Mục lục bài viết
1. Giới nguyên sinh là gì?
Giới Nguyên sinh (Protista): Gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào đơn giản, phần lớn là đơn bào, một số có diệp lục. Giới này sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật khác, vô cùng đa dạng.
2. Đặc điểm giới nguyên sinh:
Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật có đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.
– Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.
– Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.
– Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
3. Nguyên sinh vật là gì?
Nguyên sinh vật là nhóm nhân thực có cấu tạo tế bào nhân thực, có kích thước hiển vi, đa số là cơ thể đơn bào. Một số có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi,…có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ vì tế bào chứa lục lạp.
Đa dạng về hình dạng không có hình dạng cố định như hình cầu, hình thoi, hình giày, hình dạng biến đổi,…
Môi trường sống của chúng như môi trường nước, môi trường ký sinh trên cơ thể sinh vật
4. Một số đại diện của nguyên sinh vật:
4.1. Trùng roi:
Bao gồm trùng roi xanh, tập đoàn trùng roi cùng các loài động vật nguyên sinh nguyên thuỷ khác sống trong môi trường nước ngọt, nước biển, đất ẩm,…
Cơ thể trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào có kích thước hiển vi (≈ 0,05mm), cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài. Chiếc roi này xoáy vào nước để cơ thể giúp cơ thể chúng di chuyển. Chúng sống ở ao, hồ, vũng nước mưa, ruộng.
– Cơ thể bao gồm: nhân, chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục, màng tế bào, lục lạp thực hiện quá trình quang hợp, điểm mắt (giúp chúng nhận biết ánh sáng) và roi bơi.
– Nơi có ánh sáng: trùng roi sẽ dinh dưỡng kiểu tự dưỡng bằng các hạt diệp lục như các loài thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước.
– Trùng roi sinh sản vô tính theo cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sản sinh rất nhanh, tạo nên lớp váng trên mặt nước. Khi gặp điều kiện bất lợi, trùng roi và một số động vật đơn bào có hiện tượng kết bào xác.
Tập đoàn trùng roi: được coi là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập, có các dạng hạt hình cầu có đối xứng mặt trời, đường kính khoảng 1mm bơi lơ lửng, xoay tròn. Chúng sống ở ao hồ hoặc ở giếng. Tập đoàn trùng roi vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính
4.2. Trùng biến hình:
Trùng biến hình được coi như là một cơ thể đơn bào đơn giản, cơ thể bao gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân, di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế hình dạng cơ thể chúng luôn biến đổi.
Chúng sống ở mặt bùn trong các ao tù, các hồ nước lặng. Kích thước cơ thể thay đổi từ 0,01 mm đến 0,05 mm.
Thức ăn là tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ… được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.
Khi gặp điều kiện thuận lợi trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.
4.3. Trùng giày:
Phần giữa cơ thể là bộ nhân bao gồm : nhân lớn và nhân nhỏ, có một không bào co bóp hình hoa thị ở cả nửa trước và nửa sau, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.
Thức ăn ( bao gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông dồn về lỗ miệng.
Hình thức sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sàn hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.
4.4. Tảo silic:
Tảo silic hay tảo cát là một nhóm tảo chính, có cấu tạo đơn bào tồn tại dưới dạng sợi mảnh, hình quạt, hình sao.
Chúng sống trôi nổi hoặc sống bám dưới nước, ao, trên đất, đá ẩm.
Các dạng tảo silic tế bào có lục lạp chứa diệp lục.
4.5. Tảo lục:
Tảo lục bao gồm trùng roi đơn bào và tập đoàn trùng roi, sống thành tập đoàn khác và các dạng tảo biển vĩ mô. Nhiều loài sống cả đời ở dạng cấu tạo cơ thể đơn bào, những loài khác tạo thành dạng tập đoàn, tập đoàn định số hoặc sợi dài hay tảo biển vĩ mô phân dị cao.
Chúng sống ở các ao, hồ, mương, rãnh và nơi đất ẩm.
Các dạng tảo lục đều có lục lạp chứa diệp lục.
Tảo lục có chu trình sinh sản được gọi là xen kẽ thế hệ. Sự sinh sản dao động từ sự kết hợp của các tế bào đồng nhất tới thụ tinh cho một tế bào lớn bất động bằng một tế bào khả động nhỏ hơn
4.6. Nấm nhầy:
Nấm nhầy là sinh vật cấu tạo đơn bào, thuộc nhóm nguyên sinh vật, nó trông giống như nấm nhưng lại di chuyển như động vật. Loài sinh vật này không có não nhưng vẫn có thể định hướng di chuyển để tìm thức ăn, chúng giống như một đống dây nhớp nháp màu vàng và rất thích tìm nấm để ăn.
Nấm nhầy có khả năng phát triển kích thước lên tới vài mét vuông. Loại sinh vật này được tìm thấy trên khắp thế giới, chúng thường ở phần mặt dưới của lá và khúc gỗ đây là nơi chúng săn nấm và vi khuẩn.
4.7. Trùng sốt rét:
Trùng sốt rét có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm nhân, chất nguyên sinh và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào. Do không có bộ phận di động vì vậy trùng sốt rét phải ký sinh cố định.
Trùng sốt rét sống trong cơ thể muỗi và trong máu của người, gây bệnh sốt rét. Khi muỗi hút máu người bệnh sẽ tạo ra các thoa trùng với số lượng lớn tập trung ở tuyến nước bọt muỗi. Khi những vết đốt của muỗi thoa trùng vào trong cơ thể con người, chúng sẽ tập trung số lượng phát triển tại gan, nhanh chóng xâm nhập vào tế bào gan.
Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản rất nhanh và nhiều vì vậy chúng tồn tại lâu dài trong cơ thể.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét gồm 2 giai đoạn chính là giai đoạn vô tính trong cơ thể con người và giai đoạn hữu tính trong muỗi.
4.8. Trùng kiết lị:
Trùng kiết lị có cấu tạo cơ thể ngắn hơn trùng biến hình, chúng không có không bào và sống ký sinh ở thành ruột người.
Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu và thẩm thấu qua màng tế bào. Chúng có hiện tượng kết bào xác nằm trong lớp màng bọc.
Con đường truyền bệnh của bào xác trùng kiết lị qua thức ăn khi vào cơ thể vật chủ sẽ gây ra các vết lở loét niêm mạc ruột sau đó nuốt hồng cầu ở đó và tiêu hoá chúng sau đó sinh sản rất nhanh.
5. Vai trò của nguyên sinh vật:
Phân giải xác sinh vật chết, tạo nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác, tảo cung cấp khí cho oxy cho quá trình hô hấp của động vật dưới nước,…
Một số vi sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.
Làm nguyên liệu chế biến thực phẩm ( một số món ăn được chế biến từ tảo: thạch, kem,..); làm chất dẻo, chất khử mùi, chất cách điện, nguyên liệu cho ngành công nghiệp ( làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,…);…
Làm nguyên liệu làm đẹp da, công nghệ chăm sóc sắc đẹp,…
Làm thuốc chữa bệnh, phân bón,…
6. Sinh vật nguyên sinh là gì?
Sinh vật nguyên sinh hay Nguyên sinh vật là một nhóm vi sinh vật nhân chuẩn có kích thước hiển vi. Trong lịch sử, sinh vật nguyên sinh được cho là giới Protista nhưng nhóm này đã không được thừa nhận trong nguyên tắc phân loại hiện đại.
Sinh vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là điểm khác biệt chính so với nguyên sinh vật. Đa số các sinh vật nguyên sinh sinh sản vô tính trong một trong ba cách: phân hạch, vừa chớm nở, và nhiều phản ứng phân hạch. Một số sinh vật nguyên sinh sinh sản thông qua giao hợp và trao đổi chất thông qua liên hợp, trong đó có sự tiếp xúc vật lý giữa các tế bào.
7. Vai trò của sinh vật nguyên sinh:
Các sinh vật nguyên sinh hoạt động không ngừng trong môi trường tự nhiên ô nhiễm hữu cơ và trong xử lý sinh học thải động vật và trong nước, đặc biệt trong việc khai thác và tiêu hoá các hạt lơ lửng, các ciliates là yếu tố chính của quá trình tự nhiên cung cấp nước ngược lại cho sự tiêu dùng của con người và các sinh vật khác.
Sinh vật nguyên sinh cho dù có sự thay đổi nào trong môi trường cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của cộng đồng sinh vật đơn bào , đe doạ đến nguồn cung cấp nước sạch cho con người.