Giả thuyết thu nhập tương đối là giả thuyết được đưa ra trong kinh tế học. Với các giả thuyết thu nhập tương đối có thể lý giải cho các quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặt trong mối tương quan với những cá nhân khác trong xã hội. Tính chất tương đối phản bác giả thuyết thu nhập tuyệt đối. Vậy giả thuyết thu nhập tương đối là gì? Đặc trưng và nội dung giả thuyết?
Mục lục bài viết
1. Giả thuyết thu nhập tương đối là gì?
Giả thuyết thu nhập tương đối trong tiếng Anh là Relative income hypothesis.
Khái niệm.
Trong kinh tế học, giả thuyết thu nhập tương đối được cho là của James Duesenberry. Là người đã nghiên cứu tác động của ý tưởng này đối với hành vi tiêu dùng. Khi xem xét các tương quan giữa tiêu dùng và thu nhập của một đối tượng. Từ đó liên hệ với các mối quan hệ phản ánh với địa vị xã hội và các nhu cầu tiêu dùng thực tế.
Giả thuyết về thu nhập tương đối mang đến các đánh giá đối với cách thức tiêu dùng của cá nhân hay gia đình. Trong đó các yếu tố được quan tâm là thu nhập và nhu cầu trong chi tiêu. Nó được phản ánh trên mức sống mà họ mong muốn. Cũng như thể hiện địa vị so với người khác. Giả thuyết này phản bác giả thuyết thu nhập tuyệt đối khi cho rằng con người sẽ tính toán chi tiêu phù hợp với tỷ lệ thu nhập.
Với nội dung của giả thuyết, các kế hoạch tiết kiệm không được xác định từ trước. Con người phải đảm bảo mức sống phản ánh địa vị mong muốn trước. Sau đó khoản còn thừa sẽ được thực hiện cho các mục đích khác sau. Như vậy các cảm nhận của họ về đảm bảo mức sống và nhu cầu chi tiêu mới có ý nghĩa quyết định. Và ở đó, người ta quan tâm nhiều tới việc sẽ kiếm được bao nhiêu giá trị trong thu nhập. Các nhu cầu chi tiêu phản ánh địa vị như thế nào trong xã hội. Họ chi tiêu được bao nhiêu so với những người khác. Thay vì nhận định con người quá đề cao đến kế hoạch quan tâm đến phúc lợi của bản thân.
Giải thích khái niệm.
Như vậy các thu nhập tương đối là mối quan tâm cũng như tác động lên hành vi tiêu dùng. Nó mới chính là nguyên nhân phản ánh tính chất hay nhu cầu trong chi tiêu của cá nhân hay hộ gia đình. Và khi họ càng xem trọng địa vị xã hội, càng tác động là cho chi tiêu của họ cao hơn. Mà không phụ thuộc vào tác động của thu nhập. Như vậy giả thuyết cho rằng chính thu nhập tương đối của một người hay một dân tộc mới có ý nghĩa quan trọng. Khái niệm thu nhập tương đối ở đây là mức thu nhập của một người, một nước so với thu nhập của người khác, nước khác. Trong xem xét các tương quan chi tiêu với đối tượng khác trong xã hội.
Nội dung giả định giải thích cho các mức độ thỏa mãn hay mức độ mong muốn tiện ích của các cá nhân. Khi các mức tiêu dùng phụ thuộc và phản ánh trên các mức độ tương đối trong xã hội. Như các so với mức tiêu dùng trung bình hay các mức tiêu dùng của các địa vị khác nhau. Mong muốn được nhìn nhận với địa vị họ mong muốn hơn là mức tuyệt đối của họ. Các giá trị thu nhập không được cân đối hay tính toán phù hợp, hợp lý với giá trị chi tiêu. Nó dựa trên một định đề đã được các nhà tâm lý học và xã hội học thừa nhận từ lâu. Đó là các cá nhân quan tâm đến địa vị được thể hiện trong xã hội.
2. Đặc trưng của giả thuyết:
Trong nội dung xem xét về thu nhập tương đối, thu nhập không được phản ánh là yếu tố chính hay chủ đạo trong giải thích tiêu dùng. Nó chỉ là yếu tố tương đối khoanh vùng giá trị tiêu dùng diễn ra xung quanh thu nhập.
Phụ thuộc chi tiêu ở các giai đoạn trước đó.
Có một vài phiên bản của giả thuyết này, được nghiên cứu và nhân định bởi nhiều nhà kinh tế. Khi họ thấy được các phản ánh thực tế trong nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân. Nó không hoàn toàn tuân thủ theo tính chất tuyệt đối. Trong đó bài phát biểu của Duesenberry đã nhận được nhiều sự chú ý nhất. Các phản ánh trong tính chất nhu cầu tối thiểu hay nhu cầu cơ bản được đặt ra. Với mỗi cá nhân hay hộ gia đình thì quan điểm về các mức độ đó lại khác nhau. Các giá trị trong chi tiêu đảm bảo cho họ ở các nhu cầu mà họ cho là cần thiết. Do đó mà một hộ gia đình đạt đến một mức chi tiêu, rất khó để chi tiêu ít hơn sau đó.
Những người ủng hộ giả thuyết thu nhập tương đối nói rằng mức chi tiêu hiện tại không chỉ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ hiện tại hay mức thu nhập. Mà còn phụ thuộc vào cả mức chi tiêu đạt được trong giai đoạn trước. Khi các giá trị phản ánh cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người được đáp ứng càng đa dạng. Do đó mà khó có thể kiểm soát chi tiêu trong các giai đoạn ổn định. Khi đó, các chi tiêu trong giai đoạn trước như những thước đo về nhu cầu cơ bản của họ. Từ đó mà khả năng điều chỉnh cắt giảm trở lên khó khăn. Giá trị chi tiêu chỉ có thể giữ ở mức ổn định hoặc tiêu dùng cao hơn ở các giai đoạn sau.
3. Đặc điểm của thu nhập tương đối:
– Chúng ta quan tâm đến hạnh phúc tương đối hơn là phúc lợi tuyệt đối. Đó là hạnh phúc khi được ổn định sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ. Đảm bảo cho các nhu cầu và chất lượng cuộc sống ở mức ổn định và phát triển. Tức là khi các nhu cầu được đáp ứng nhiều hơn và tiện ích, mang đến trải nghiệm hiện đại hơn. Do đó mà các thu nhập có thể chỉ được xem xét khi tiêu dùng đạt ngưỡng.
– Tiêu dùng được xác định bởi mức thu nhập tương đối, mức thu nhập hiện tại và mức tiêu dùng trước đây. Khi đảm bảo các nhu cầu được đáp ứng. Nhưng vẫn phải xem xét trong phạm vi thu nhập thực tế. Mọi người không muốn chi tiêu ít hơn mức trước đó. Do các tính chất phản ánh địa vị của họ trong cuộc sống. Cũng có thể so sánh tiêu dùng với các đối tương khác.
– Thái độ của chúng ta đối với tiêu dùng và tiết kiệm được quyết định nhiều hơn bởi vị trí trong mối quan hệ với người khác hơn là trong lí thuyết về mức sống. Tức là các phản ánh trong tính chất cạnh tranh, luôn muốn các giá trị bản thân phản ánh tốt nhất. Do đó các tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu và thể hiện giá trị bản thân.
– Những người nghèo chi tiêu thu nhập của họ nhiều hơn những người giàu hơn xét về tỷ lệ thu nhập. Khi người giàu chi tiêu 50% thu nhập thì người nghèo có thể bỏ ra gần như toàn bộ. Bởi các giá trị thực tế của họ không cao. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Và vì họ muốn thu hẹp khoảng cách tiêu dùng.
– Tiêu dùng của một gia đình phụ thuộc một phần vào thu nhập của họ, so với các gia đình khác. Tiêu dùng giữa các gia đình là các giá trị phản ánh khác nhau. Nó dựa trên các phản ánh thực tế về thu nhập. Do đó mà với các nhu cầu hay đòi hỏi ngày càng cao. Thì người này có thể đáp ứng thông qua thu nhập, trong khi người khác thì không.
4. Nội dung giả thuyết:
Giả thuyết được đưa ra bởi James Duesenberry, một nhà kinh tế học người Mỹ. Theo đó, các địa vị xã hội và nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống phản ánh tính chất tiêu dùng của một người. Theo giả thuyết thu nhập tương đối, một người bình thường sẽ hạnh phúc hơn nếu được tăng lương hàng tuần 100 đô la Trong khi những người khác chỉ nhận được 50 đô la. So với việc nhận mức tăng 150 đô la tương tự như những người khác. Nó mang đến các giá trị trong phản ánh năng lực hay địa vị của họ cao hơn. Và đó là ý nghĩa họ kỳ vọng nhiều hơn là các sự công nhận như nhau.
Cũng theo đó, người có thu nhập thấp hơn có thể chi tiêu nhiều hơn đồng nghiệp của họ. Khi mong muốn các giá trị phản ánh trong nhu cầu và sự hưởng thụ cao hơn. Vì họ muốn giảm khoảng cách về mức sống – mức tiêu thụ. Khi các thu nhập không được xem xét hay quan tâm đầu tiên. Nó càng phù hợp trong cuộc sống. Khi mà những người có địa vị được xem trọng hơn trong cuộc sống.
Như vậy nội dung phản ánh:
Thái độ của một cá nhân đối với tiêu dùng và tiết kiệm được quan tâm nhiều hơn. Nó tác động nhiều hơn đến thực tế tiêu dùng thay vì cân đối với thu nhập nhận được. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, xu hướng tiêu dùng nhiều hơn có thể mang đến các giá trị cao hơn. Trong khi thu nhập của các đối tượng khác nhau không được chia sẻ cụ thể. Mọi người đều mong muốn với những tiêu dùng của mình, sẽ phản ánh giá trị cũng như thu nhập bản thân.
Thứ hai, nó đưa ra giả thuyết rằng mức tiêu thụ hiện tại còn bị ảnh hưởng bởi mức tiêu thụ đạt được trong giai đoạn trước. Ngoài các ảnh hưởng bởi mức thu nhập tuyệt đối và tương đối hiện tại. Nếu không rơi vào những ép buộc hay biến cố cụ thể, một gia đình khó có thể cân đối lại các nhu cầu chi tiêu và mức tiêu dùng thấp đi. Và tiêu dùng phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại tương ứng cùng với thu nhập cao nhất trong quá khứ. Nó không chỉ dựa trên các mong muốn trong tiêu dùng hay tiết kiệm như giả thuyết tương đối.