Wash Trade là một quá trình các chủ thể là những nhà giao dịch thực hiện bán và mua lại cùng một tài sản để nhằm mục đích tạo giao dịch, làm tăng hay giảm giá tài sản và tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng để từ đó khiến giá giao dịch của tài sản cũng được tăng lên. Vậy giao dịch wash trade là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Giao dịch wash trade là gì?
Khái niệm giao dịch wash trade:
Giao dịch wash trade chính là tên gọi của một phương pháp mà trong đó các chủ thể là những người giao dịch thực hiện mua và bán một cổ phiếu với mục đích cung cấp thông tin sai lệch cho thị trường.
Trong một số trường hợp, giao dịch wash trade được thực hiện bởi một nhà giao dịch và một môi giới khi hai người này thông đồng với nhau. Đôi khi, giao dịch wash trade lại được thực hiện bởi chỉ một chủ thể là nhà đầu tư đóng vai người mua và cả người bán cổ phiếu.
Giao dịch wash trade được xem là bất hợp pháp tại Mỹ và Sở Thuế vụ IRS cũng cấm các chủ thể là những người nộp thuế thực hiện khấu trừ những khoản lỗ từ giao dịch wash trade vào thu nhập chịu thuế của họ.
Như vậy, ta nhận thấy Wash Trade là một quá trình nhà giao dịch thực hiện bán và mua lại cùng một tài sản để tạo giao dịch, làm tăng hay làm giảm giá tài sản và tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng để từ đó khiến giá giao dịch của tài sản tăng lên. Lệnh cũng có thể sẽ được đặt tại mức giá cao hoặc thấp tùy ý để tạo ra xu hướng giá giả mạo. Wash Trade nếu bị phát hiện thì sẽ không khó khăn có thể tìm được chứng cứ và đa số tại nhiều nước các giao dịch này khi bị phát hiện thì đều sẽ bị hủy bỏ.
Kỹ thuật giao dịch Wash trade còn được hiểu là việc đối tượng thao túng giá thực hiện bán và mua lại cùng một cổ phiếu để nhằm tạo giao dịch và làm tăng hay làm giảm giá cổ phiếu nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu đó hoặc làm thay đổi nhưng thay đổi trong một nhóm các chủ thể là những nhà đầu tư có liên quan chặt chẽ với nhau.
Wash trade tập trung vào mục tiêu tác động lên khối lượng, từ đó đã khiến giá giao dịch của cổ phiếu tăng lên. Cũng có thể lệnh sẽ được đặt tại mức giá cao hoặc thấp để tạo xu hướng giá giả tạo. Wash trade nếu bị phát hiện sẽ không khó khăn để tìm chứng cứ, và hầu như tại nhiều nước các giao dịch này khi bị phát hiện sẽ bị hủy bỏ.
Tại Việt Nam, hình thức thao túng giá cụ thể này ngày đang ngày càng tinh vi, hành vi này thông thường sẽ được một nhóm chủ thể là những nhà đầu tư hoặc mở nhiều tài khoản tại công ty khác nhau để nhằm mục đích thực hiện giao dịch mua bán để từ đó tạo ra xu hướng giá giả tạo và kiếm lợi nhuận được từ việc tham gia của nhà đầu tư hay còn gọi lùa được gà vào.
Giao dịch wash trade trong tiếng Anh gọi là gì?
Giao dịch wash trade trong tiếng Anh gọi là wash trading.
2. Tìm hiểu rõ hơn về giao dịch wash trade:
Giao dịch wash trade lần đầu tiên bị cấm bởi chính phủ liên bang sau khi thông qua Đạo luật Trao đổi Hàng hóa vào năm 1936.Đạo luật Trao đổi Hàng hóa vào năm 1936 được đánh giá là một đạo luật nhằm mục đích sửa đổi Đạo luật Tương lai Ngũ cốc và cũng yêu cầu tất cả những giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên các sàn giao dịch chính quy.
Trước khi bị cấm vào thập niên 30 của thế kỉ trước, giao dịch wash trade cũng từng được xem là cách thức phổ biến để những kẻ thao túng thị trường tạo ra tín hiệu sai lệch về độ hấp dẫn của một cổ phiếu nhằm đẩy giá trị của nó lên cao. Sau đó, những kẻ thao túng thị trường này sẽ kiếm lời bằng cách mở vị thế bán trên cổ phiếu này.
Theo các quy định của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) thì những bên môi giới cũng bị cấm kiếm lời từ những giao dịch wash trade, cho dù họ có thừa nhận là họ không hề biết dự định của những người giao dịch. Vì thế, những bên môi giới phải thực hiện thẩm định khách hàng của mình để đảm bảo việc họ mua cổ phiếu của một công ty vì những quyền lợi của chủ sở hữu thông thường.
Sở Thuế vụ IRS cũng có những quy định khá khắc khe đối với giao dịch wash trade, và sở Thuế vụ IRS cũng yêu cầu các chủ thể là những người nộp thuế không được khấu trừ những khoản lỗ từ giao dịch wash trade. Sở Thuế vụ IRS định nghĩa một giao dịch wash trade là một giao dịch được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua cổ phiếu và đem lại kết quả lỗ.
Cách nhận biết giao dịch wash trade:
Để các chủ thể có thể nhận biết giao dịch wash trade thì những nhà đầu tư có thể quan sát biểu đồ giá hàng ngày, dấu hiệu dễ để có thể nhận biết trong việc giao dịch wash trade đó chính là đồ thị các cổ phiếu nằm như một đường thẳng trong một khoảng thời gian dài, khối lượng giao dịch các phiên tương đồng nhau hay thông tin về doanh nghiệp không có gì đặc biệt nhưng giá cổ phiếu cứ tăng hoặc giảm đều.
3. Ảnh hưởng của giao dịch wash trade đến giá cả – thao túng thị trường:
Ảnh hưởng của giao dịch wash trade đến giá cả – thao túng thị trường:
Nỗi sợ về việc thao túng giá không bao giờ là thừa với Bitcoin và cả thị trường tiền mã hóa nói chung. Trở lại năm 2018, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Hoa Kỳ đã bắt đầu điều tra về các tuyên bố về thao túng thị trường trên thị trường.
Vậy, ta nhận thấy, nếu khối lượng giao dịch wash trade liên tục cao thì sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá của tiền mã hóa.
Nhận xét về vấn đề này, Joe DiPasquale, CEO của BitBull Capital. Đây là một quỹ phòng hộ tiền mã hóa đã phản đối, cụ thể như sau:
“Nếu 95% khối lượng giao dịch BTC của CMC là giả, như theo báo cáo nghĩa là hoạt động thị trường đang bị thao túng và giá hiện tại không phản ánh tâm lý thị trường thực sự. Tuy nhiên, khi các sàn giao dịch có uy tín hơn tham gia vào không gian, hiệu ứng này sẽ giảm đi, vì hầu hết các giao dịch “thực sự” đã đang diễn ra trên các sàn giao dịch nổi tiếng”.
Phần lớn thanh khoản thị trường đến từ 10 sàn giao dịch, mặc dù có hàng trăm nền tảng như vậy. Chín trong số 10 nền tảng này được điều tiết và giá BTC hiển thị trong số đó là khá phù hợp.
Vậy, nếu giao dịch wash trade không có tác động đáng kể đến giá cả thì tại sao thực tế lại phổ biến như vậy? Câu trả lời có lẽ sẽ nằm ở những ý định của các nền tảng nhỏ hơn nhiều đang cố giành thị phần lớn hơn trên thị trường giao dịch.
Bằng cách thổi phồng con số của họ lên, họ có thể tăng thứ hạng CMC cũng như nó cũng giúp mang lại cho các chủ thể những cơ hội để nhằm mục đích thu hút nhiều người dùng hơn và tính phí niêm yết cao hơn.
4. Dấu hiệu doanh nghiệp hay bị thao túng:
– Doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông lớn là cá nhân:
Để nhằm mục đích có thể thực hiện được hành vi này, điều kiện tiên quyết nhóm nhà đầu tư cá nhân phải sở hữu được một lượng cổ phiếu và tiền mặt lớn đủ để kiểm soát được cung cầu trên thị trường.
Cho nên việc đầu tiên của các đối tượng này đó chính là tìm nguồn cổ phiếu.
Theo quan sát các thao túng giá xảy ra trên thị trường, những doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông là cá nhân nhiều sẽ dễ bị thao túng hơn các doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông là các tổ chức lớn. Chính bởi vì thế khi phân tích để nhằm có thể đầu tư vào doanh nghiệp việc đầu tiên nên các chủ thể là những nhà đầu tư nên nghiên cứu lịch sử và cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới lên sàn cũng dễ bị thao túng bằng hình thức này hơn là các doanh nghiệp có lịch sử niêm yết lâu.
– Lãnh đạo doanh nghiệp dùng nhiều biện pháp can thiệp vào giá cổ phiếu:
Lãnh đạo doanh nghiệp có sử dụng các biện pháp để tác động vào diễn biến giá cổ phiếu cụ thể như: Đăng ký mua bán với lượng lớn cổ phiếu, đưa ra liên tục các phát biểu về doanh nghiệp, hay chia, tách, phát hành thêm cổ phiếu…., việc công bố thông tin và đăng ký mua bán là hoàn toàn hợp lệ, tuy nhiên, trong một số trường hợp lãnh đạo đăng ký mua/ bán nhưng không thực hiện mua bán hoặc thực hiện với tỷ lệ rất nhỏ so với số đăng ký.
Ngoài ra, để nhằm mục đích có thể thao túng giá bằng hình thức này thành công, nhóm thao túng phải có mối quan hệ sâu sắc với lãnh đạo doanh nghiệp, vì để có thể lôi kéo được các chủ thể là những nhà đầu tư mới tham gia, ngoài việc thực hiện giao dịch tạo cung cầu giả tạo, thì sẽ cần phải kết hợp với doanh nghiệp công bố các thông tin tốt hoặc không tốt về doanh nghiệp ra thị trường để đánh vào lòng tham cũng như nỗi sợ hãi của nhà tư.
– Doanh nghiệp có tài sản cố định thấp:
Thông thường nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại, chính bởi vì thế mà hành vi lãnh đạo doanh nghiệp tiếp tay trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá cổ phiếu trên thị trường thì doanh nghiệp đấy thực sự đang có vấn đề kinh doanh hoặc bản thân doanh nghiệp không phải là tâm huyết của lãnh đạo mà chỉ là hình thức để giúp các lãnh đạo làm các chiêu trò để có thể vơ vét trên thị trường.
Nhiều năm trở lại đây các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp mạnh để kiểm soát vấn nạn thao túng giá như tăng hình thức xử phạt, tăng tiêu chuẩn niêm yết, công bố thông tin và nhiều hình thức khác. Tuy nhiên, do hành vi của các đối tượng ngày càng tinh vi và chế tài xử phạt còn nhiều hạn chế nên việc phát hiện và xử phạt hành vi này rất khó. Để bảo vệ mình các nhà đầu tư nên tự phát hiện và tự bảo vệ túi tiền của mình, không nên tham gia giao dịch các cổ phiếu có dấu hiệu trên, có thể kiếm được tiền nhưng các nhà đầu tư cũng có thể mất số tiền lớn hơn khi bị đội lái xả hàng bất thình lình mà muốn bán cũng không được.