Giá trị ròng hữu hình đã trở thành một thuật ngữ khá quen thuộc đối với mỗi người. Giá trị ròng hữu hình là giá trị vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ giá trị ròng hữu hình là gì và nội dung của nó cụ thể ra sao.
Mục lục bài viết
1. Giá trị tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng được hiểu là tổng tài sản có của một cá nhân hay một công ty trừ đi tài sản nợ. Với một công ty, nó được xem như vốn cổ đông hay tài sản thuần.
Tài sản ròng còn được xem là công cụ đánh giá chính xác nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về tiền bạc mà bạn sở hữu. Nó là thước đo quan trọng nhất đối với tài sản của cá nhân hoặc tổ chức vì nó giúp bạn gia tăng tài chính mà không chỉ phụ thuộc vào làm công ăn lương. Bên cạnh đó thì tài sản ròng cũng là tiêu chí đánh giá hồ sơ vay của các ngân hàng khi bạn muốn vay tiền. Hiện nay, tài sản ròng có thể áp dụng cho cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia. Giá trị tài sản ròng có thể bị âm, tuy nhiên không cần quá lo lắng. Bằng cách gia tăng việc tích lũy tài sản, kiểm soát các khoản nợ và tốt nhất là thanh toán dứt điểm các khoản nợ để giá trị tài sản ròng lên mức dương.
Giá trị tài sản ròng có tên tiếng anh là Net Worth. Giá trị tài sản ròng được hiểu là giá trị của tài sản tài chính cũng như phi tài chính bạn đang sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế thì giá trị tài sản ròng không bao gồm những khoản nợ chưa được thanh toán.
Tài sản của các chủ thể thông thường sẽ bao gồm tiền mặt cùng với những bất động sản, khoản đầu tư, xe ô tô. Thậm chí là bất kỳ thứ gì có giá trị mà các chủ thể đang sở hữu. Còn nợ chưa thanh toán được hiểu là những khoản vay để mua những tài sản đó hay là khoản mà các chủ thể thế chấp và vay nợ bạn bè, người thân.
Bất cứ một ai cũng có giá trị tài sản ròng (thậm chí là giá trị tài sản ròng có thể âm). Hiện nay thì giá trị tài sản ròng là một công cụ dùng để đánh giá chính xác về tiền bạc bạn đang sở hữu. Nó có thể áp dụng được cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp, chính phủ. Thậm chí giá trị tài sản ròng còn áp dụng được cho toàn bộ quốc gia.
2. Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng:
Giá trị tài sản ròng đối với các cá nhân:
Đối với cá nhân, giá trị tài sản ròng là giá trị tài sản của mỗi cá nhân trừ các khoản nợ. Cụ thể như là giá trị tài sản ròng của cá nhân gồm trang sức, tiền mặt,…. Hay là những khoản tiền đã được bạn đầu tư, khoản tiền hưu trí….tiền tiết kiệm. Nợ của cá nhân phải trả gồm nợ đảm bảo (được thế chấp tài sản), nợ không đảm bảo (vay tiền tiêu dùng, nợ cá nhân).
Thông thường thì những tài sản vô hình như các chứng chỉ, bằng cấp sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng. Dù những tài sản vô hình này cúng góp phần tích cực đến tài chính của một cá nhân.
Giá trị tài sản ròng đối với công ty, doanh nghiệp:
Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp hay bất cứ công ty nào được gọi là vốn của chủ sở hữu riêng hoặc cũng có thể gọi là giá trị sổ sách.
Giá trị tài sản ròng sẽ dựa trên những giá trị của tất cả các tài sản và nợ, doanh nghiệp đó phải trả. Tất cả những con số đó sẽ được thể hiện trong báo cáo tài chính họ thực hiện.
Ngoài ra những khoản giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán vượt quá số vốn của chủ sở hữu cùng với các cổ đông. Đồng nghĩa với việc giá trị đó sẽ bị âm, các cổ đông sẽ bị lỗ.
Giá trị tài sản ròng đối với quốc gia:
Giá trị tài sản ròng của mỗi quốc gia sẽ là tổng giá trị ròng của tổng thể tất cả các đối tượng có liên quan và được tính bằng công thức cụ thể như sau:
Giá trị tài sản ròng quốc gia = Giá trị tài sản ròng của tất cả các công ty + tổ chức + cá nhân cư trú trong quốc gia đó + tài sản ròng của chính phủ
Giá trị tài sản ròng của quốc gia càng lớn thì sẽ thể hiện được sức mạnh tài chính của nước đó so với các nước khác.
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng là nhằm để thể hiện vị trí thật sự, chính xác trên mọi thang đo về tiền bạc. Giá trị tài sản ròng là thước đo của sự giàu có hoặc nghèo, thể hiện tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ, quốc gia. Không những thế giá trị tài sản ròng còn giúp theo dõi biến động tài chính của mình. Giá trị tài sản ròng là con số cụ thể và được tính toán một cách chính xác nên có thể theo dõi được sự tiến triển của tài chính ở mức nào. Giúp cân bằng được thu và chi. Nhiều người chỉ chú trọng nhìn vào thu nhập của mình mà không để ý đến những khoản chi phí mình cần chi tiêu nên dù thu nhập tăng dần nhưng giá trị tài sản còn lại cũng chỉ đi ngang hoặc thậm chí còn giảm đi. Hãy nhớ rằng sự giàu có của bạn không thể hiện ở số tài sản cụ thể mà các chủ thể đang sở hữu, cũng không thể hiện ở số nợ mà các chủ thể này đang gánh chịu mà nó là hiệu của hai con số này. Là một tiêu chí để đánh giá về hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.
Ta nhận thấy, giá trị tài sản ròng là thước đo quan trọng nhất được xây dựng nhằm mục đích để xác định chính xác tài chính của một cá nhân hay tổ chức nên bất cứ ai dù là cá nhân hay các tổ chức cũng cần có kiến thức về thuật ngữ này.
3. Giá trị ròng hữu hình là gì?
Giá trị ròng hữu hình được hiểu là cách tính giá trị ròng của một công ty, không bao gồm giá trị có được từ các tài sản vô hình như bản quyền, bằng sáng chế hay sở hữu trí tuệ.
Giá trị ròng hữu hình cho một công ty về cơ bản là tổng giá trị tài sản hiện vật của công ty. Những tài sản này có thể bao gồm: Tiền mặt; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho; Thiết bị; Công trình xây dựng; Bất động sản; Các khoản đầu tư.
Đối với mỗi một cá nhân, tính toán giá trị ròng hữu hình bao gồm vốn chủ sở hữu, tài sản bất động sản nắm giữ, tài khoản ngân hàng và đầu tư, và các tài sản cá nhân chính như ô tô hoặc trang sức.
Những tài sản cá nhân tương đối không lớn thông thường không được bao gồm trong tính toán giá trị ròng hữu hình của cá nhân.
Công thức tính Giá trị ròng hữu hình được xác định cụ thể như sau: Giá trị ròng hữu hình = Tổng tổng sản – Nợ phải trả – Tài sản vô hình.
Giá trị ròng hữu hình trong tiếng Anh là Tangible Net Worth.
4. Đặc điểm của giá trị ròng hữu hình:
Ưu điểm chính của tính toán giá trị ròng hữu hình là thực hiện đơn giản hơn so với tính toán tổng giá trị ròng , vì việc gán giá trị chính xác lên tài sản hiện vật dễ dàng hơn so với đánh giá tài sản vô hình.
Giá trị ròng hữu hình là một yếu tố thường được xem xét bởi người cho vay đối với công ty hoặc cá nhân đang tìm kiếm tài trợ.
Thông thường, các ngân hàng và chủ nợ sẽ sử dụng tài sản hiện vật của một công ty để bảo đảm cho khoản vay. Nếu công ty không thanh toán được hoặc bị phá sản, ngân hàng có thể thu giữ hợp pháp tài sản.
Tính toán giá trị ròng hữu hình giúp các chủ nợ xác định quy mô và điều kiện cho vay để họ không cho vay nhiều hơn giá trị tài sản của công ty.
5. Hạn chế của việc sử dụng giá trị ròng hữu hình:
Nhược điểm của việc sử dụng giá trị ròng hữu hình đó là khi giá trị này giảm, đại diện cho giá trị ròng thực tế giảm, nhưng công ty hoặc một cá nhân đó lại có giá trị tài sản vô hình lớn.
Cụ thể như là khi công ty phần mềm máy tính lớn như Tập đoàn Microsoft có thể sở hữu nhiều quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác trị giá hàng tỉ USD, sẽ được loại trừ khỏi tính toán giá trị ròng hữu hình.
Một mục có thể làm phức tạp tính toán giá trị ròng hữu hình là nợ cấp dưới. Đây được hiểu là khoản nợ trong trường hợp vỡ nợ hoặc thanh lí chỉ được trả sau khi tất cả các nghĩa vụ nợ đối với các chủ nợ cấp cao thực hiện xong. Một ví dụ đơn giản về nợ cấp dưới đó là thế chấp thứ cấp trên bất động sản.
Thế chấp thứ cấp sẽ chỉ được hoàn trả sau khi khoản nợ được thế chấp chính được trả hết. Nếu giá trị tài sản mà một công ty hoặc cá nhân nắm giữ nợ cấp dưới không đủ để trả lại khoản nợ, thì không nên đưa vào nợ cấp dưới trong tính toán giá trị ròng hữu hình .