Như chúng ta đã biết thì giao dịch là một phương thức để các bên tiến hành kí kết với nhau hợp đồng mua bán các tài sản quan trọng, hiện nay khi giao dịch các doanh nghiệp thường quan tâm tới giao dịch đó đủ điều kiện hay không và tài sản mua có đạt các điều kiện và yếu tố cần thiết hay không. Giao dịch đủ điều kiện là gì? Đặc điểm của giao dịch đủ điều kiện
Mục lục bài viết
1. Giao dịch đủ điều kiện là gì?
Giao dịch đủ điều kiện tiếng Anh là “Qualifying transaction”.
Giao dịch đủ điều kiện chúng ta có thể hiểu đây là một giao dịch trong đó một công ty vốn góp (CPC) mua các tài sản quan trọng, ngoài tiền mặt, ví dụ như một doanh nghiệp tư nhân hoặc một doanh nghiệp bình thường. Các tài sản quan trọng bao gồm một hoặc nhiều tài sản hoặc doanh nghiệp mà sau khi mua lại dẫn đến việc CPC có thể đáp ứng các yêu cầu niêm yết tối thiểu của sàn giao dịch. Một công ty vốn góp là một công ty niêm yết có giám đốc kinh nghiệm và có vốn, nhưng không có hoạt động thương mại. Về cơ bản, nó là một công ty vỏ bọc với mục đích duy nhất là sau đó mua lại một công ty tư nhân thông qua một giao dịch đủ điều kiện.
Các giám đốc của công ty góp vốn này CPC tập trung vào việc mua lại một công ty tư nhân mới nổi và sau khi hoàn tất việc mua lại, công ty đó có quyền truy cập vào vốn và niêm yết được chuẩn bị bởi công ty vốn. Công ty tư nhân sau đó trở thành công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của công ty vốn góp CPC. Các giao dịch đủ điều kiện phải được công ty vốn góp CPC hoàn thành trong vòng 24 tháng sau ngày niêm yết đầu tiên của công ty vốn góp CPC.
2. Đặc điểm của giao dịch đủ điều kiện:
Giao dịch đủ điều kiện có thể được cấu trúc như một cổ phần để trao đổi, hoặc một sự hợp nhất, trong đó công ty tư nhân và CPC thành lập một tập đoàn, hoặc một kế hoạch sắp xếp, trong đó cấu trúc vốn của công ty tư nhân cần có sự chấp thuận của tòa án và cổ đông, hoặc mua tài sản, trong đó CPC mua tài sản từ bên thứ ba để đổi lấy tiền mặt và/hoặc chứng khoán của CPC. Trong mỗi trường hợp, các cổ đông của công ty tư nhân trở thành chủ sở hữu tài sản của CPC.
Các công ty vốn góp và các giao dịch đủ điều kiện liên quan, là phương thức được sử dụng thường xuyên nhất để công khai trên Sàn giao dịch liên doanh TSX ở Canada. Phương thức công khai này hiệu quả hơn so với chào bán công khai ban đầu bởi vì, không giống như trong IPO, các công ty tư nhân không bắt buộc phải trả chi phí trả trước khi quảng cáo cổ phiếu cho các nhà đầu tư tiềm năng. Bởi vì, về bản chất, công ty vốn góp sẽ không có hoạt động kinh doanh riêng, bất kì ngành nghề thương mại nào mà công ty tư nhân tham gia đều trở thành hoạt động kinh doanh của CPC.
Như vậy đối với các loại giao dịch đủ điều kiện thường chính thức bắt đầu khi các cổ đông và CPC lập Thư ý định tiếng anh còn gọi là Letter of Intent – LOI theo đó nêu rõ các điều khoản của thỏa thuận. Thường thì CPC phải bao gồm một kế hoạch tài trợ cho giao dịch trong mỗi LOI.
3. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015 xác định:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Căn cứ theo quy định của bộ luật dân sự ta thấy giao dịch dân sự được xác định thì điều tất nhiên nó sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Chúng ta có thể hiểu giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí cụ thể đó là hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương và một bên hoặc nhiều bên làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm mục đích để đạt được mục đích cụ thể nào đó, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.
Trong giao dịch dân sự chúng ta thấy ý chí và cách thức để thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch rất quan trọng và theo đó chúng ta hiểu chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể, theo đó nên giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Như vậy trong trường hợp nếu thiếu yếu tố này thì giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Như vậy ta thấy khi tiến hành xác lập giao dịch dân sự với chủ thể này đều thông qua người đại diện và theo đó người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Hay chúng ta có thể hiểu với mục đích ở đây luôn mang tính pháp lí cụ thể đó là mục đích pháp lí và mục đích pháp lí cụ thể đó là những mong muốn đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ cụ thể trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lí của bên mua là sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán sẽ nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lí đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ mọi quy định của pháp luật – bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán và bên mua thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, khi đó hậu quả pháp lí phát sinh từ giao dịch trùng với mong muốn ban đầu của các bên.
Cũng có những trường hợp hậu quả pháp lí phát sinh không phù hợp với mong muốn ban đầu. Điều đó có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân chính và với nguyên nhân thứ nhất là khi giao dịch đó là bất hợp pháp. Ví dụ cụ thể như với khi người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì không được xác lập quyền sở hữu mà có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó cụ thể là người bán không phải là chủ sở hữu tài sản thì không thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho người mua, bên cạnh đó cũng do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có hiệu lực. Ví dụ như trường hợp sau khi xác lập giao dịch, bên bán không thực hiện nghĩa vụ bàn giao vật cho nên họ phải chịu trách nhiệm dân sự.
Theo đó tính chất pháp lí của giao dịch khác với động cơ xác lập giao dịch, theo đó với động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính pháp lí. Khi xác lập giao dịch, nếu như động cơ không đạt được thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Ví dụ: Mua bán nhà ở – mục đích của người mua là quyền sở hữu nhà, còn động cơ có thể để ở, có thể để cho thuê, có thể bán lại…
Bên canh đó với động cơ của giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa pháp lí theo đó trong trường hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch, là một bộ phận cấu thành của giao dịch đó cụ thể như cho vay tiền để sản xuất và với mục đích của người vay là quyền sở hữu số tiền nhưng họ chỉ được dùng tiền đó để sản xuất mà không được sử dụng vào hoạt động khác.
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lí quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.