Trong kinh tế có rất nhiều các lí thuyết để mô tả sự kì vọng của tương lai trong đó chúng ta phải kể đến một loại lí thuyết rất đặc biệt và có ý nghĩa đó chính là giả thuyết kì vọng thích ứng. Đây là lí thuyết mô tả sự kì vọng dựa trên những kinh nghiệm. Vậy giả thuyết kì vọng thích ứng là gì? Nội dung và ví dụ về giả thuyết?
Mục lục bài viết
1. Giả thuyết kì vọng thích ứng là gì?
Giả thuyết kì vọng thích ứng trong tiếng Anh là Adaptive Expectations Hypothesis.
Chắc hẳn trong kinh tế chúng ta đã nghe rất nhiều về giả thuyết kì vọng thích ứng đây được hiểu là một lí thuyết kinh tế cho rằng các cá nhân điều chỉnh kì vọng của họ về tương lai dựa trên những kinh nghiệm và sự kiện đã xảy ra gần đây. Cũng từ diddos nên trong lĩnh vực tài chính, hiệu ứng này có thể khiến mọi người đưa ra quyết định đầu tư dựa trên xu hướng của dữ liệu lịch sử gần đây, chẳng hạn như hoạt động của giá cổ phiếu hoặc tỉ lệ lạm phát, và điều chỉnh dữ liệu cụ thể đó là dựa trên kì vọng của họ để dự đoán hoạt động hoặc tỉ lệ trong tương lai.
Hiện nay căn cứ dựa theo loại giả thuyết kì vọng thích ứng cho thấy các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh kì vọng của họ về hành vi trong tương lai dựa trên hành vi quá khứ gần đây. Trường hợp nếu như trên tthị trường đang có xu hướng giảm, mọi người có thể sẽ mong đợi nó sẽ tiếp tục giảm bởi vì đó là những gì thị trường đã và đang hoạt động trong thời gian gần đây.
Theo đó nên theo xu hướng nghĩ theo cách này có thể sẽ gây hại vì nó khiến mọi người đánh mất cái nhìn bao quát hơn trong dài hạn, và bên cạnh đó cũng sẽ lại tập trung vào những hoạt động gần đây và kì vọng rằng nó sẽ tiếp tục diễn biến như trước. Trong thực tế, nhiều khoản đầu tư có xu hướng quay trở về giá trị trung bình. Trường hợp cụ thể như một người trở nên quá tập trung vào biến động gần đây, họ có thể không bắt được dấu hiệu của bước ngoặt và bỏ lỡ cơ hội. Theo đó nên với niềm tin rằng xu hướng sẽ tiếp tục tồn tại chỉ vì chúng đã xảy ra có thể dẫn đến sự tự tin thái quá cho rằng xu hướng sẽ kéo dài vô thời hạn, và dẫn đến bong bóng tài sản.
2. Nội dung và ví dụ về giả thuyết kì vọng thích ứng:
Với nội dung này vào khoảng thờ gian ngày 10 tháng 10 năm 1995, Viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải khoa học Kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1995 cho giáo sư Robert E. Lucas, Jr., Đại học Chicago, Hoa Kỳ đã phát triển và ứng dụng giả thuyết kì vọngthích ứng và nhờ đó đã thay đổi phân tích kinh tế vĩ mô và đào sâu nhận thức của chúng ta về chính sách kinh tế.
Theo loại giả thuyết này thì với chỉ tiêu cho đầu tư vào kinh doanh và hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn của kì vọng về tương lai của các nhà kinh doanh. Như vậy với nhứng kì vọng là nhân tố chủ yếu gây ra chu kì kinh doanh. Trường hợp các nhà kinh doanh hoạt động trong điều kiện hiểu biết hoàn hảo, thì chu kì kinh doanh dưới dạng hiện nay có lẽ không tồn tại.
Như chúng ta đã biết về tác dộng của sự kì vọng đóng vai trò đáng kể trong các cuộc thương lượng về tiền lương, trong đó người chủ và người lao động phải dự kiến về các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, chẳng hạn như tỉ lệ lạm phát. Theo đó nên các tác nhân kinh tế hiểu biết toàn diện về tương lai, ảo tưởng tiền tệ sẽ không tồn tại, và việc làm hay mức sử dụng lao động sẽ luôn phụ thuộc vào tiền lương thực tế.
Cũng từ đó dựa theo quan điểm thống kê, giả định này không hàm ý kì vọng luôn luôn chính xác. Sai số dự báo có thể phát sinh, nhưng nó không chệch và dự báo được. Trên thực tế kì vọng tồn tại dưới dạng một phân phối xác suất có số bình quân và phương sai nhất định, mặc dù giả thuyết kì vọng hợp lí chủ yếu liên quan đến số bình quân.
Cũng căn cứ theo đó ta thấy với mô hình kì vọng hợp lí có thể áp dụng nhiều hơn cho các thị trường đang tiến đến sự cạnh tranh hoàn hảo và ít có tác dụng hơn khi được vận dụng vào việc phân tích các vấn đề kinh tế vĩ mô hiện đại.
Như vậy với lý thuyết này có thể ứng dụng của giả thuyết kì vọng hợp lí, sự ra đời của lí thuyết điểm cân bằng các chu kì kinh doanh, đã đi sâu vào những vấn đề sử dụng chính sách kinh tế để kiểm soát nền kinh tế và khả năng đánh giá các chính sách kinh tế với phương pháp thống kê. Ngoài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô, những đóng góp khác của giáo sư còn có tác động vô cùng lớn với nghiên cứu trong các lĩnh vực khác.
3. Ví dụ về giả thuyết kì vọng thích ứng:
Ví dụ, trước khi bong bóng nhà ở bùng nổ, giá nhà đã được đánh giá quá cao và xu hướng tăng trong một khoảng thời gian dài đáng kể ở nhiều khu vực địa lý ở Mỹ. Mọi người tập trung vào thực tế này và giả định nó sẽ tiếp tục vô thời hạn, vì vậy họ tận dụng và mua tài sản với giả định rằng sự đảo chiều giá trung bình không phải là một khả năng có thể xảy ra trong tương lai bởi vì nó đã không xảy ra gần đây. Chu trình quay lại và giá giảm khi bong bóng bùng nổ.
Bên cạnh đó ở một khía cạnh khác ví dụ như nếu lạm phát trong 10 năm qua đã được chạy trong khoảng 2-3%, các nhà đầu tư sẽ sử dụng kỳ vọng lạm phát ở phạm vi đó khi đưa ra quyết định đầu tư. Theo đó nếu có một biến động tạm thời nhưng có tác động cực kỳ mạnh đến lạm phát xảy ra gần đây, ví dụ cụ thể có thể kể tới như hiện tượng lạm phát chi phí đẩy, các nhà đầu tư sẽ đánh giá quá cao sự chuyển động của tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Điều ngược lại sẽ xảy ra trong môi trường lạm phát cầu kéo.
4. Ưu và nhược điểm của lý thuyết:
Điểm mạnh của lý thuyết
Theo nhũng thông tin mà Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp như trên thì với sự kỳ vọng của nhân viên được thúc đẩy bởi phần thưởng và ưu đãi. Theo đó nên với các mục tiêu phù hợp được đặt ra, điều này có thể kích hoạt một quy trình tạo động lực giúp cải thiện hiệu suất. Cũng từ đó chúng ta khi quản lý nắm vững các nguyên tắc lý thuyết kỳ vọng, họ có thể sử dụng các khái niệm để tập hợp các nhóm làm việc hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình. Như vậy nên ta thấy sẽ hiểu rõ hơn chính xác những gì họ cần cung cấp để thúc đẩy nhân viên của mình, tìm kiếm bất kỳ khoảng cách nào trong các kỹ năng cần đào tạo và cam kết cung cấp phần thưởng.
Một số điểm yếu
Ta thấy cụ thể thì với lý thuyết sẽ không đem lại hiệu quả trong thực tế mà không có sự tham gia tích cực từ các nhà quản lý. Lý thuyết cho rằng tất cả những gì nhân viên cần đã được đề cập đến. Thực tế cho chúng ta thấy các nhà lãnh đạo phải cố gắng nghiên cứu để tìm ra những gì nhân viên của họ coi là phần thưởng. Từ đó nên các nhà lãnh đạo cũng phải đánh giá chính xác khả năng của nhân viên và cung cấp tất cả các nguồn lực phù hợp để giúp nhân viên thành công trong công việc. Nếu với trường hợp này người quản lý cũng phải giữ lời và phía nhân viên cần tin tưởng rằng nếu họ nỗ lực và nỗ lực, họ sẽ thực sự nhận được phần thưởng đã hứa.
Bên cạnh các ddiemr mạnh ta thấy có một điểm yếu khác của lý thuyết kỳ vọng xuất hiện ở đây đó là khi quản lý đưa ra những động lực và phần thưởng nhất định, nhưng nhân viên không coi trọng hoặc tin vào chúng và cũng có thể xem đây là quản lý đòn bẩy chính phải hướng dẫn hành vi của nhóm của họ, Thế nên nếu họ không chọn phần thưởng có đủ giá trị nhận thức, nhân viên sẽ mất động lực để thực hiện.
Giả sử trongw trường hợp các nhà quản lý tin rằng thêm 5 đô la tiền lương sẽ thúc đẩy nhân viên, Tuy nhiên nhân viên đó chỉ có thể tìm thấy một phần thưởng tăng thêm và ngay lập tức có giá trị nếu ít nhất là 10 đô la. Như vậy nếu không tâm lý và thiếu đi sự quan tâm của ban quản lý, thì có thể dẫn tới những nhân viên không có động lực dẫn đến hiệu suất làm việc không thể tăng, thậm chí là giảm trong quá trình thực hiện công việc.