Các loại giao dịch đang ngày càng mở rộng cả về quy mô và tính chất. Hiện nay, xuất hiện rất nhiều loại giao dịch trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên thị trường ngoại tệ Việt Nam các giao dịch liên quan đến việc mua, bán, hoán đổi ngoại tệ trở nên rất phổ biến. Vậy giao dịch hối đoái kì hạn là gì? Đặc điểm giao dịch hối đoái kì hạn?
Mục lục bài viết
1. Giao dịch hối đoái kì hạn là gì?
1.1. Tìm hiểu về giao dịch hối đoái kì hạn:
Khái niệm giao dịch hối đoái kì hạn:
Theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đưa ra quy định về giao dịch hối đoái kỳ hạn như sau:
Giao dịch hối đoái kì hạn (sau đây gọi là giao dịch kì hạn) được hiểu là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Giao dịch hối đoái kì hạn hay giao dịch tiền tệ kì hạn chính là một hợp đồng tiền tệ khóa tỷ giá hối đoái và ngày chuyển giao tài sản/hàng hóa sau ngày giao ngay.
Giao dịch hối đoái kì hạn được đánh giá là loại hợp đồng hối đoái kì hạn đơn giản nhất bảo vệ các nhà đầu tư, nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu hàng hóa khỏi các biến động trong tỷ giá hối đoái.
Giao dịch hối đoái kì hạn trong tiếng Anh là gì?
Giao dịch hối đoái kì hạn trong tiếng Anh là Outright Forward.
1.2. Đặc điểm giao dịch hối đoái kì hạn:
Hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn được lập sẽ cần xác định các điều khoản, tỉ lệ và thời gian chuyển giao tài sản trong giao dịch trao đổi một loại tiền tệ lấy loại tiền tệ khác.
Các công ty mua, bán hoặc vay từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ sử dụng các hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn nhằm mục đích đó là để giảm thiểu rủi ro tỷ giá hối đoái bằng cách khóa tỷ giá ở một mức mà họ cho là thuận lợi.
Ví dụ cụ thể như một công ty Mỹ mua nguyên liệu từ nhà cung cấp ở Pháp được yêu cầu thanh toán một nửa tổng giá trị đơn hàng bằng đồng euro theo giá trị hiện tại và nửa còn lại trong sáu tháng sau.
Khoản thanh toán đầu tiên sẽ được thanh toán bằng giao dịch giao ngay, nhưng để giảm rủi ro tiền tệ từ sự tăng giá tiềm năng của đồng euro so với đồng đô la Mỹ, công ty Mỹ có thể khóa tỷ giá hối đoái bằng cách mua đồng euro với một hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn.
Giá của hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng hoặc trừ các điểm kì hạn được tính từ mức chênh lệch lãi suất. Cần lưu ý là tỷ giá kì hạn không phải là tỷ giá giao ngay dự kiến vào ngày kì hạn.
Nếu giao dịch tiền tệ vào ngày kì hạn đắt hơn so với ngày giao ngay thì nó được coi là giao dịch ở mức phần bù kì hạn, ngược lại, tiền tệ giao dịch vào ngày kì hạn rẻ hơn ngày giao ngay được cho là giao dịch với mức chiết khấu kì hạn.
Các giao dịch trên thị trường hối đoái giao ngay thông thường sẽ được giải quyết trong hai ngày làm việc ngoại trừ cặp USD/CAD được quyết toán vào ngày làm việc tiếp theo.
Tất cả các hợp đồng nào có ngày chuyển giao tài sản xa hơn ngày giao ngay đều được gọi là hợp đồng giao dịch kì hạn.
Phần lớn các hợp đồng giao dịch hối đoái có thời hạn dưới 12 tháng, tuy nhiên các hợp đồng khi dài hơn thì thông thường là giao dịch các cặp tiền tệ thanh khoản nhất.
Hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn cũng có thể được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện việc đầu cơ trên thị trường tiền tệ.
1.3. Giải quyết hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn:
Hợp đồng giao dịch hối đoái kì hạn được hiểu là một cam kết chắc chắn sẽ nhận được tiền tệ đã mua và giao tiền tệ đã bán. Các đối tác phải cung cấp cho nhau các thông tin hướng dẫn về các tài khoản cụ thể mà họ sẽ nhận tiền.
Có thể đóng giao dịch hối đoái kì hạn bằng việc kí kết một hợp đồng mới, điều này cũng có thể dẫn đến lãi hoặc lỗ so với thỏa thuận ban đầu tùy thuộc vào diễn biến thị trường cụ thể.
Nếu được thực hiện với cùng đối tác của hợp đồng ban đầu, số tiền thông thường sẽ được ghi ròng theo thỏa thuận của Hiệp hội Quốc tế về hoán đổi và phái sinh (ISDA) giúp giảm rủi ro thanh toán và số tiền đổi tay.
2. Giao dịch hối đoái:
1.1. Tìm hiểu về giao dịch hối đoái:
Ta hiểu về giao dịch hối đoái như sau:
Theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đưa ra quy định về giao dịch hối đoái như sau:
Giao dịch hối đoái được hiểu là giao dịch liên quan đến việc các chủ thể thực hiện mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và các loại hình giao dịch khác trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước ta cũng xây dựng phương án can thiệp trên thị trường ngoại tệ Việt Nam và giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kì.
Giao dịch hối đoái trong tiếng Anh là gì?
Giao dịch hối đoái là một danh từ, trong tiếng Anh có thể dùng bởi cụm từ Exchange transactions.
2.2. Quy định pháp luật về giao dịch hối đoái:
Các loại hình giao dịch hối đoái bao gồm các loại hình cụ thể sau đây:
– Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là một loại hình giao dịch ngoại hối.
– Giao dịch hối đoái kì hạn (sau đây gọi là giao dịch kì hạn) là một loại hình giao dịch ngoại hối.
– Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là một loại hình giao dịch ngoại hối.
– Giao dịch quyền lựa chọn là một loại hình giao dịch ngoại hối.
Các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kì.
Đối tượng tham gia giao dịch hối đoái bao gồm các chủ thể sau:
– Tổ chức tín dụng được phép.
– Tổ chức kinh tế.
– Tổ chức khác và cá nhân.
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phạm vi giao dịch hối đoái:
Các Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện các giao dịch hối đoái theo đúng quy định pháp luật.
Trong phạm vi được giao dịch, Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện các giao dịch hối đoái theo qui định pháp luật với các tổ chức kinh tế.
Giao dịch giao ngay, kì hạn, quyền lựa chọn với các tổ chức khác và cá nhân.
Tổ chức tín dụng được phép không được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện các giao dịch hối đoái với Tổ chức tín dụng được phép khác và Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo Qui chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Đồng tiền giao dịch và tỉ giá giao dịch:
Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép được đưa ra quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và tỉ giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Kì hạn của các giao dịch kì hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn:
– Kì hạn của các giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
– Kì hạn của các giao dịch kì hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau: sẽ do Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng tự thoả thuận.
– Các bên sẽ cần phải xác định và ghi rõ ngày đến hạn thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch.
Phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch:
Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo qui định của Tổ chức tín dụng được phép phù hợp với thông lệ của thị trường ngoại hối và các qui định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Hình thức xác nhận giao dịch do Tổ chức tín dụng được phép quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và đảm bảo cơ sở pháp lí cho các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cũng như cơ sở pháp lí cho việc hạch toán kế toán và tranh chấp giữa các bên (nếu có phát sinh).
Nội dung hợp đồng giao dịch hối đoái sẽ do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
3. Điều kiện thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét thiết lập quan hệ giao dịch hối đoái khi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện giao dịch hối đoái như hệ thống giao dịch Reuters Dealing, Bloomberg, điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận trong từng thời kỳ.