Nhân sự là nguồn lực chính trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, giám đốc nhân sự có vai trò cấp thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp với mục đích là định hướng nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự là gì? Vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của CHRO
Mục lục bài viết
1. Giám đốc nhân sự là gì?
Khi nói đến chức danh giám đốc ta có thể hiểu đây là một nhân vật có vị trí cao trong một tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó Giám đốc nhân sự chính là giám đốc quản lý cấp cao phụ trách về mảng vấn đề liên quan đến nhân sự bao gồm toàn bộ nhân viên hoạt động dưới sự quản lý của doanh nghiệp hay các hoạt động tuyển dụng nhân sự của một doanh nghiệp; chịu trách nhiệm điều hành quản lý nguồn nhân lực cũng như hệ thống quản lý nhân sự khác của tổ chức, doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự trong tiếng anh có tên gọi là Chief Human Resource Officer/Human Resource Manager.
2. Vai trò của giám đốc nhân sự:
Vai trò chiến lược: Để duy trì và phát triển công ty, Ban lãnh đạo phải xây dựng chiến lược ngắn hạn, trung hạn hoặc thời hạn dài và CHRO sẽ có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược nhân sự tương ứng.
Vai trò là cầu nối giữa Người lao động và Người sử dụng lao động – Người biện hộ cho nhân viên: Trong quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ có những lúc nhân viên và ông chủ xảy ra những mâu thuẫn như về doanh thu và tiền lương dẫn đến tình hình nội bộ trở lên căng thẳng. Chính lúc đó thì CHRO sẽ là người đứng ra góp ý hòa giải cũng như phân tích mong muốn và nguyện vọng của các bên để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa hai bên đều đạt được lợi ích.
Ngoài ra CHRO phải là người nắm rõ các liên quan đến công việc, họ phải luôn luôn cập nhật để sử dụng công việc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền hạn của giám đốc nhân sự:
Khi đảm nhiệm vị trí giám đốc nhân sự của một doanh nghiệp thì giám đốc nhân sự sẽ có các quyền hạn sau đây:
– Lập kế hoạch, chiến lược nhân sự trong tổng thể công ty, trình bày kế hoạch đó với ban quản trị, chủ sở hữu của công ty.
– Có quyền điều hành, quản lý các phòng ban trong bộ phận nhân sự của công ty, quản lý đội nhóm có liên quan đến bộ phận nhân sự đó.
– Sắp xếp, phân tích các số liệu liên quan đến nhân sự.
– Đánh giá năng lực của nhân sự, tỷ lệ phục vụ của nhân sự đối với hoạt động của công ty.
– Hợp tác với các chuyên viên trong bộ phận để tiến hành tốt các nhiệm vụ phân tích, đánh giá các vấn đề chuyên môn liên quan.
– Đề xuất việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự, thành lập phòng ban với ban quản trị, chủ sở hữu công ty để phù hợp với xu thế kinh doanh.
– Các quyền hạn khác theo quy định trong Điều lệ và theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự:
Nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý
Giám đốc nhân sự cũng là một trong các vị trí giám đốc của doanh nghiệp cho nên giám đốc nhân sự cũng có vai trò nhiệm vụ trong việc lãnh đạo và quản lý.
Với nhiệm vụ là lãnh đạo của giám đốc nhân sự sẽ đưa ra các chiến lược với mục đích dự đoán được những biến đổi trong ý tưởng nhằm hướng đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc của nhân viên
CHRO có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự. Họ đưa ra chỉ đạo và hướng dẫn cho các hoạt động về nhân sự bằng cách giám sát việc quản trị, đào tạo và phát triển, thu hút nhân tài, phát triển nghề nghiệp,…
Nhiệm vụ quan tâm đến giá trị con người
Giám đốc nhân sự có nhiệm vụ thiết lập tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi và hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người. Họ sẽ có vai trò trong việc phát triển các mối quan hệ sâu sắc trong hệ thống hoạt động của doanh nghiệp để từ đó người lao động có niềm tin trong việc tìm đến một chỗ đứng để phản hồi những ý kiến trong công việc thường ngày. Họ kết nối mọi người, khiến cho tất cả nhân viên tạo thành một tập thể đoàn kết.
Nhiệm vụ tìm hiểu về nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp trong tương lai
Giám đốc nhân sự sử dụng những hiểu biết và kiến thức của mình để vận dụng tìm ra năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Điều này sẽ giúp họ tìm ra được nguồn nhân sự phù hợp, đồng nghĩa với việc tạo ra một lực lượng người lao động chất lượng để đạt được những kế hoạch và mục tiêu của doanh nghiệp.
Giám đốc nhân sự cũng là người có nhiệm vụ đưa ra đánh giá về khả năng phát triển nhân sự ở hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp. Họ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có một lực lượng người lao động chất lượng có sẵn.
Nhiệm vụ kết nối nhân viên và chủ sử dụng lao động
Giám đốc nhân sự có vai trò trong việc là cầu nối kết nối và giúp thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên với ban điều hành. Họ sẽ vận động đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên trong khi đó sẽ cùng lúc cân nhắc đến các vấn đề về tài chính. Họ, cùng với ban điều hành, đưa ra các quyết định nhằm cân bằng giữa niềm vui của nhân viên và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Giám đốc nhân sự đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp đi đúng hướng. Họ sẽ tìm cách để giao tiếp và tác động đến nhân viên để nhân viên thay đổi theo hướng tích cực. Đồng thời đảm bảo phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý phù hợp với môi trường văn hóa trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thì trường như hiện nay, giám đốc nhân sự cũng chịu trách nhiệm trong việc cải tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu hoạt động trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Thị trường lao động toàn cầu đòi hỏi một tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn và cởi mở. CHRO có trách nhiệm thúc đẩy sự nhanh nhẹn và cởi mở tại nơi làm việc bằng cách sử dụng kỹ năng giao tiếp đa văn hóa.
Nhiệm vụ phân tích
Giám đốc nhân sự tiếp tục đóng vai trò phân tích trong đó họ tận dụng các công cụ quản lý để xác định, sắp xếp và xây dựng nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tổng thể và đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh đó giám đốc nhân sự sẽ lãnh đạo bộ phận nhân sự trong việc phân tích và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên để tìm ra những thiếu hụt để khắc phục kịp thời việc này sẽ giúp trau dồi kỹ năng và nâng cao hiệu suất ở tất cả các cấp bậc nhân viên hoạt động trong môi trường doanh nghiệp.
Ngoài ra, giám đốc nhân sự còn có nhiệm vụ chuyển kết quả phân tích trang phạm vi quyền hạn của mình cho các giám đốc kinh doanh khác để sử dụng trong việc giải quyết các vấn đề và thúc đẩy chương trình kinh doanh.
Nhiệm vụ khác
Trên đây là những nhiệm vụ chính và mô tả công việc của một giám đốc nhân sự. Ngoài ra, giám đốc nhân sự có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nếu họ thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
5. Tổ chất cần có của giám đốc nhân sự:
Để trở thành một giám đốc nhân sự bạn cần trau dồi và rèn luyện các kiến thức và kỹ năng sau đây:
Thứ nhất về Học vấn
Nếu bạn muốn trở thành một giám đốc nhân sự bạn cần phải tiếp tục học lên trình độ cao học bởi để ứng tuyển vào vị trí giám đốc nhân sự cần có học vị từ Thạc sĩ trở lên liên quan trong các lĩnh vực về nhân sự, quản trị và các lĩnh vực liên quan đến nhân sự. Bên cạnh đó vị trí giám đốc nhân sự đòi hỏi người đảm nhiệm cần có chứng chỉ Chuyên gia Nhân sự (SHRM certification). Tuy nhiên, Nếu người ứng tuyển có kinh nghiệm tương đương có thể quy đổi qua trình độ học vấn.
Thứ hai, Kinh nghiệm
Để trở thành một giám đốc nhân sự các doanh nghiệp đòi hỏi khá cao về kinh nghiệm làm việc của ứng viên bởi vị trí giám đốc nhân sự là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều quá trình hình thành và phát triển ở hiện tại và trong tương lai; do đó vị trí giám đốc nhân sự yêu cầu ứng viên cần có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí cấp cao của bộ phận nhân sự, ưu tiên những ứng viên từng làm CHRO, giám đốc đào tạo và phát triển, trưởng phòng quản trị nhân sự, hoặc giám đốc tuyển dụng.
Giám đốc nhân sự cần có kinh nghiệm xây dựng chiến lược về nhân sự cũng như kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân sự thành công hướng tới mục tiêu chung.
Thứ ba, Kỹ năng lãnh đạo
Đã là một giám đốc thì kỹ năng lãnh đạo tất nhiên là một kỹ năng không thể nào thiếu đối với một giám đốc nhân sự. Họ cần có khả năng lãnh đạo và tạo niềm tin với nhân viên cấp dưới chịu sử quản lý của mình để đưa ra các quyết định có uy lực mà nhân viên phải tuân theo đảm bảo một môi trường làm việc chặt chẽ và nghiêm túc trong các doanh nghiệp.
Thứ tư, Kỹ năng cá nhân
Giám đốc nhân sự cần do là vị trí cần phải giao tiếp, trao đổi rất nhiều với mọi người trong doanh nghiệp do đó cần phải có các kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, kỹ năng thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực cao cũng là những kỹ năng không thể thiếu.
Thứ năm, Kỹ năng phân tích
Để trở thành giám đốc nhân sự bạn cần có được kỹ năng phân tích, tóm tắt và trình bày các thông tin một cách rõ ràng, cụ thể, đầy đủ để thuận tiện trong việc truyền tải cho các nhân viên cấp dưới và lãnh đạo cấp trên đầy đủ nhằm đưa ra các chiến lược nhân sự và giúp cải thiện năng suất làm việc của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Thứ sáu, Kỹ năng giao tiếp
Với vai trò là cầu nối giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, cũng như là người vận động đấu tranh cho quyền lợi của người lao động, kỹ năng giao tiếp đối với một giám đốc nhân sự là không thể thiếu và nếu bạn đã có mong muốn đảm nhiệm vị trí này bạn cần phải không ngừng rèn luyện và học hỏi thêm. Bởi giám đốc nhân sự cần giao tiếp thật tốt để tạo dựng niềm tin với nhân viên, đảm bảo thông tin được truyền từ trên xuống dưới một cách thông suốt.
Thứ bảy, Kỹ năng công nghệ thông tin
Tất nhiên, đối với một giám đốc nhân sự, hay bất kỳ vị trí giám đốc nào hiện nay, kỹ năng tin học văn phòng là không thể thiếu. Họ cần có kỹ năng chuyên nghiệp về Word, Excel, Powerpoint, và một số phần mềm nhân sự như HRIS, ATS,…
Trên đây, là những thông tin cơ bản về giám đốc nhân sự đã được chúng tôi tìm hiểu qua các tài liệu có liên quan và cùng với sự hiểu biết của mình; qua đó giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về vị trí này, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với công ty Luật Dương Gia theo thông tin liên lạc được cập nhật trong bài viết, chúng tôi với đội ngũ nhân viên trẻ sôi nổi đầy nhiệt huyết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.