Giao dịch lướt sóng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và còn là một chiến lược đòi hỏi kỷ luật và một hệ thống quản lý rủi ro rất tốt. Giao dịch lướt sóng có ý nghĩa và những vai trò quan trọng và cũng xuất hiện khá nhiều hiện nay. Vậy giao dịch lướt sóng là gì? Ứng dụng và nội dung liên quan?
Mục lục bài viết
1. Giao dịch lướt sóng là gì?
Giao dịch lướt sóng thực chất là một chiến lược giao dịch yêu cầu các chủ thể là những trader thực hiện nhiều giao dịch, tìm cách chốt lợi nhuận nhỏ trong khung thời gian cực ngắn.
Giao dịch lướt sóng được xem là một chiến lược đòi hỏi kỷ luật và một hệ thống quản lý rủi ro rất tốt. Hơn nữa, giao dịch lướt sóng đòi hỏi tính kỷ luật, bởi vì các giao dịch này thông thường yêu cầu mở một số lượng rất lớn giao dịch mỗi ngày và giao dịch trong những khoảng thời gian ngắn hạn, cụ thể như khoảng thời gian một và năm phút mà thị trường có thể rất năng động..
Ta nhận thấy, giao dịch lướt sóng hay còn là Scalping là một chiến lược giao dịch nhằm mục đích đó chính kiếm được lợi nhuận từ những biến động rất nhỏ trên giá cổ phiếu.
Những chủ thể là các nhà giao dịch sử dụng chiến lược này thông thường sẽ đặt từ mười đến vài trăm lệnh mỗi ngày, vì các nhà giao dịch tin rằng những biến động nhỏ trên giá cổ phiếu sẽ dễ bắt được hơn là những biến động lớn. Và những chủ thể là người sử dụng chiến lược này được gọi là những người giao dịch scalper.
Nhiều khoản lợi nhuận nhỏ khi được các chủ thể gộp lại sẽ thành một khoản lợi nhuận lớn. Nếu như một chiến lược thoát hàng nghiêm khắc được sử dụng để nhằm mục đích giúp các chủ thể phòng chống xảy ra những khoản lỗ đậm.
Tìm hiểu riểu rõ hơn về giao dịch lướt sóng:
Giao dịch lướt sóng hay còn là Scalping sẽ sử dụng một quy mô giao dịch lớn hơn bình thường để nhằm mục đích có thể kiếm một khoản chênh lệch giá nhỏ hơn bình thường trong một khoản thời gian nắm giữ ngắn nhất.
Giao dịch scalping sẽ được thực hiện trong ngày. Mục đích chính là mua hay bán một số lượng cổ phiếu tại mức giá chào bán hay chào mua rồi nhanh chóng bán hoặc mua lại nó với một mức giá cao hơn hay thấp hơn một chút nhằm mục đích để kiếm lợi nhuận.
Thời gian nắm giữ lệnh có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút, đôi khi lên đến vài giờ. Vị thế sẽ được đóng lại trước khi phiên giao dịch của thị trường kết thúc.
Một trong những lý do tại sao những scalper giao dịch ngắn hạn đơn giản là vì các chủ thể này đều tin rằng có thể dễ dàng kiếm lời hơn dựa trên chuyển động thị trường ngắn so với chuyển động thị trường dài hạn không chỉ có thể phát triển trong nhiều ngày mà còn có thể gặp phải động tác sửa sai.
2. Những đặc điểm của giao dịch scalping:
Giao dịch lướt sóng chính là một hoạt động có nhịp độ cao dành cho những nhà đầu tư nhanh nhẹn. Giao dịch lướt sóng yêu cầu việc canh thời gian và vào lệnh phải chuẩn xác.
Những scalper cũng có thể dùng sức mua kí quĩ 4:1 để nhằm mục đích có thể từ đó tối đa hóa lợi nhuận từ việc giao dịch với số lượng cổ phiếu nhiều nhất trong khoản thời gian ngắn nhất. Và điều này cũng sẽ đòi hỏi các chủ thể cần phải tập trung vào những biểu đồ với khung thời gian ngắn như biểu đồ nến một phút hay biểu đồ nến năm phút.
Giao dịch lướt sóng chủ yếu dựa vào phân tích kĩ thuật và dao động giá ngắn hạn. Và bởi vì sử dụng đòn bẩy cao nên Giao dịch lướt sóng cũng được coi là một dạng giao dịch có rủi ro cao.
Một vài sai lầm phổ biến mà những nhà giao dịch scalper mắc phải đó chính là vào lệnh không tốt, chiến lược không tốt, không cắt lỗ, sử dụng đòn bẩy quá cao, vào lệnh trễ, thoát lệnh trễ và giao dịch quá mức. Giao dịch lướt sóng sẽ tạo ra rất nhiều phí giao dịch vì số lượng giao dịch là rất nhiều. Một cấu trúc phí giao dịch trên mỗi cổ phiếu sẽ hữu ích hơn với những chủ thể tham gia vào giao dịch này.
3. Một số vấn đề liên quan về giao dịch lướt sóng:
Hiện nay có ba loại giao dịch lướt sóng để các chủ thể lựa chọn:
– Thị trường tạo lập, đây chính là nơi các scalper cố gắng tận dụng mức chênh lệch bằng cách đồng thời đăng giá bán và mua cho một cổ phiếu cụ thể. Đây là kiểu lướt sóng khó nhất để các chủ thể có thể thực hiện thành công, bởi vì các chủ thể scalper phải cạnh tranh với các chủ thể là những nhà tạo lập thị trường để có được cổ phần trên cả mua và chào bán.
– Mua một số lượng lớn cổ phiếu được bán để nhằm mục đích có thể thu lợi từ biến động giá rất nhỏ. Trong trường hợp này, scalper sẽ tham gia vào các lệnh cho vài nghìn cổ phiếu và chờ đợi một động thái nhỏ. Cách tiếp cận này yêu cầu cổ phiếu có tính thanh khoản cao để nhằm mục đích cho phép các chủ thể thực hiện việc nhập và xuất 3.000 đến 10.000 cổ phiếu.
– Nhập một lượng cổ phiếu trên bất kỳ thiết lập hoặc tín hiệu nào từ hệ thống của bạn và đóng lệnh ngay khi tín hiệu đóng lệnh đầu tiên được tạo gần với tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận 1: 1. Đây là loại hình giao dịch theo tỷ lệ được coi là gần nhất với giao dịch truyền thống.
4. Ưu và những nhược điểm của phương pháp giao dịch lướt sóng:
Mỗi phương pháp giao dịch đều có ưu và nhược điểm riêng, và phương pháp giao dịch lướt sóng cũng vậy. Nếu biết cách tận dụng giao dịch lướt sóng thì đây thực sự là cách kiếm lợi ổn định, chắc chắn. Ngược lại, sẽ là sai lầm nếu các chủ thể không tận dụng những ưu điểm và bị sa vào nhược điểm của giao dịch lướt sóng.
– Ưu điểm của giao dịch lướt sóng cụ thể như sau:
Chiến lược giao dịch lướt sóng sẽ giúp các chủ thể thoải mái hơn nhiều nếu so với daily trade hay swing trade. Tuy vậy, lợi nhuận thu về sẽ khiêm tốn hơn nên đòi hỏi sự kiên nhẫn của trader. Những ưu điểm có thể kể đến là:
+ Thao tác giao dịch của giao dịch lướt sóng khá đơn giản:
Dù các chủ thể là trader mới bước vào thị trường forex cũng có thể tham gia được. Bởi phương pháp giao dịch lướt sóng này không đòi hỏi nhiều kiến thức về thị trường tài chính và forex.
+ Mức độ rủi ro của giao dịch lướt sóng khá thấp:
Bởi vì thời gian giao dịch xảy ra mau chóng trong ngày, không bao giờ để lệnh qua đêm nên sẽ giúp các chủ thể có thể hạn chế được các tình thế bất lợi như lệnh đảo chiều do chịu sự tác động như: cặp tiền tệ ảnh hưởng do tin lãi suất, phát biểu từ các tác động từ chuyên gia, chính trị gia…
+ Tỷ lệ thắng của giao dịch lướt sóng cao:
Giao dịch lướt sóng thông thường chủ yếu kiếm 1 số pip nhỏ, thế nên nếu các chủ thể cần chọn đúng thời cơ chỉ trong vòng 5 phút, các chủ thể sẽ có thể đóng được lệnh và thu được lợi nhuận ngay.
+ Sử dụng đòn bẩy cao:
Các trader có thể dùng đòn bẩy cao khi giao dịch lướt sóng nhằm mục đích để mở ra các vị thế lớn và kiếm được lợi nhuận tối ưu. Các chủ thể nên chú ý sử dụng tỷ lệ đòn bẩy như thế nào cũng nên quản lý vốn phù hợp để hạn chế rủi ro.
5. Nhược điểm của giao dịch lướt sóng:
Tất nhiên phương pháp giao dịch lướt sóng này sẽ không thể phù hợp với tất cả mọi trader. Yêu cầu chung là trader phải phản xạ nhanh, linh hoạt để đưa ra quyết định kịp thời nhất khi giá đảo chiều chạy ngược. Những nhược điểm của scalping có thể kể đến là:
+ Tâm lý của các chủ thể khi giao dịch khá căng thẳng:
Bởi vì phương pháp giao dịch lướt sóng này phải biến động liên tục nên trader cảm thấy khá căng thẳng. Nếu trader không phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, cơ hội bị lỗ rất cao.
+ Mất quá nhiều phí giao dịch:
Với giao dịch lướt sóng các chủ thể sẽ cần phải thực hiện nhiều giao dịch trong ngày trong một thời gian ngắn nên phí hoa hồng hoặc phí spread khá cao. Nếu không muốn bị trừ các loại phí này, các chủ thể có thể lựa chọn sàn giao dịch ECN và sẽ chỉ mất phí hoa hồng, phí spread cạnh tranh.
+ Giá thường biến động dễ đảo chiều chạy ngược hướng:
Do các lệnh lướt sóng nhanh nên thời gian vào lệnh và thoát lệnh chỉ thao tác rất trong tích tắc. Các trader nếu thiếu kinh nghiệm rất dễ thua lỗ do giá chạy ngược.