Đối với một loại hàng hóa người ta luôn quan tâm tới công dụng của hàng hóa hay còn gọi là giá trị sửu dụng của hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa là cái làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Vậy giá trị của hàng hóa là gì? Mối quan hệ với giá trị sử dụng của hàng hóa?
Mục lục bài viết
1.Giá trị của hàng hóa là gì?
Giá trị sử dụng của hàng hóa trong tiếng Anh được gọi là Use value hay value in use.
Như chúng ta đã biết về giá trị sử dụng của hàng hóa là một trong hai thuộc tính của hàng hoá vơi các giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Theo đó ta thấy đối với tất cả các loại hàng hóa nào cũng sẽ có một hay một số công dụng cụ thể nào đó. Chính công dụng đó cụ thể là tính có ích đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn…
Có thể thấy với cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.
Với giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung.
Ví dụ như với nguyên liệu là than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt để nhằm mục đích đun, sưởi ấm, khi khoa học – kĩ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.
Hiện nay ta thấy với một xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Có thê nói rằng giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là giá trị sử dụng xã hội bởi vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán.
Lí do này có thể hiểu đây là những đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Cụ thể với giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
+ Với lượng giá trị hàng hóa nằm trong số các thuộc tính xã hội của hàng hóa.
+ Bên cạnh đó thì giá trị hàng hóa được xem là một phạm trù mang tính chất lịch sử. Có thể hiểu khái niệm này đồng nghĩa với việc nó chỉ tồn tại ở một phương thức sản xuất và có sự trao đổi về hàng hóa.
+ Nhu đã nêu trên khái niệm trên thì giá trị hàng hóa biểu hiện các mối quan hệ liên quan tới sản xuất xã hội. Đó là mối quan hệ giữa những người sản xuất ra hàng hóa đó.
+ Không những thế với gá trị trao đổi là một hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa. Theo đó nên giá trị hàng hóa chính là nội dung và cơ sở của giá trị trao đổi. Trường hợp mà có giá trị hàng hóa thay đổi sẽ dẫn tới giá trị trao đổi cũng sẽ bị thay đổi theo.
2. Mối quan hệ với giá trị sử dụng của hàng hóa:
Như chúng ta đã biết thì giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự liên kết, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Theo đó ta thấy với mặt thống nhất thể hiện ở chỗ là hai thuộc tính này cùng xuất hiện và ở trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa.
Trường hợp nếu như thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa. Ví dụ như một vật có ích cụ thể là có giá trị sử dụng, nhưng không do lao động tạo ra nghia là nếu không có kết tinh lao động như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
Đầu tiên có thể dễ nhận thấy với danh nghĩa là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Bên cạnh đó nếu với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá.
Không những vậy với giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian cụ thể với các giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Như vậy nên nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.
3. Hai thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng:
Đối với một hàng hóa cụ thể nào đó thì giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu đó là công dụng của hàng hóa công dụng này với mục đích để có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, và theo đó thì không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa cụ thể đó là:
+ Đặc trưng đầu tiên chúng tôi muốn nhắc tới là hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng cụ thể khác nhau. Theo đó với số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và kỹ thuật.
+ Đặc trưng thứ hai khi nhắc về giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn với lí do là vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
+ Cuối cùng đối với loại giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng tức là trong tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Trên thực tế thì hàng hóa hiện nay ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.
Giá trị hàng hóa:
Khi nói về giá trị của hàng hóa ta thấy bất kì một loại hàng hoá cụ thể nào đó thì sẽ đều phải có giá trị sử dụng của nó. Bên cạnh đó thì không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Trường hợp cụ thể nếu như một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Theo đó nên nếu trên thị trường kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi:
Với một hàng hoa nếu muốn trao đổi ta phải hiểu về giá trị trao đổi của nó và được hiểu đó là một quan hệ về số lượng hàng hóa , cụ thể thì với một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc
+ Trong trường hợp cụ thể về hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Ngueyen nhân là do các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Theo đó nên ta thấy với các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổicụ thể thuộc tính đó là với các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Trên thực tế thì các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Cũng nhu tại ví dụ trên nếu như có một người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Theo đó thì việc chúng ta trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc. Theo đó nên với hao phí để sản xuất ra hàng hóa được xem là một căn cứ và cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.