Giá trị kinh tế? Giá trị kinh tế trong tiếng Anh là Economic Value. Giá trị kinh tế của hàng hóa tiêu dùng? Giá trị kinh tế trong marketing?
Hàng hoá, dịch vụ chính là sản phẩm của sức lao động. Hàng hoá và dịch vụ được tạo ra có thể thoả mãn tất cả những nhu cầu thiết yếu hay nhất định nào đó của con người thông qua các hoạt động trao đổi và mua bán. Hàng hóa, dịch vụ hiện nay cũng được xem là giá trị rất quan trọng của cuộc sống dẫn đến nhiều thay đổi và phát triển nhận thức đối với nền kinh tế thế giới. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khi ra đời đều có những ý nghĩa và vai trò cụ thể. Và những lợi ích này được gọi chung là giá trị kinh tế. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Giá trị kinh tế:
Định nghĩa giá trị kinh tế:
Giá trị kinh tế được mô tả giốnh như thước đo lợi ích thu được từ hàng hóa, dịch vụ đối với một tác nhân kinh tế.
Giá trị kinh tế cũng có thể hiểu cơ bản đó chính là số tiền tối đa mà một tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có thể trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Giá trị kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Giá trị kinh tế trong tiếng Anh là Economic Value.
Đặc trưng của giá trị kinh tế:
– Giá trị kinh tế thường được đo bằng đơn vị tiền tệ. Ta hiểu tiền tệ ở đây đó chính là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.
– Giá trị kinh tế không nên nhầm lẫn với giá trị thị trường. Giá trị thị trường được hiểu là số tiền tối thiểu mà người tiêu dùng sẽ trả cho hàng hóa, dịch vụ. Cũng chính bởi vì vậy, giá trị kinh tế thường lớn hơn giá trị thị trường.
Tìm hiểu về giá trị kinh tế:
– Các tác nhân trong nền kinh tế dựa vào sở thích để nhằm mục đích có thể xác định giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch vụ và đưa ra quyết định đánh đổi để có được nguồn lực mà họ cần.
Ví dụ cụ thể một người tiêu dùng quyết định mua một túi táo, giá trị kinh tế là số tiền mà người đó sẵn sàng trả cho những quả táo này và đã xét đến việc số tiền đó có thể được chi cho một thứ khác. Sự lựa chọn này chính là đại diện cho một sự đánh đổi.
2. Giá trị kinh tế của hàng hóa tiêu dùng:
2.1. Hàng tiêu dùng:
Khái niệm hàng tiêu dùng:
Hàng tiêu dùng được hiểu là sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng bình thường, còn gọi là hàng hóa cuối cùng. Hàng tiêu dùng là kết quả cuối cùng đạt được của hoạt động sản xuất và chế tạo, và là những gì được bầy bán trên các kệ hàng.
Các ví dụ về hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, thực phẩm và trang sức. Nguyên liệu thô hoặc cơ bản, ví dụ như đồng không được coi là hàng tiêu dùng vì chúng phải được chuyển đổi trước khi trở thành các sản phẩm có thể sử dụng.
Hàng tiêu dùng trong tiếng Anh là gì?
Hàng tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Goods.
Bản chất hàng tiêu dùng:
Hàng tiêu dùng là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích giải trí hoặc cá nhân. Có ba loại hàng tiêu dùng chính bao gồm các loại sau: hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền và dịch vụ.
Hàng tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ cao (ví dụ: hơn ba năm) và được sử dụng lâu, ví dụ xe đạp và tủ lạnh. Hàng tiêu dùng không bền được sử dụng dưới ba năm và có tuổi thọ ngắn, ví dụ cụ thể như thực phẩm và đồ uống. Ví dụ được đưa ra về dịch vụ bao gồm sửa chữa và cắt tóc.
Các doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất (như máy móc thiết bị), lao động từ công nhân và nguyên liệu thô (như đất và kim loại cơ bản) để nhằm mục đích sản xuất hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.
2.2. Giá trị kinh tế của hàng hóa tiêu dùng:
– Giá trị kinh tế không phải là một con số tĩnh, giá trị kinh tế thay đổi khi giá hoặc chất lượng của các mặt hàng tương tự thay đổi.
– Giả sử như giá sữa tăng, mọi người có thể mua ít sữa hơn và ít ngũ cốc hơn. Việc giảm chi tiêu tiêu dùng này có khả năng khiến các nhà sản xuất và nhà bán lẻ giảm chi phí để sản xuất ngũ cốc để lôi kéo người tiêu dùng mua nhiều hơn. Chính bởi vì thế cách mọi người chọn sử dụng thu nhập và thời gian của họ sẽ quyết định giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ.
3. Giá trị kinh tế trong marketing:
3.1. Tìm hiểu về marketing:
Ta hiểu về marketing như sau:
Marketing về cơ bản chính là tiếp thị. Đây là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để nhằm mục đích giúp thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Yếu tố cốt lõi của Marketing đó chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai.
Để các chủ thể có thể thành công lâu dài, doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó gia tăng giá trị thông qua những cách tiếp cận khác nhau với chủ đề mà khách hàng quan tâm.
Theo Philip Kotler, giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới; cũng chính là cha đẻ của marketing hiện đại đã đưa ra định nghĩa rằng: “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”.
Ý nghĩa của marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp:
Marketing hiện nay có vai trò giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng để nhằm mục đích từ đó gia tăng doanh số bán, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp hầu hết đều là hoạt động của marketing. Từ việc hình thành ý tưởng sản xuất đến nghiên cứu tạo nên sản phẩm, bao bì cho đến hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hóa cũng là một trong những chức năng cơ bản của marketing.
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được những sản phẩm mà thị trường đang cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Và marketing là bộ phận tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thông tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng… Vậy nên có thể nói rằng marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường.
Nói chung lại thì ta nhận thấy rằng marketing là bộ phận có vai trò quan trọng trong việc cạnh tranh và thu hút khách hàng với mục đích bán hàng, tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Trong tình trạng kinh tế thị trường phát triển không ngừng như hiện nay khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn thì bộ phận marketing càng cần phải làm việc, sáng tạo và có chiến lược kinh doanh hiệu quả để giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển.
Đối với mỗi người, trong một thời điểm khác nhau, khái niệm marketing cũng sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong thời điểm hiện tại thì marketing được hiểu là bộ phận tạo ra các thông điệp, phương tiện quảng cáo phù hợp, lên kế hoạch thực hiện chiến dịch, duy trì khách hàng trung thành…
3.2. Giá trị kinh tế trong marketing:
– Các công ty sử dụng giá trị kinh tế dành cho khách hàng (EVC) để nhằm mục đích có thể thiết lập giá cho các sản phẩm, dịch vụ của họ.
– Các giá trị kinh tế mà đơn vị dành cho khách hàng không bắt nguồn từ một công thức toán học chính xác, nhưng EVC lại có thể xem xét giá trị hữu hình và vô hình của sản phẩm. Giá trị hữu hình dựa trên chức năng của sản phẩm và giá trị vô hình dựa trên tâm lí và cảm xúc của người tiêu dùng đối với quyền sở hữu sản phẩm.
Ví dụ cụ thể như chủ thể là những người tiêu dùng đánh giá giá trị hữu hình của một đôi giày thể thao dựa trên các đặc trưng như tính bền, khả năng chống thấm ướt và khả năng hỗ trợ trong hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nhãn hiệu hoặc sự kết hợp giữa nhãn hiệu với các chủ thể những người nổi tiếng có thể tăng thêm giá trị vô hình cho đôi giày thể thao này.