tuy nhiên không phải phương pháp, kĩ thuật dạy học nào cũng nên áp dụng trong video minh họa chẳng hạn như sơ đồ tư duy bởi Vì bài này nội dung phân tích ít nên sẽ làm mất đi tính hiệu quả của sơ đồ tư duy, không làm nổi bật và sinh động sơ đồ tư duy
2.5. Câu tự luận 5:
Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.
KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP
Ưu điểm
– Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.
– Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cá nhân trong quá trình hợp tác.
– Phát triển kĩ năng giao tiếp cho từng học sinh thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.
– Tạo điều kiện cho học sinh hiểu sâu một vấn đề. Không chỉ cần hoàn thiện vấn đề của mình mà học sinh còn phải giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
Hạn chế
– Thời gian hoạt động dài khi tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập với 2 nhóm khác nhau trong hai vòng.
– Kết quả hoàn thành nhiệm vụ phức hợp không tách rời và có mối quan hệ tỉ lệ thuận với hiệu quả làm việc của nhóm chuyên gia và khả năng trình bày của mỗi cá nhân.
KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN
Ưu điểm
− Thúc đẩy sự tham gia tích cực, đẩy mạnh tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh trong quá trình học tập theo nhóm.
− Tập hợp được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ.
− Có công cụ để ghi chép kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm.
Hạn chế
− Yêu cầu về không gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông…) khi tổ chức hoạt động.
− yêu cầu thời gian phù hợp để học sinh làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.
KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY
Ưu điểm
– Kích thích sự sáng tạo, khám phá và phát triển quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic.
– Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung.
– Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung thể hiện dưới dạng từ khoá và hình ảnh.
– Học sinh có cơ hội rèn luyện phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm.
Hạn chế
Yều cầu phải chuẩn bị một số phương tiện dạy học, hỗ trợ dạy học sao cho phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, phần mềm…
3. Tổng kết:
Việt tìm kiếm các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng là rất quan trọng. Vì vậy các cán bộ giáo viên cần phải nghiêm túc, trách nhiệm trong việc tìm tòi phương pháp cũng như thực hành các phương pháp đó để việc giáo dục được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.