Pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại. Vậy gói thầu phi tư vấn, gói thầu xây lắp và gói thầu hàng hóa là gì?
Mục lục bài viết
1. Gói thầu phi tư vấn, gói thầu xây lắp và gói thầu hàng hóa là gì?
– Pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường quy định những nội dung cơ bản sau:
– Khái niệm về đấu thầu hàng hóa dịch vụ, trong đó nêu những dấu hiệu cơ bản để nhận biết về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, gồm các tư tưởng chủ đạo buộc các bên tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ phải tuân theo.
– Chủ thể tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là những tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện pháp luật quy định để có thể tổ chức và thực hiện hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm bên mời thầu và bên dự thầu.
– Đối tượng của đấu thầu hàng hóa dịch vụ là những loại hàng hóa, | dịch vụ được phép đấu thầu. Đây là những hàng hóa, dịch vụ được phép lưu thông và không thuộc danh sách những hàng hóa, dịch vụ cấm lưu thông do pháp luật quy định. Tùy thuộc vào nội dung công việc phải thực hiện, đấu thầu được phân thành các loại tương ứng: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, thiết kế, đấu thầu thi công, xây lắp; đấu thầu mua sắm hàng hóa; đấu thầu thực hiện dịch vu; đấu thầu chọn đối tác để thực hiện dự án…
– Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn tại trên thực tế. Trong thương mại, khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý. Trên phương diện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quan hệ kinh tế khách quan, ra đời do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa diễn biến trong trạng thái cung lớn hơn cầu.
– Cơ chế thị trường không đòi hỏi bất kỳ sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa nhà sản xuất và khách hàng, tiếp xúc giữa họ là gián tiếp thông qua giá cả và việc bán hàng. Khi một chủ thể nào đó có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì cũng là lúc có rất nhiều người có khả năng đáp ứng nhu cầu đó, vì vậy, bên mua phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn trong số đó người nào có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thỏa mãn những điều kiện của mình với giá cả hợp lý nhất. Do đó, “đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là phương thức giao dịch đặc biệt, trước khi thực hiện việc mua bán, giao kết hợp đồng phải thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu (bên bán) đáp ứng các điều kiện về giá cả và các yêu cầu khác của người mua”. Bản chất của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ ở phương diện này cũng giống với các loại đấu thầu khác. Còn trên phương diện pháp lý, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hành vi pháp lý do một nhóm chủ thể đặc biệt trong xã hội – các thương nhân thực hiện và là đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại.
– Theo khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại 2005: “Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”. Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ nào thì đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại đều là hoạt động nhằm lựa chọn bên bán tốt nhất theo yêu cầu của bên mua để tiến tới giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ.
2. Đặc điểm của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
Trước hết, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một hoạt động thương mại nên nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:
– Hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách pháp nhân;
– Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;
– Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa thương mại được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại còn có những đặc trưng cơ bản như sau:
– Thứ nhất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại. Đấu thầu chỉ được tổ chức khi một bên chủ thể có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ với mục đích lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu sẽ là cơ sở để các bên thương thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, trong đó nội dung hợp đồng bao gồm cả những chi tiết của hồ sơ dự thầu. Vì thế, thực chất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ chỉ là giai đoạn tiền hợp đồng thương mại chứ không hẳn là một hoạt động thương mại độc lập.
– Thứ hai, các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ, còn bên dự thầu là thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Nếu đấu thầu thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên dự thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ
– Thứ ba, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu. Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất của đấu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong mỗi gói thầu phải tạo
– Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dưới hình thức pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu lập ra, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại… của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm, sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, lựa chọn người thắng cuộc để ký kết hợp đồng. Những hồ sơ này chính là những căn cứ pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Thứ năm, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu, các bên phải thực hiện qua nhiều giai đoạn mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu đến ký kết hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới một mục tiêu khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó.
3. Các nguyên tắc của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ:
Nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là những tư tưởng chỉ đạo được rút ra từ những quy định pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ do nhà nước ban hành cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết, buộc các bên tham gia quan hệ đấu thầu phải tuân theo. Về cơ bản, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dựa vào các nguyên tắc sau.
– Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả: Tính hiệu quả luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu hàng hóa, dịch vụ nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh, hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cần dựa trên nguyên tắc công khai và thông tin đầy đủ. Ngay từ giai đoạn mời thầu, các dữ liệu, tài liệu liên quan đến gói thầu phải được bên mời thầu cung cấp với các thông tin chi tiết, rõ ràng về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng, giá cả và điều kiện hợp đồng (kể cả sửa đổi, bổ sung nếu có) để các nhà thầu xem xét khả năng đáp ứng của mình. Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với đấu thầu rộng rãi và công khai đối với các nhà thầu với đấu thầu hạn chế. Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu đã than gia đấu thầu phải được mời tới dự. Những nội dung cơ bản của từng hồ sơ dự thầu phải được công bố công khai ngay khi mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu. Kết quả đấu thầu cũng phải được công bố công khai, bên dự thầu nào thua cuộc cũng phải có văn bản giải thích rõ ràng.
– Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này được tiến hành xuyên suốt trong quá trình đấu thầu. Việc tiến hành nghiêm túc nguyên tắc này sẽ góp phần tạo nên sự thành công cho cuộc đấu thầu.
– Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi thông tin liên quan tới đấu thầu hàng hóa, dịch vụ phải được coi là những thông tin mật và các chủ thể tiến hành hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm giữ bí mật. Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu để trở thành người cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho bên mời thầu, việc bảo mật các thông tin đấu thầu đã được coi là một nguyên tắc không thể xâm phạm. Theo đó, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu đồng thời, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ kín các thông tin liên quan đến việc đấu thầu. Tất cả các hành vi làm tiết lộ thông tin đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng: Đây là nguyên tắc quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, giúp hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đạt được tính hiệu quả. Việc các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư cách. Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét thầu phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và bên mời thầu không được tự ý thay đổi trong quá trình xét thầu. Việc bảo mật các thông tin liên quan đến đấu thầu cũng có thể giúp cho việc đánh giá hồ sơ dự thầu khách quan, công bằng hơn do không bị tác động của những luồng thông tin đó. Mọi lý do về việc hồ sơ dự thầu được chọn hay bị loại đều phải được giải thích rõ bằng văn bản cho các nhà thầu khi có yêu cầu.
– Nguyên tắc bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng: Để có được sự hài hòa về lợi ích giữa bên mời thầu và nhà thầu, hai bên chủ thể đều cần cố gắng nỗ lực bởi có thể sự ứng xử thiếu nghiêm túc của một trong hai bên sẽ gây thiệt hại cho bên kia. Các biện pháp bảo đảm dự thầu đã được ra đời trên nhu cầu đó với mục đích để quá trình đấu thầu diễn ra một cách trọn vẹn, tránh sự thay đổi ý định và hủy bỏ việc đấu thầu của nhà thầu, loại bỏ những nhà thầu không nghiêm túc. Theo nguyên tắc này, các bên khi tham dự đấu thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu kèm theo hồ sơ mời thầu. Khoản tiền này sẽ được trả lại cho những nhà thầu thua cuộc trong một khoảng thời gian nhất định sai khi quá trình đấu thầu kết thúc.
– Còn đối với các nhà thầu thắng cuộc, khoản tiền này sẽ được trả sau khi nhà thầu nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả lại sau khi thanh lý hợp đồng. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tránh tình trạng các nhà thầu thay đổi ý định sau khi đã dự thầu hoặc đã ký kết hợp đồng, loại bỏ được những nhà thầu thiếu nghiêm túc, bảo đảm được lợi ích cho bên mời thầu. Mặt khác, nó có tác dụng kích thích nỗ lực của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tài chính, tiến độ…
– Ngoài những nguyên tắc nêu trên, trong những gói thầu mua sắm hàng hóa bằng nguồn vốn tín dụng của các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)… thì việc tổ chức đấu thầu còn phải tuân theo các nguyên tắc riêng do các định chế này đặt ra. Chẳng hạn trong bản hướng dẫn mua sắm bằng nguồn vốn vay của WB còn quy định thêm nguyên tắc “chống tham nhũng”, nguyên tắc “đấu thầu cạnh tranh quốc tế” (ICB)..