Giá trị hoạt động là giá trị phản ánh định giá tài sản doanh nghiệp. Với tính chất là doanh nghiệp vẫn đang tham gia các hoạt động sản xuất hay kinh doanh bình thường. Khi bán doanh nghiệp, từ các tài sản được định giá đều đang được sử dụng trong thời gian sử dụng hữu ích. Vậy giá trị hoạt động là gì? Phân biệt giá trị hoạt động và giá trị thanh lí?
Mục lục bài viết
1. Giá trị hoạt động là gì?
Giá trị hoạt động trong tiếng Anh là Going-Concern Value.
Khái niệm.
Giá trị hoạt động của một doanh nghiệp là giá trị phản ánh tính chất trong khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị hay số tiền thu được khi bán một doanh nghiệp còn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Khi đó, việc bán doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu của các bên. Trong khi doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành các hoạt động sản xuất hay kinh doanh mang về lợi nhuận. Do tính chất vẫn duy trì ổn định khả năng kinh doanh mà giá trị doanh nghiệp phải được xác định phù hợp. Giá trị hoạt động còn được gọi là tổng giá trị.
Thông thường việc bán doanh nghiệp được định giá thông qua các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Bao gồm cả các tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Với giá trị hoạt động, các giá trị này phải được xác định trên khả năng hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình là bất động sản, máy móc, thiết bị hay các giá trị hàng tồn kho. Trong khi tài sản vô hình được hiểu là các sáng chế, thuộc về tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Các thương hiệu, nhãn hiệu của công ty hay lòng trung thành của khách hàng. Nó cũng được chuyển giao và định giá dựa trên căn cứ về hiệu ứng tương lai. Bởi thực chất khi hoạt động, các giá trị mang lại phụ thuộc rất lớn vào tài sản vô hình.
2. Giá trị luôn được định giá cao:
Một doanh nghiệp đang hoạt động thường có giá trị lớn hơn giá trị doanh nghiệp khi bị thanh lí, giải thể hoặc phá sản. Một công ty luôn luôn được coi là một thực thể hoạt động. Trừ khi có lí do chính đáng để tin rằng nó sẽ bị phá sản. Nếu không, các giá trị hoạt động vẫn được phản ánh bình thường khi xác định giá từng nhóm tài sản của doanh nghiệp. Các hoạt động vẫn được duy trì bình thường. Và các tài sản cũng được xác định là còn thời gian sử dụng hữu ích. Khi mà chúng hoàn toàn có tiềm năng phản ánh giá trị cao hơn trong tương lai.
Nói cách khác, giá trị hoạt động của một doanh nghiệp sẽ được phản ánh thông qua tất cả các tài sản doanh nghiệp sở hữu. Bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Nếu các tài sản vô hình mang đến sản phẩm chất lượng cho khách hàng thì tài sản hữu hình còn ầm được nhiều hơn thế. Đó là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng khách hàng trung thành. Đó chính là giá trị phản ánh của một doanh nghiệp còn hoạt động. Cũng là điểm khác biệt dẫn đến giá trị hoạt động được phản ánh cao trên thực tế.
Việc xác định giá trị hoạt động cũng được căn cứ trên các báo cáo, hóa đơn chứng từ. Hay dựa trên phiếu nhập, xuất. Từ đó, công ty xác định giá trị phù hợp. Hoạt động định giá và thương lượng tiến hành mang đến giá trị giao dịch cuối cùng. Đó chính là phản ánh của giá trị hoạt động.
Ví dụ.
Giả sử giá trị thanh lí của Widget Corp là 10 triệu đô la. Với doanh nghiệp tiến hành thanh lý chỉ được định giá trên các tài sản hữu hình. Do đó con số 10 triệu đô la này đại diện cho giá trị hiện tại của hàng tồn kho, công trình kiến trúc của công ty, máy móc thiết bị và các tài sản hữu hình khác được bán. Với giả định rằng công ty đã được thanh lí hoàn toàn. Yếu tố phá sản khiến doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động thanh lý. Nghĩa là bên mua cần phải xác định các khả năng của tài sản nếu mua về. Cũng như bên bán phải nhanh chóng thực hiện các nghĩa vụ khi phá sản. Do đó mà giá trị doanh nghiệp được định giá thấp đi rất nhiều.
Tuy nhiên, giá trị hoạt động của Widget Corp có thể được định giá lên tới 60 triệu đô la. Vì danh tiếng của công ty là nhà sản xuất phụ tùng hàng đầu thế giới. Các tài sản đáp ứng được duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Đặc biệt là các quyền sở hữu bằng sáng chế và quyền liên quan khách cho hoạt động sản xuất phụ tùng. Khi chuyển giao các quyền này có ý nghĩa lớn trong đảm bảo nhất định thương hiệu của công ty. Điều này có nghĩa là ngay cả khi Widget Corp bị bán đi thì nó vẫn sinh lời và tạo ra dòng tiền lớn và ổn định trong tương lai.
3. Phân biệt giá trị hoạt động và giá trị thanh lí:
Về xác định giá trị định giá doanh nghiệp. Có tới 4 góc độ để có thể xác định giá trị của một doanh nghiệp. Dựa trên thực tế phản ánh mà các chủ doanh nghiệp lựa chọn xác định phương pháp nào phù hợp. Đó là giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị thanh lí và giá trị còn lại (giá trị thu hồi). Trong đó, giá trị hoạt động và giá trị thanh lý đại diện cho hai tình trạng hoạt động khác biệt của doanh nghiệp. Từ đó mang đến cách thức xác định giá trị doanh nghiêp hoàn toàn khác nhau.
3.1. Định giá trên tài sản vô hình và tài sản hữu hình mà doanh nghiệp sở hữu:
Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai góc độ khác nhau. Hai loại giá trị này ít khi nào bằng nhau. Mức độ chênh lệch trong cách thức xác định yêu cầu chủ doanh nghiệp phải lựa chọn cách thức tính toán phù hợp. Nhằm đảm bảo các lợi ích lớn nhất khi chuyển giao tài sản.
Giá trị thanh lý (liquidation value). Là giá trị hay số tiền thu được khi thanh lý doanh nghiệp. Tức là khi tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không có khả năng duy trì các hoạt động. Các khoản vốn hay vấn đề tài chính không còn. Chủ doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý các tài sản còn giá trị để thu hồi những khoản thu cuối cùng. Bán doanh nghiệp hay tài sản không còn tiếp tục hoạt động nữa. Với thanh lý, các tài sản thỏa mãn phải là tài sản hữu hình.
Giá trị hoạt động (going-concern value). Là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động. Tứ là khi không còn nhu cầu kinh doanh hoặc không muốn sở hữu doanh nghiệp nữa. Việc định giá và bán doanh nghiệp được thực hiện. Với doanh nghiệp muốn hoạt động phải dựa trên tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Do đó khi định giá doanh nghiệp các tài sản này đều được xác định giá trị. Và phải đảm bảo chuyển giao quyền sở hữu cho chủ sở hữu mới.
3.2. Cách xác định tài sản doanh nghiệp khác nhau:
Có thể thấy việc định giá đối với tài sản hữu hình cũng có thể mang đến sự khác nhau giữa hai ách xác định. Tuy nhiên, Sự khác biệt cơ bản giữa giá trị hoạt động và giá trị thanh lí của công ty được gọi là lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại bao gồm các tài sản vô hình. Như thương hiệu, nhãn hiệu của công ty; bằng sáng chế và lòng trung thành của khách hàng. Lợi thế này lại mang các giá trị rất lớn, nó đưa đến các tiềm năng phát triển và bền vững. Khách hàng có thể sẽ trở thành các đại sứ thương hiệu miễn phí cho doanh nghiệp.
Giá trị thanh lí không bao gồm các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ của công ty, lợi thế thương mại và nhận diện thương hiệu. Trong khi giá trị hoạt động lại phản ánh đối với tất cả các tài sản tham gia vào phục vụ hoạt động doanh nghiệp. Nếu một công ty được bán thay vì thanh lí, thì việc xác định giá trị tàn sản sẽ được tính bằng giá trị hoạt động. Khi đó giá trị thanh lí và giá trị tài sản vô hình sẽ quyết định giá trị hoạt động của công ty.
3.3. Thông thường giá trị hoạt động sẽ lớn hơn giá trị thanh lí:
Khi một công ty được mua lại, thực chất là đang được xem xét với giá trị có thể tạo ra trong tương lai. Người mua luôn muốn xem xét độ phù hợp với nhu cầu, khả năng đáp ứng các đòi hỏi cao. Như chất lượng, thương hiệu hay giá trị sản phẩm,… Được gọi chung là các tài sản hữu hình và vô hình. Phụ thuộc vào việc xem xét các khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Mức độ tác động và ảnh hưởng tích cực từ các tài sản.
Trong khi một công ty tiến hành thanh lý, các hoạt động không được tiến hành. Tài sản mang đến các giá trị không hỗ trợ hay tác động lẫn nhau. Người mua phải tính toán kỹ các tiềm năng có thể khai thác trên tài sản. Do đó, các lợi ích mang đến không rõ ràng. Chỉ được phản ánh trên tài sản hữu hình. Cũng như giá trị tài sản có thể bị kéo xuống thấp hơn mong muốn của người bán.
Kết luận.
Như vậy, giá trị hoạt động là giá trị được xác định đối với tài sản của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động. Các tài sản này vẫn được sử dụng đối với khoảng thời gian hữu ích. Cũng như mang về các giá trị doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó mà trong hoạt động tiến hành định giá, phải xem xét đối với các tiềm năng khai thác lơi nhuận và tạo ra giá trị trong tương lai của tài sản. Giá trị hoạt động thường được định giá cao hơn giá trị thanh lý.