Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội các nhu cầu về đời sống sức khỏe của con người càng ngày càng được tăng cao. Để có một sức khỏe tốt nhiều người đã tìm đến các sản phẩm là thực phẩm chức năng, khiến cho thị trường sản xuất sản phẩm cũng trở nên sôi động hơn. Vậy gia công sản phẩm chức năng là gì?
Mục lục bài viết
1. Gia công thực phẩm chức năng là gì?
Trước khi đi vào nghiên cứu và phân tích về hoạt động gia công thực phẩm chức năng, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đôi chút về thuật ngữ gia công và thuật ngữ thực phẩm chức năng để có những kiến thức cơ bản góp phần phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng và dễ hiểu hơn về hoạt động gia công thực phẩm chức năng.
Gia công là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ vật liệu,… và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động sản xuất sản (người đặt gia công trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất) và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh từ phía người nhận gia công. Người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công dựa trên số lượng sản phẩm đã làm ra.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể với tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Từ những phân tích trên ta đưa ra một định nghĩa về “Gia công thực phẩm chức năng” đây là một quá trình khép kín bao gồm nhiều công đoạn phức tạp như tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm nguyên liệu, định lượng, bào chế, đặt tên, thiết kế bao bì sản phẩm hoàn thiện sản phẩm. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi phải đảm bảo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất định.
Lưu ý: Quá trình gia công chỉ được thực hiện khi đơn vị chủ sở hữu đã nghiên cứu sản phẩm thành công ở quy mô phòng thí nghiệm. Sau khi tiến hành nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia sẽ xác định loại thảo dược cần sử dụng cho công thức và quyết định nên sản xuất dưới dạng nào: dạng viên hay sủi, phải mềm hay cứng…
Trong trường hợp các nhà máy tiến hành gia công không đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) thì đồng nghĩa với việc các sản phẩm thực phẩm chức năng sẽ không được cấp phép lưu hành. Do vậy, các đơn vị sản xuất cần phải hết sức lưu ý khi lựa chọn đơn vị gia công thực phẩm chức năng để tránh những vấn đề về pháp lý có thể xảy ra một cách bất ngờ. Có thể nói gia công thực phẩm chức năng là cả một quá trình phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Trong đó, nguyên liệu đầu vào sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm.
Trong tiếng anh Gia công thực phẩm chức năng có tên gọi là functional food processing
2. Quy trình gia công thực phẩm chức năng:
Hoạt động Gia công thực phẩm chức năng được tiến hành thực hiện theo một quy trình khép kín bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Nhập nguyên liệu cần dùng cho quá trình sản xuất thực phẩm chức năng vào kho. Đây là việc người gia công sẽ lựa chọn những nguyên liệu đầu tiên ngoài thị đường cần thiết cho hoạt động gia công thực phẩm chức năng vào kho của công xưởng mình để chuẩn bị cho các giai đoạn sau của quá trình gia công thực phẩm chức năng.
Bước 2: Đến với bước này người gia công sẽ tiến hành lấy mẫu nguyên liệu đã nhập và chuẩn bị trường trong kho để đem đi kiểm tra, kiểm nghiệm lại nguyên liệu này dựa trên các tiêu chuẩn có từ trước để lựa chọn những nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn đăng ký và loại bỏ những nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thực phẩm chức năng sau khi đã tiến hành gia công.
Bước 3: Sau khi đã lựa chọn được nguyên liệu đủ tiêu chuẩn cho quá trình gia công, người gia công tiếp tục chuyển số nguyên liệu đã đủ tiêu chuẩn này vào một kho độc lập để chuẩn bị tiến hành gia công.
Bước 4: Lên định lượng các nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn để đưa vào bào chế. Đây là quá trình người gia công sẽ tiến hành ước tính khối lượng mà nguyên liệu sẽ được sử dụng trong số nguyên liệu đã được kiểm nghiệm để tiến hành chuẩn bị cho việc bào chế nguyên liệu được chính xác, tránh tình trạng khi bào chế bị thiếu hoặc thừa nguyên liệu
Bước 5: Bào chế sản phẩm. Đến bước này người gia công sẽ tiến hành bào chế số nguyên liệu đã được đo định lượng từ trước để tạo ra sản phẩm thực phẩm chức năng.
Bước 6: Đóng lọ hoặc ép vỉ thực phẩm chức năng. Tại bước này người gia công sẽ tiến hành đưa phần bào chế sản phẩm vào không gian chứa như lọ, ép vỉ,… tùy theo yêu cầu về mẫu mà khách hàng đã thực hiện đăng ký với Cục An toàn thực phẩm từ trước.
Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Tại bước này người gia công sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm cũng như dán tem, dán mác, thông tin sản phẩm,…để hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh.
Bước 8: Lấy mẫu thực phẩm chức năng đã gia công để kiểm nghiệm chất lượng trước khi phân phối tới khách hàng. Đối với sản phẩm là thực phẩm chức năng là những sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người cho nên các nhà máy sản xuất gia công, đóng gói cùng với bộ phận cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng của sản phẩm là thực phẩm chức năng đã được gia công để tiến hành phân phối ra thị trường tiêu dùng.
Bước 9: Nhập sản phẩm vào kho, lấy mã và phân phối sản phẩm ra thị trường. Đây là bước cuối cùng, theo đó người gia công sẽ sắp xếp, đóng gói sản phẩm để đưa vào khoa sau đó vận chuyển đến các nhà cung cấp, đại lý trên thị trường để đưa sản phẩm là thực phẩm chức năng đến với người tiêu dùng.
3. Tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với nhà máy gia công thực phẩm chức năng:
Như đã được đề cập tại phần một thì khi muốn tiến hành gia công sản phẩm là thực phẩm chức năng đòi hỏi cơ sở gia công hay nhà máy sản xuất đảm nhiệm nhiệm vụ gia công thực phẩm chức năng phải đảm bảo các tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt). Tiêu chuẩn này bao gồm rất nhiều hạng mục cụ thể như sau:
3.1. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của nhà xưởng:
Đối với một cơ sở sản xuất thì yếu tố trang thiết bị, may móc, cơ sở hạ tầng luôn là yếu tố cần nhiều sự quan tâm, bởi đây là những yếu tố giúp bảo vệ sự an toàn cho người công nhân làm việc trong các nhà máy, công xưởng và đồng thời giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm sẽ được sản xuất ra, cũng như đây là những yếu tố giúp bảo vệ môi trường từ các khí thải trong quá trình sản xuất ra sản phẩm,… Trong quá trình gia công sản thực phẩm chức năng để được phép gia công các đơn vị thực hiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn gắt gao về nhà xưởng sản xuất. Cụ thể, nhà xưởng phải được trang bị đầy đủ các máy móc hiện đại, bố trí các phân khu sản xuất rõ ràng và cụ thể để gia công không bị chồng chéo các công đoạn gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm là thực phẩm chức năng.
3.2. Tiêu chuẩn đối với nhân sự:
Bên cạnh yếu tố về nhà máy, công xưởng thì đơn vị đảm nhiệm nhiệm vụ gia công thực phẩm chức năng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nhân sự. Quá trình gia công thực phẩm chức năng là một quá trình được diễn ra phức tạp và đa dạng cho lên đòi hỏi người thực hiện phải là những người có chuyên môn và trình độ, kỹ thuật cao. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhân viên trong quá trình gia công phải được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp để đảm bảo cho các thao tác gia công chuẩn xác và đúng tiêu chuẩn đã đặt ra.
3.3. Tiêu chuẩn đối với vệ sinh:
Như đã được biết thực phẩm chức năng là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, nhà máy, công xưởng là cơ sở sản xuất ra những sản phẩm này đòi hỏi phải bảo đảm nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về vệ sinh nhà máy, công xưởng để đảm bảo thực phẩm không bị biến đổi do các tác nhân của môi trường độc hại xung quanh tác động tới.
Nhìn chung, gia công thực phẩm chức năng là một quá trình thực hiện phức tạp đòi hỏi người gia công phải có kiến thức và trình độ, kỹ năng chuyên môn cao về lĩnh vực này, cũng như đòi hỏi nơi sẽ tiến hành gia công là những nhà máy, công xưởng cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuyển nhất định để sản phẩm là thực phẩm chức năng khi sản xuất ra có chất lượng đủ tiêu chuyển phục vụ cho các nhu cầu cần thiết về bồi dưỡng sức khỏe, chữa bệnh của người tiêu dùng.