Hầu hết trong mỗi chúng ta khi đọc hoặc học qua một câu chuyện một tác phẩm luôn có trong mình những nhân vật yêu thích, ấn tượng. Để có thể giới thiệu với bạn bè của mình về các nhận vật đó, mời bạn tham khảo bài viết về Giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa:
Nhân vật văn học mà tôi cảm thấy ấn tượng là Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Nhân vật Sơn không được khắc họa về ngoại hình, mà chủ yếu được xây dựng qua hành động, lời nói để từ đó làm nổi bật lên tính cách. Tác giả đã khắc họa Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách đối với mọi người xung quanh. Đối với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng và tỏ ra thân thiết chứ không hề coi thường. Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân
2. Nhân vật cô bé bán diêm:
Câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn Adersen được đánh giá là một trong những truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện kể về một em bé mồ côi mẹ, bà mới mất, em phải sống trong căn gác chật hẹp, tối tăm cùng người bố nghiện rượu suốt ngày chỉ biết đánh đập, chửi mắng. Trong đêm Giáng Sinh, khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm đầm ấm thì cô bé phải đi bán diêm, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Quá lạnh lẽo, cô bé đành quẹt diêm lên sưởi ấm, mỗi lần quẹt diêm, cô lại nhìn thấy một cảnh tượng hạnh phúc cô hằng ao ước: Lò sưởi bập bùng, bữa ăn thịnh soạn, cây thông sặc sỡ và cuối cùng là người bà hiền hậu em hằng nhớ nhung đã xuất hiện, đưa em bay cùng đến Thiên đàng. Khổ đau, đáng thương là vậy nhưng những khó khăn ấy chẳng thể dập tắt niềm tin của em vào cuộc sống với những ước mơ giản dị, hồn nhiên. Hình tượng cô bé bán diêm được xây dựng bằng giá trị nhân đạo sâu sắc với hoàn cảnh đáng thương nhưng vẫn giữ cho mình một trái tim lương thiện, một suy nghĩ trẻ con hồn nhiên, đáng yêu. Mong rằng qua đoạn kết truyện, người sống thiện sẽ sớm gặp điều lành, đồng thời gửi gắm niềm tin yêu, quý trọng với những số phận kém may mắn nhưng sống trong sạch, nhân hậu đến tận cuối đời.
3. Nhân vật Võ Tòng trong Đất rừng Phương Nam:
Tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Võ Tòng trong Đất rừng Phương Nam. Nhân vật được khắc họa qua những nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì. Họ chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ, đây chính là cái tích để người dân vùng này gọi chú là với cái tên Võ Tòng. Ngoại hình của chú hiện lên với vẻ khá kỳ dị, khác người Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Cuộc đời của Võ Tòng cũng phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc như bao người. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Sau này, khi ở tù về, nghe tin con trai đã mất, vợ lấy người khác, chú đã bỏ làng đi. Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng sống một mình, không nghĩ ngợi đến người đàn bà nào nữa. Trái với vẻ bề ngoài kì dị, chú có một tấm lòng lương thiện, hiền lành. Chú luôn giúp đỡ mọi người xung quanh. Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa. Nhân vật Võ Tòng được xây dựng đại diện cho người nông dân Nam Bộ.
4. Nhân vật Ông tiên:
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, dũng cảm. Tuy nhiên, người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.
Ông tôi ngày xưa có bộ râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ ông hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông Tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xóa ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là “cân đẩu vân” của ông. Xung quanh ông Tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.
Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. “Ông Tiên tốt bụng”, “cụ già mang đến nhiều điều ước” là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông Tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hóa phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.
Ông Tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia.
Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông Tiên lắm. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông Tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
5. Nhân vật Thánh Gióng:
Thánh Gióng là nhân vật văn học mà em cảm thấy ấn tượng sâu sắc nhất. Nhân vật này được xây dựng là một người anh hùng – đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Bởi vậy, ngay từ nguồn gốc xuất thân đã vô cùng khác thường. Bà mẹ của Thánh Gióng trong một lần đi ra đồng nhìn thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Nhưng phải đến mười hai tháng sau, bà mới sinh được một cậu con trai. Sự sinh trưởng của Thánh Gióng cũng kì lạ. Gióng lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhà vua muốn tìm người tài giúp nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Kể từ hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Bà con trong làng cùng góp gạo nuôi lớn. Giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đánh tan quân giặc. Sau khi đánh tan kẻ thù, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Với nhân vật này, tác giả dân gian đã gửi gắm bài học về truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm.
THAM KHẢO THÊM: