Giá trị sản xuất xây dựng là một trong các chỉ tiêu tính bằng giá trị thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System of National Accounts). Cùng bài viết tìm hiểu về giá trị sản xuất xây dựng là gì? Thành phần, đặc điểm và cách tính?
Mục lục bài viết
1. Giá trị sản xuất xây dựng là gì?
Giá trị sản xuất xây dựng là kết quả sản xuất, kinh doanh về hoạt động xây dựng tính bằng tiền mà các đơn vị xây dựng thu được trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất xây dựng xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng của một thời kỳ, không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của sản phẩm. Nó là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, vật tư, đồng thời để kiểm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của đơn vị qua các thời kỳ. Nó còn được sử dụng để tính các chỉ tiêu tiến độ sản xuất, hiệu quả sản xuất (năng suất lao động), hiệu quả sử dụng vốn…
2. Thành phần giá trị sản xuất xây dựng:
Giá trị sản xuất xây dựng là giá trị các sản phẩm xây dựng bao gồm các giá trị công tác cao: – Giá trị công tác xây dựng. – Giá trị công tác lắp đặt thiết bị máy móc. – Giá trị công tác sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc. – Giá trị công tác thăm dò, khảo sát, thiết kế phát sinh trong quá trình thi công. – Giá trị công tác xây dựng cơ bản khác và các khoản thu khác được tính vào giá trị xây dựng. Cộng giá trị tất cả các loại công tác này lại ta được giá trị sản xuất xây dựng của đơn vị
3. Đặc điểm giá trị sản xuất xây dựng:
Sản phẩm xây dựng là kết quả hữu ích, trực tiếp của hoạt động sản xuất xây dựng do lao động của doanh nghiệp xây dựng thi công tại hiện trường theo thiết kế được duyệt. Hay nói cách khác, đó là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội do lao động trong lĩnh vực xây dựng sáng tạo ra.
Giá trị sản xuất xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc tính chi tích kết quả xây lắp đã thực hiện trong báo cáo, không tính khối lượng thi công kỳ trước chuyển sang hoặc không chuyển khối lượng thi công kỳ này sang kỳ sau. Đối với những khối lượng thi công dở dang thì tính vào giá trị sản xuất xây dựng phần giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ.
Giá trị sản xuất xây dựng được tính toàn bộ giá trị của sản phẩm xây dựng vào giá trị sản xuất xây dựng, gồm cả C + V + m, có nghĩa là nhân khối lượng liệu với đơn giá dự toán hợp đồng và cộng thêm phụ phí và lãi định mức.
Công thức tính giá trị sản xuất xây dựng phần xây lắp. Q = Σqp + F + L. Trong đó: Q – Giá trị sản xuất xây dựng. q – Khối lượng sản phẩm, công việc thi công thực hiện p – đơn giá dự toán hợp đồng từng sản phẩm, công việc. F – Tổng phụ phí. L – Tổng lãi định mức.
4. Cách tính giá trị sản xuất xây dựng:
Giá trị sản xuất xây dựng được tính cả phần giá trị nguyên vật liệu do bên giao thầu (bên A) đưa tới sử dụng vào công trình nhưng không tính phần giá trị bản thân thiết bị máy móc lắp đặt vào công trình. Ngoài ra, giá trị sản xuất xây dựng còn được tính cả phần tiền chênh lệch do tổng thầu thu được của các đơn vị chưa chia thầu khác và những khoản thu được của các đơn vị chia thầu khác và những khoản thu được do bán phế liệu, phế thải trong sản xuất xây dựng đã loại ra.
Các nguyên tắc tính giá trị sản xuất xây dựng:
– Những sản phẩm để tính giá trị sản xuất xây dựng phải do lao động của chính đơn vị tạo ra tại hiện trường, những vật tư mua về chưa sử dụng vào sản xuất, vật tư mua về đem bán cho đơn vị khác, giá trị thiết bị máy móc do bên A đưa tới để lắp đặt vào công trình đều không được tính vào giá trị sản xuất xây dựng.
– Phải là kết quả trực tiếp của hoạt động sản xuất xây lắp bao gồm thành quả của công tác xây dựng, công tác lắp đặt thiết bị máy móc, công tác sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc, bao gồm cả công tác khảo sát thiết kế phát sinh trong quá trình thi công.
– Phải là kết quả hoạt động sản xuất theo đúng thiết kế, đúng quy trình công nghệ xây lắp trong hợp đồng giao nhận thầu, có nghĩa là không được tính khối lượng công việc làm ngoài thiết kế quy định hoặc không có trong hợp đồng.
– Phải là kết quả hữu ích của sản xuất xây lắp, có nghĩa là không tính vào giá trị sản xuất xây dựng những khối lượng công trình phải phá đi, những chi phí sửa chữa lại các công trình hưu hỏng do không đảm bảo lượng theo yêu cầu thiết kế của bên thi công gây ra.
* Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác xây dựng.
Công tác xây dựng gồm xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá công trình xây dựng. Giá trị sản xuất công tác xây dựng được tính là chi phí trực tiếp và giá tiếp theo đơn giá dự toán hợp đồng, cho từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành (thành phẩm) và giá trị khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang.
Công thức tính Q = Σ pq + F + L.+ GTGT.
+ P: đơn giá dự toán của 1 đơn vị khối lượng sản phẩm
+ q: Khối lượng thi công xong (hoặc khối lượng thi công dở dang quy ra khối lượng thi công xong)
+ F: chi phí chung
+L: thu nhập chịu thuế tính trước.
+ GTGT: thuế giá trị gia tăng.
* Phương pháp tính giá trị công tác lắp đặt máy móc thiết bị.
Công tác lắp đặt máy móc thiết bị là quá trình lắp đặt máy móc thiết bị lên trên nền hoặc bệ máy cố định (có ghi trong thiết kế dự toán xây lắp) để máy móc và thiết bị có thể hoạt động được, như lắp các thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, thiết bị thí nghiệm, thiết bị khám chữa bệnh.v.v. . .
Giá trị khối lượng công tác lắp đặt máy móc thiết bị được tính gồm 2 phần: Giá trị lắp đặt xong và giá trị lắp đặt dở dang.
– Đối với khối lượng lắp máy xong:
Công thức: Mp = (M x p) +C +TL + GTGT
Trong đó:
+ Mp: giá trị dự toán công tác lắp máy xong
+ M: số tấn lắp máy xong từng bước qui đổi thành tấn máy lắp xong toàn bộ: M = Σ(m x tm)
+ m: số tấn máy lắp xong từng bước.
+ tm: tỷ trọng thời gian lắp xong từng bước cho 1 tấn máy trong tổng số thời gian lắp xong 1 tấn máy theo định mức
+ P: đơn giá lắp 1 tấn máy.
– Đối với khối lượng lắp máy dở dang được qui đổi thành khối lượng thi công xong:
Công thức: Mdd = Σ(m x tm x th) (2.9)
Trong đó:
+ Mdd: số tấn máy lắp dở dang từng bước quy thành số tấn máy lắp xong.
+ m: số tấn máy lắp đặt dở dang ở từng bước.
+ tm: tỷ trọng thời gian ở từng bước chiếm trong toàn bộ thời gian.
+ th: mức độ hoàn thành ở từng bước.
* Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc.
Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc là dùng cấu kiện phụ tùng để thay thế những bộ phận cũ đã bị hao mòn hư hỏng, có nghĩa là phục hồi lại hình thái tự nhiên của nhà cửa, vật kiến trúc, đảm bảo cho nó phát huy tác dụng một cách bình thường.
– Đối với những công việc có đơn giá dự toán thì tính theo công thức: GSCL = ∑ ++ TLCpq + GTGT (2.10)
– Đối với những công việc chưa có đơn giá dự toán thì tính theo phương pháp thực chi, thực thanh, nhưng phải có bên A giám sát chặt chẽ và xác nhận thanh toán.
* Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác xây dựng cơ bản khác và các khoản thu khác được tính vào giá trị sản xuất xây dựng.
Là khối lượng công tác xây dựng khác và những khoản thu khác, theo qui định được tính vào giá trị sản xuất xây dựng nhưng chưa được đề cập ở các phương pháp trên. Những khoản nào có giá dự toán, ghi trong các văn bản hợp đồng, biên bản xác nhận bổ sung, thì căn cứ vào giá dự toán để tính, những khoản nào chưa có giá dự toán, thì tính theo giá thực tế chi phí, nhưng phải có sự xác nhận thanh toán của bên A. Đặc biệt các khoản thu được như chênh lệch do làm tổng thầu chung, thu do cho thuê phương tiện, xe máy thi công phải có người điều khiển đi kèm, thu do bán phế liệu, phế phẩm thải ra trong quá trình sản xuất, đều tính theo các chứng từ thanh toán thực tế và đã thu được tiền về doanh nghiệp.
* Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác thăm dò, khảo sát thiết kế phát sinh trong quá trình thi công
Giá trị sản xuất công tác này xảy ra trong quá trình thi công do công nhân của đơn vị xây lắp tiến hành và phải được sự thoả thuận theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên A và B theo thủ tục nghiệm thu thanh toán.
Trường hợp này chỉ tính khối lượng hoàn thành (không tính khối lượng dở dang). Nếu công việc nào có đơn giá thì dựa vào đơn giá để tính, nếu không có đơn giá thì dựa vào thực thanh để tính.