Giá trị thanh lý là gì? Giá trị thanh lí trong tiếng Anh là Liquidation Value. Đặc trưng về giá trị thanh lý? Ví dụ về giá trị thanh lý?
Thuật ngữ giá trị thanh lý được sử dụng trong thanh lý các tài sản doanh nghiệp. Hoạt động thanh lý tài sản diễn ra khi doanh nghiệp phá sản và phải thực hiện bán ra các tài sản. Giá trị thanh lý được tính toán trên giá trị của các tài sản đó. Với ý nghĩa này, việc xác định giá trị đảm bảo cho các lợi ích đạt được qua quá trình mua bán. Cũng như định giá từng tài sản đề xác định giá trị tài sản đang có của doanh nghiệp. Trong quá trình thanh lý, chỉ những tài sản hữu hình mới là đối tượng được trao đổi.
Mục lục bài viết
1. Giá trị thanh lý là gì?
Giá trị thanh lí trong tiếng Anh là Liquidation Value.
Khái niệm.
Giá trị thanh lí là tổng giá trị tài sản vật chất của một công ty trong trường hợp công ty đó bị phá sản. Và hoạt động bán tài sản với ý nghĩa thanh lý được thực hiện. Hoạt động định giá, thương lượng tiến hành hoàn tất. Và các bên xác định giá trị cho hợp đồng thanh lý tài sản. Giá trị đó phản ánh giá trị tài sản mà doanh nghiệp phá sản thanh lý. Tài sản vô hình bị loại ra khỏi giá trị thanh lí của công ty. Giá trị thanh lý thường được thực hiện bằng nghĩa vụ tiền mặt.
Giá trị thanh lí hiểu theo cách đơn giản là giá trị hay số tiền khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục được nữa. Việc xác định giá trị của các tài sản hữu hình cũng được dựa trên căn cứ cụ thể. Khi mà các tài sản đó có thể được sử dụng trong doanh nghiệp với các khoảng thời gian khác nhau. Tần suất sử dụng và khai thác công dụng cũng không giống nhau. Và còn nhiều yếu tố khác có thể tác động lên giá trị của từng tài sản thanh lý.
Do đó mà giá trị thanh lý cũng có các tính chất nhất định. Cũng như mối quan hệ với các cách thức giá trị khác. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Việc thực hiện nghĩa vụ trở thành áp lực mà doanh nghiệp phải giải quyết trong một thời gian nhất định. Các áp lực thời gian cũng với các tác động và biến đổi thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với xác định giá trị thanh lý.
Giá trị thanh lý bao gồm giá trị trên các tài sản hữu hình thuộc sở hữu doanh nghiệp.
Việc thanh lý trên thực tế doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm tất cả các khả năng có thể. Tìm kiếm giá trị trước khi dừng hoạt động. Do đó, thanh lý thường được tiến hành xung quanh các khoảng thời gian doanh nghiệp xác định và thông báo phá sản. Giá trị thanh lý doanh nghiệp được xác định thông qua các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và có thể bán ra tìm kiếm giá trị. Tổng giá trị của các tài sản đó chính là giá trị tính toán giá trị thanh lý. Một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất hay kinh doanh đều cơ bản sở hữu các tài sản sau.
Giá trị thanh lí bao gồm giá trị của bất động sản, máy móc, thiết bị và hàng tồn kho. Ngoài ra nó có thể là các tài sản khác cũng thỏa mãn yếu tố xác định tài sản công ty. Đó là thuộc sở hữu công ty và là các tài sản hữu hình.
Bất động sản là tất cả các tài sản được hình thành trong thời gian doanh nghiệp hoạt động. Có thể là trụ sở công ty, nhà xưởng, các khu nhà ở dưới sự sở hữu của doanh nghiệp. Máy móc, thiết bị do doanh nghiệp sở hữu, phục vụ cho sản xuất, vận chuyển hay thực hiện các công cụ, phương tiện thực hiện hoạt động quản lý. Hàng tồn kho luôn được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp. Khi mà nó được thực hiện các chi phí khác nhau cho sản xuất, bảo quản. Các giá trị hàng tồn kho được định giá trên tổng thể các chi phí tham gia trong các giai đoạn sản xuất, bảo quản.
2. Đặc trưng giá trị thanh lý:
Nhìn chung có bốn cấp độ để định giá tài sản kinh doanh. Trong đó giá trị thanh lí đặc biệt quan trọng trong trường hợp phá sản và hoãn nợ. Thanh lý cũng phản ánh các ý nghĩa khi mà hoạt động được thực hiện không hoàn toàn do thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn.
Ngoài ra, các cấp độ khác có mối liên hệ nhất định với giá trị thanh lý được phản ánh như sau. Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị thanh lí và giá trị còn lại (giá trị thu hồi). Mỗi cấp độ giá trị cung cấp cách thức khác nhau để kế toán viên và nhà phân tích phân loại tổng giá trị của tài sản. Các xem xét là yếu tố để xác định cơ sở tính toán giá trị thanh lý.
Khi mà việc thanh lý được thực hiện khi công ty đã có khoảng thời gian nhất định trong hoạt động. Việc sở hữu và sử dụng các tài sản cũng có tính chất không giống nhau. Dựa trên đòi hỏi của từng bên khi tham gia vào giao dịch luôn muốn tìm kiếm các lợi ích lớn nhất. Các giá trị được bên này xác định thường khó nhận được sự chấp thuận ngay từ đầu của bên còn lại. Do đó việc xác định căn cứ cho giá trị là hoàn toan cần thiết. Cũng như có thể giúp bên thanh lý không bị ảnh hưởng quá sâu trong việc phá sản.
Cần thiết xác định các cấp độ tính toán giá trị.
Để đi đến thực hiện giao dịch hiệu quả. Kế toán cần xác định các thông tin liên quan về giá trị của hao mòn hay khấu hao tài sản. Từ đó giúp nhà phân tích tính toán các giá trị cho tài sản thanh lý. Đảm bảo các giá trị nhận được phù hợp. Và đảm bảo nhu cầu tìm kiếm các khoản giá trị thanh lí.
*Giá trị thanh lí và giá trị thị trường.
Giá trị thị trường phản ánh các giá cả được thể hiện trên thị trường. Được hiểu là giá cả của các sản phẩm có tính chất tương tự cũng được phản ánh tương đương trong giao dịch cơ bản. Với công ty, đây là toàn bộ giá trị của tài sản doanh nghiệp được giao dịch, mua bán trên thị trường. Tuy nhiên, các giá thị trường này được xác định khi doanh nghiệp có thời gian để tìm kiếm đối tác giao dịch tốt nhất. Nhằm thực hiện các giao dịch mang đến lợi ích tối đa.
Tuy nhiên, khi phá sản và các nghĩa vụ cần thiết thực hiện quá lớn. Trong khi các tài sản để lại không tạo ra lợi ích hay lợi nhuận tức thì. Để nhanh chóng tìm kiếm các khoản tiền lớn, Doanh nghiệp phải bán tất cả các tài sản của mình. Đó cũng là yêu cầu đặt ra khi công ty rơi vào tình trạng phá sản. Tính chất thời gian bị rút ngắn, yêu cầu được đưa ra là nhanh chóng thanh lý tài sản. Do đó, giá trị thị trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lí doanh nghiệp.
*Giá trị thanh lí, giá trị sổ sách và giá trị còn lại.
Giá trị sổ sách là việc phản ánh các giá trị cao nhất của tài sản. Nó được thực hiện khi doanh nghiệp mua về và nó được thể hiện với giá trị cao hơn trong tính hữu ích và khả năng khai thác công dụng. Giá trị còn lại phản ánh các ước tính của doanh nghiệp khi trừ các khấu hao khi bán tài sản. Và trong tính chất hoạt động của doanh nghiệp, đây là các tài sản không còn giá trị sử dụng hữu ích.
Giá trị thanh lí thường thấp hơn giá trị sổ sách nhưng lớn hơn giá trị còn lại. Trên thực tế, các tài sản bị thanh lí vẫn còn giá trị sử dụng hữu ích. Nhưng chúng bị bán lỗ vì chúng phải được bán nhanh chóng. Tính chất nhanh chóng khiến cho giá trị giao dịch bị giảm đáng kể so với giá trị được xác định trên sổ sách. Tài sản bị bán thua lỗ trong quá trình thanh lí vì người bán phải thu về càng nhiều tiền mặt càng tốt trong một thời gian ngắn.
*Giá trị thanh lí và giá trị hoạt động.
Giá trị thanh lí không bao gồm các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ của công ty, lợi thế thương mại và nhận diện thương hiệu. Trong khi giá trị hoạt động lại phản ánh đối với tất cả các tài sản tham gia vào phục vụ hoạt động doanh nghiệp. Nếu một công ty được bán thay vì thanh lí, thì việc xác định giá trị tàn sản sẽ được tính bằng giá trị hoạt động. Khi đó giá trị thanh lí và giá trị tài sản vô hình sẽ quyết định giá trị hoạt động của công ty.
Nói cách khác, giá trị hoạt động của một doanh nghiệp sẽ được phản ánh thông qua tất cả các tài sản doanh nghiệp sở hữu. Bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Là giá trị thu được khi bán một doanh nghiệp còn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp đang hoạt động thường có giá trị lớn hơn giá trị doanh nghiệp khi bị thanh lí. Như vậy, giá trị thanh lý thường thấp hơn giá trị hoạt động. Được xem xét khi công ty có sở hữu cho mình các tài sản hữu hình và vô hình.
3. Ví dụ về giá trị thanh lý:
Một công ty bị phá sản và tài sản được thanh lý. Với các nhóm tài sản mà công ty sở hữu bao gồm:
Bất động sản có giá trị thanh lý với giá là 2 tỷ Vnđ.
Máy móc và thiết bị phục vụ cho sản xuất. Giá trị thanh lý là 1 tỷ Vnđ.
Hàng tồn kho. Giá trị thanh lí là 500 triệu Vnđ.
Như vậy, đối với hoạt động thanh lý tài sản, giá trị thanh lý của doanh nghiệp được xác định bằng tổng các giá trị tài sản thanh lí. Tức là:
2 tỷ + 1 tỷ + 500 triệu = 3 tỷ 500 triệu Vnđ.
Như vậy, giá trị thanh lý có ý nghĩa khi doanh nghiệp phỉ phá sản thực hiện thanh lý tài sản. Việc xác định giá trị thanh lí cũng có thể được đảm bảo thông qua mối tương quan với các cách xác định giá trị khác. Điều này giúp doanh nghiệp có cơ sở đảm bảo các giá trị tham gia vào giao dịch phù hợp với thanh lý.