Giá trị thu hồi là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động mua bán tài sản. Là giá trị một công ty mong muốn thu về đối với hoạt động bán ra tài sản. Với tính chất tài sản là các vật có giá tri và không tiêu hao. Việc tính toán trên sổ sách và đưa ra các căn cứ nhằm xác định các giá trị có thể thu về trên tài sản. Sau một quá trình sở hữu và sử dụng tài sản, các khấu hao cần thiết được xác định do giá trị sử dụng tài sản giảm. Và thời gian chính là yếu tố mà công ty có thể căn cứ để xác định giá trị cho tình trạng tài sản tại thời điểm bán ra.
Thuận mua vừa bán là quan điểm được các bên sử dụng khi xác lập giao dịch. Và bên bán hoàn toàn có thể dựa trên giá trị thu hồi để thể hiện mong muốn của mình.
Mục lục bài viết
1. Giá trị thu hồi là gì?
Giá trị thu hồi hay giá trị còn lại trong tiếng Anh là Salvage Value.
Khái niệm.
Giá trị thu hồi là giá trị sổ sách ước tính của một tài sản khi khấu hao hoàn tất. Dựa trên những gì công ty mong đợi có thể nhận được từ việc bán tài sản sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích. Các yếu tố phản ánh giá trị thu hồi thông qua tính chất, mức độ sử dụng của tài sản. Do đó xét trên tình trạng và chất lượng có sự hao mòn nhất định. Thời gian là yếu tố quan trọng để xem xét sự bền của tài sản. Giá trị thu hồi có thể hiểu đơn giản là giá trị tài sản sau khi vòng đời của tài sản đó kết thúc.
Khi một công ty không còn nhu cầu trong sử dụng, sự hữu ích có thể được tạo ra thông qua việc bán tài sản. Khi đó, công ty cần đưa ra giá bán mong muốn để tiến đến giao dịch. Và giá trị thu hồi là căn cứ để phản ánh một giá trị cụ thể. Việc xác định các hao mòn được thực hiện thông qua tính hữu ích của tài sản đối với vai trò vốn có của nó. Trong đó, tính chất trong sử dụng, khai thác công dụng, giá trị của các sản phẩm cũ tương ứng trên thị trường, hay cả thời gian đều cần được xem xét. Từ đó doanh nghiệp xác định giá trị sản phẩm giảm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu. Từ đó mà giá trị thu hồi được xác định.
Yếu tố giá trị được bên bán tính toán.
Giá trị thu hồi không phản ánh chính xác mức giá sẽ tham gia vào giao dịch. Nó chỉ là yếu tố mong muốn nhận được của bên bán. Do đó, các bên có thể thương lượng và điều chỉnh giá phù hợp để tiến hành mua bán tài sản. Nói cách khác, nó chỉ là giá trị được ước tính. Tuy nhiên các ý nghĩa mà giá trị này mang lại là vô cùng quan trọng. Giá trị thu hồi ước tính của một tài sản là một thành phần quan trọng trong việc tính toán kế hoạch khấu hao. Như đã nói, khấu hao sẽ được phản ánh thông qua giá trị thực tế xác định trên sản phẩm so với giá trị tại thời điểm bên bán bắt đầu sở hữu tài sản trước đó.
Việc ước tính chỉ là căn cứ được bên bán xác định nhằm thu về lợi ích tối đa trên tài sản. Bởi vậy, các giá trị có thể được xem xét một cách tương đối. Nếu công ty không chắc chắn về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Công ty có thể ước tính số năm sử dụng thấp hơn. Như vậy, khi xác định sẽ phản ánh giá trị thu hồi cao hơn. Để ghi nhận giá trị tài sản trên sổ sách sau khi khấu hao hết hoặc bán tài sản với giá trị thu hồi.
2. Đặc trưng:
– Giá trị thu hồi ước tính có thể được xác định cho bất kì tài sản nào.
Chỉ cần nó được xác định là thuộc quyền sở hữu của công ty. Sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích, các giá trị có thể khai thác trên tài sản không đáp ứng đòi hỏi của công ty. Hiểu là các hoạt động kinh doanh sản xuất không sử dụng và khai thác được giá trị trên tài sản. Hoạt động bán ra có thể giúp công ty giải quyết được các tài sản không sử dụng, thu về giá trị nhất định. Để đưa ra giá, công ty sẽ xác định khấu hao trên sổ sách theo thời gian.
– Mỗi công ty sẽ có tiêu chuẩn riêng để ước tính giá trị thu hồi.
Bởi vậy mà tính chất của giá trị thu hồi phản ánh với y nghĩa và yếu tố căn cứ khác nhau. Miễn là các giá trị phản ánh khiến công ty cảm thấy phù hợp khi ít nhất là không hòa vốn. Việc ước tính giúp bên có nhu cầu mua cân nhắc và lựa chọn. Khi mức giá đề xuất quá cao, họ có thể đưa ra ý kiến đàm phán, thương lượng mức giá phù hợp. Một số công ty có thể thực hiện trích khấu hao trên toàn bộ giá trị tài sản trong trường hợp giá trị thu hồi của tài sản rất nhỏ.
Giá trị thu hồi dựa trên giá trị mà công ty mong đợi nhận được từ việc bán tài sản khi hết thời gian sử dụng. Các mong đợi này hoàn toàn có căn cứ và cơ sở. Nhiều công ty thực hiện hoạt động bán tài sản đúng thời điểm cần huy động vốn hay thực hiện các nghĩa vụ đến hạn. Do đó các giá trị này có thể giúp họ xác định các khả năng trong thực hiện hoạt động. Cũng như chủ động hơn trong tìm kiếm và huy động các nguồn giá trị khác.
– Nói chung, giá trị thu hồi rất quan trọng vì nó xác định các yếu tố và giá trị công ty xác định cho khấu hao.
Các giá trị phản ánh cũng thể hiện khả năng phải tính toán, xác định và định giá cho các tài sản đã qua sử dụng. Các giá cả đó càng gần với giá thị trường càng phản ánh khả năng xác định, tính toán của công ty. Giá trị thu hồi sẽ là giá trị của tài sản trên sổ sách của công ty sau khi khấu hao đã được trích hết. Các ghi chép và tính toán được phản ánh chân thật trên sổ sách. Nó trở thành căn cứ để công ty có thể xác định giá thấp nhất có thể bán ra. Trong trường hợp người mua luôn muốn ép giá xuống.
Tùy thuộc vào phương pháp trích khấu hao. Và kì vọng vào giá trị thu hồi mà công ty sẽ đưa ra kế hoạch khấu hao phù hợp. Các phương pháp cũng được lựa chọn dựa trên yếu tố thuận lợi nhất để vận dụng.
– Có nhiều phương pháp khấu hao mà một công ty có thể sử dụng.
Trong số đó phổ biến có thể kể đến như:
Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method). Là phương pháp khấu hao cơ bản nhất. Nó bao gồm các khoản chi phí khấu hao bằng nhau mỗi năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Việc áp dụng cần công ty xác định khoảng thời gian sở hữu tài sản. Các giá trị bỏ ra khi thực hiện mua tài sản. Tổng chi phí khấu hao được xác định. Và giá trị thu được còn lại sau khi thực hiện trừ chi phí. Cho đến khi toàn bộ tài sản được khấu hao đến giá trị thu hồi.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method).
Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng (Sum of years’ digits method). Thời gian là yếu tố chủ đạo đển xem xét.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng (Units of Production Method). Dựa trên sử dụng, khai thác công dụng của doanh nghiệp. Một tài sản tham gia vào nhiều hoạt động thể hiện tầm quan trọng, tính ứng dụng. Tuy nhiên giá trị sử dụng của nó có thể không được đảm bảo khi chất lượng có thể đi xuống. Tuổi thọ hay chất lượng trong khai thác công dụng có thể giảm đáng kể.
3. Ví dụ về giá trị thu hồi:
Khấu hao đường thẳng là phương pháp có tính ứng dụng cao nhất. Có thể giúp công ty dễ dàng tính toán khấu hao. Với cơ sở được xác định cả trên thời gian và khấu trừ hao mòn. Do đó, cùng tìm hiểu ví dụ đối với trường hợp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Giả sử công ty X mua một tài sản cố định trị giá 5.000 đô la. Đây được xác định là chi phí cho hoạt động mua tài sản. Công ty xác định giá trị thu hồi là 1.000 đô la và thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm.
Dựa trên các giả định này, khấu hao hàng năm bằng phương pháp đường thẳng là:
(Giá trị ban đầu – Giá trị thu hồi) / Thời gian sử dụng hữu ích
(5.000 – 1.000)/5 = 800 đô la/năm
Điều này dẫn đến tỉ lệ khấu hao là 20% (800/4.000).
Phần căn cứ tính khấu hao của tài sản là $ 4.000. Giá trị thu hồi được trừ vào chi phí của tài sản trong phép tính khấu hao. Bởi vì chủ sở hữu sẽ bán tài sản khi hết thời gian sử dụng hữu ích. Tức là khi giá trị khấu hao bằng với giá trị thu hồi.
Bình luận ý nghĩa giá trị thu hồi.
Như vậy, giá trị thu hồi là căn cứ một công ty thường dùng trong hoạt động mua bán tài sản của mình. Tài sản được xác định sử dụng trong thời gian hữu ích. Khi đó đảm bảo các giá trị khai thác trên tài sản được đảm bảo nhất. Xác định giá trị giúp công ty có kế hoạch cho hoạt động bán ra của mình với tài sản sau khoảng thời gian này. Đây là căn cứ để các giá trị khấu hao được xác định. Cũng như trong giao dịch bán tài sản, công ty có thể bảo đảm thu về các lợi ích lớn nhất. Lợi ích này cũng phản ánh đúng các giá trị giúp chủ sở hữu mới có thể khai thác trên tài sản.