Giờ trên Trái Đất được chia làm 2 loại, là giờ địa phương và giờ quốc tế. Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số 0. Giờ địa phương (còn gọi là giờ Mặt Trời) được hiểu là ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Giờ quốc tế là gì?
1.1. Khái niệm:
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao các quốc gia trên cùng thế giới lại có giờ đồng hồ chênh lệch nhau. Ví dụ như ở Việt Nam là 19h thì Trung Quốc lại là 20h cùng ngày. Nguyên nhân là do Trái Đất hình cầu, nó quay quanh chính nó và quanh mặt trời theo quỹ đạo, điều này dẫn đến các vùng được chiếu sáng (ban ngày) và các vùng khuất sáng (ban đêm) không đều nhau. Vì thế mới tạo ra sự chênh lệch về giờ giữa các vùng lãnh thổ và để quy ước các mốc thời gian, người ta sử dụng đến khái niệm “múi giờ”.
Múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thường được gọi như là giờ địa phương. Về mặt quy ước, đồng hồ các nước trên thế giới tại khu vực múi này sẽ chạy theo cùng mốc thời gian.
Theo quy ước quốc tế, 24 đường kinh tuyến được dùng để chia địa cầu thành 24 phần bằng nhau. Tạo ra các múi giờ quốc tế chênh lệch nhau đúng 1 giờ; Tuy nhiên, việc chia múi giờ còn phụ thuộc vào thỏa thuận chung của các nước; Đặc biệt là yếu tố về vùng lãnh thổ quốc gia (phân chia giờ theo ranh giới).
Sự chênh lệch về giờ khiến các hoạt động di chuyển của các vùng quốc gia bị mâu thuẫn thời gian. Đó là lý do người ta cần có một múi giờ chung, gọi là “giờ quốc tế”. Vì thế có thể hiểu: “Giờ quốc tế là khái niệm dùng để thống nhất mốc giờ giao dịch cho các nước, do Hiệp hội đo lường Quốc tế đưa ra”.
1.2. Lịch sử hình thành giờ quốc tế:
Trước năm 1650, con người đã tự tìm hiệu về quy luật vận hành ngày đêm của mặt trời và trái đất, mãi cho đến năm 1650, người Anh đã chuyển quy luật này thành thời gian chính thống trên chiếc đồng hồ quả lắc. Vào năm 1670 John Flamsteed một nhà thiên văn học đã phát minh ra bộ quy đổi giữa thời gian của mặt trời sang thời gian thực trên đồng hồ và xuất bản chúng; Sau đó, ông trở thành Nhà thiên văn học Hoàng gia đầu tiên và chuyển về đài thiên văn Greenwich để tiếp tục nghiên cứu và làm việc. Tại Greenwich, John Flamsteed đã cài đặt đồng hồ quả lắc, đặt theo giờ địa phương và ông gọi đó là giờ trung bình của Greenwich. Trong thời gian này, giờ Greenwich chỉ quan trọng với những nhà thiên văn học.
2. Giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy?
2.1. Giờ quốc tế và sự phân chia múi giờ dựa trên kinh độ:
Trên thực tế, trái đất dạng hình cầu và quay theo quỹ đạo từ Đông sang Tây vì thế thời gian cũng biến đổi theo các địa điểm từ Đông sang Tây. Các địa điểm tại các kinh tuyến khác nhau sẽ có múi giờ khác nhau.
24 đường kinh tuyến chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau. Theo đó, mỗi kinh tuyến tương ứng với một múi giờ; Điều này giúp con người dễ dàng hơn khi tính toán thời gian chênh lệch giữa các quốc gia. Việc phân chia này là cơ sở chung, các múi giờ cụ thể sẽ được phân chia theo thỏa ước địa phương nhằm thống nhất lãnh thổ của một quốc gia.
Tuy nhiên; giờ của mỗi quốc gia thực chất lại có một hoặc nhiều múi giờ do quốc gia thống nhất và mọi múi giờ trên thế giới đều được lấy tương đối với giờ quốc tế GMT, tức là lấy tương đối so với giờ tại kinh tuyến 0 qua đài thiên văn Greenwich, Luân Đôn, Anh.
Theo lý thuyết, giờ GMT là giờ mặt trời. Nó được tính và thời điểm giữa trưa – mặt trời nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Do quỹ đạo của Trái Đất là hình elip gần tròn nên đã dẫn đến sự chênh lệch giờ trên Trái Đất.
2.2. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế:
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời khác nhau; do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có số giờ khác nhau, đây được xem là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời. Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia. Một số quốc gia có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc); một số khác lại chi ra nhiều múi giờ (ví dụ Liên bang Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đa có 6 múi giờ)
Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau; vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180o giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180o thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì tăng thêm một ngày lịch.
3. Cách đổi giờ quốc tế sang giờ Việt Nam:
3.1. Phân biệt giờ quốc tế và giờ địa phương:
Mỗi khu vực/quốc gia sẽ có một múi giờ riêng gọi là giờ địa phương.
Về mặt lý thuyết, trong cùng phạm vi một múi giờ (giờ địa phương), đồng hồ sẽ chỉ cùng một thời gian, mỗi múi giờ sẽ cách nhau 1 tiếng (1 giờ). Trên thực tế, sự chênh lệch giữa các múi giờ có thể không bằng 1 do giờ địa phương được hình thành dựa trên sự thỏa ước tại địa phương, sự thống nhất lãnh thổ của một quốc gia.
Như vậy, giờ địa phương là việc quy định thời gian được xác định trong cùng một kinh độ để xác định cho một vùng/một địa phương. Những nơi nằm trong cùng kinh tuyến thì đồng hồ sẽ chỉ cùng một giờ, trừ một số trường hợp theo thỏa ước địa phương hoặc theo chủ quyền của vùng lãnh thổ, quốc gia.
PHÂN BIỆT GIỜ QUỐC TẾ VÀ GIỜ ĐỊA PHƯƠNG
Ngoài giờ địa phương thì còn có giờ Trái Đất, giờ thế giới cũng là những khái niệm có thể dễ gây nhầm lẫn nếu như không hiểu rõ. Việc phân biệt giữa giờ địa phương, giờ Trái Đất, giờ thế giới có thể thông qua một số tiêu chí sau:
Tiêu chí phân biệt | Giờ địa phương | Giờ Trái Đất | Giờ thế giới |
Tên viết tắt | -/- | GMT (Greenwich Mean Time) | UTC (Coordinated Universal Time) |
Định nghĩa | Là từng múi giờ tại một kinh độ trong một vùng lãnh thổ/địa phương nhất định | Là việc tính toán ngày, giờ dựa trên sự chuyển động của Trái Đất | Là việc tính ngày, giờ dựa trên phương pháp năng lượng nguyên tử, đây là phương pháp tính ngày, giờ chính xác nhất hiện nay |
Căn cứ tiêu chuẩn | Sử dụng trong nghiên cứu thiên văn là chủ yếu | Thời gian theo tiêu chuẩn quốc gia | Thời gian internet theo tiêu chuẩn thời gian |
3.2. Cách đổi giờ quốc tế sang giờ Việt Nam:
Quy định chung về cách tính múi giờ:
Những người đi từ phía tây qua phía đông sẽ cần:
– Lùi 2 giờ cho 15 độ kinh độ.
– Thêm 24 giờ khi đi ngang qua đường đổi ngày quốc tế.
Những người đi từ phía đông qua phía tây sẽ cần:
– Thêm 1 giờ cho mỗi 15 độ kinh độ khi đi qua
– Lùi 24 tiếng khi đã đi ngang qua đường chuyển giờ
Cách tính giờ quốc gia chuẩn:
Bước 1: Xác định đường kinh tuyến gốc ở Greenwich, Anh và kinh tuyến của nước bạn (kinh tuyến là đường chạy dọc nối dài từ cực Bắc đến Nam). Đường kinh tuyến được sử dụng cho việc đi lại và tính thời gian. Để tính giờ GMT bạn chỉ cần đếm số đường kinh tuyến giữa kinh tuyến của bạn và kinh tuyến gốc.
Bước 2: Nhìn bản đồ thế giới để biết bạn ở phía Đông hay phía Tây so với kinh tuyến gốc. Nếu ở phía Tây thì GTM của bạn sẽ trừ đi là GMT – 0. Còn nếu ở phía Đông thì GMT của bạn sẽ cộng thêm GMT +0. Đặt dấu trừ hoặc cộng theo quy tắc trên sẽ ra được số giờ GMT ở nước bạn. Chẳng hạn, Việt Nam nằm ở phía Đông so với kinh tuyến gốc và cách kinh tuyến gốc 7 kinh tuyến thì GMT của Việt Nam sẽ là GMT+7. Cách tính khác: Nếu hướng dẫn trên quá phức tạp với bạn, bạn có thể sử dụng các trang web chuyển đổi GMT online giúp tiết kiệm thời gian hơn.
Hướng dẫn đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam:
Không có giải pháp chung cho việc chuyển đổi GMT của các nước sang giờ Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện theo công thức đơn giản dưới đây:
Bước 1: Tìm GMT ở một nơi.
Bước 2: Tìm GMT ở một nơi khác.
Bước 3: Lấy giờ GMT ở bước (1) trừ GMT ở bước (2).
Ví dụ: Chuyển đổi giờ GMT ở Hoa Kỳ sang giờ GMT ở Việt Nam: Theo chuẩn giờ GMT của thế giới thì GMT ở Washington D.C là GMT-5 và của Việt Nam là GMT+7. Bạn lấy 2 giờ GMT trừ cho nhau sẽ ra sự chênh lệch của giờ giữa 2 địa điểm là 12 tiếng. Như vậy, nếu Washington D.C là 1 giờ sáng thì ở Việt Nam là 1 giờ chiều.
4. Những điều thú vị về giờ quốc tế:
Ranh giới các múi giờ
Ranh giới múi giờ có rất nhiều sự chênh lệch. Điều này là vì ranh giới múi giờ phải chia theo biên giới của từng quốc gia. Sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở hai quốc gia có diện tích rộng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, khi mà hai nước này đều sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ.
Múi giờ theo chiều ngang
Múi giờ được chia theo trục thẳng đứng và kinh độ, dựa trên sự di chuyển của Mặt Trời từ Đông sang Tây, nhưng không phải nơi nào cũng làm theo quy luật tự nhiên này. Tại một khu thương mại ở Adelaide, Australia, bình thường múi giờ nơi đây chậm hơn Sydney một giờ nhưng vì lý do cạnh tranh kinh doanh nên phải điều chỉnh chênh lệch thêm 30 phút.
Một múi giờ chung cho thế giới
Theo nghiên cứu, Trái Đất quay 15 độ mỗi giờ, một ngày là 360 độ. Khu vực này đặt thời gian nhanh hơn khu vực trước một giờ (trừ Nhật Bản). Điều này chỉ ra chính xác thời điểm Mặt Trời lên cao nhất. Ở bất cứ nước nào, 9h sáng phải là ban ngày và 10h tối phải là ban đêm, không thể thay đổi được.Đây có thể coi là múi giờ chung. Ngoại trừ khu vực phía Bắc các nước Bắc Âu, nơi có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
Các quốc gia cạnh nhau mà vẫn chênh nhau tới 24 múi giờ
Trên thế giới tồn tại sự thú vị mà bạn chưa biết đó là có những quốc gia mặc rù ở cạnh nhau những sự chênh lệch về giờ giấc lại lên đến 24 mũi giờ. Đây là câu chuyện của American Samoa và quần đảo Lines; 2 nơi này chỉ cách nhau có 2000km nhưng chênh nhau đúng 24 múi giờ.
5. Những quốc gia có mùi giờ đặc biệt:
Ấn Độ:
Ấn Độ chỉ có một múi giờ
Dù diện tích rất lớn, Ấn Độ kiên quyết chỉ dùng một múi giờ trên cả nước. Thời xưa, các thành phố ở Ấn Độ có múi giờ riêng, nhưng tới thời thuộc địa, tất cả mọi nơi dùng chung múi giờ gọi là giờ Madras để hợp lý hóa mạng lưới đường sắt.
Hawaii:
Hawaii không đổi giờ, cho dễ nhớ
Vào mùa đông, vùng Alaska có giờ trùng với Hawaii, mặc dù thời tiết 2 nơi hoàn toàn trái ngược. Một số vùng thuộc Mỹ như quần đảo Virgin, Puerto Rico, Guam và American Samoa cũng không đổi giờ.
Những quốc gia có nhiều múi giờ nhất
Nhìn chung, Pháp bao gồm 12 múi giờ khác nhau, sắp xếp từ UTC -10 đến UTC -12. Nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Một số nguồn tin tranh cãi nói rằng họ có 13 hoặc 14, nhưng ít nhất mọi người đều đồng ý rằng Pháp là số 1. Có vẻ như câu nói cũ về Vương quốc Anh là “đế chế mà mặt trời không bao giờ lặn” đã không được sửa đổi chính xác ngày nay!
Đứng ở vị trí thứ hai là sự chia sẻ giữa Nga và Mỹ:
– Nga là quốc gia lớn nhất trên thế giới và có nhiều múi giờ liền kề nhất (các múi giờ liên tiếp tiếp xúc với nhau, không có lãnh thổ). Nga bao gồm từ Đông Âu đến Đông Bắc Á và có 11 múi giờ khác nhau trải dài từ UTC -2 đến UTC -12.
– Hoa Kỳ cũng chia sẻ vị trí thứ hai với 11 múi giờ, nhưng chúng bao gồm các lãnh thổ hải ngoại xa xôi như Guam và American Samoa. Múi giờ của Hoa Kỳ nằm trong khoảng từ UTC -12 đến UTC +12.