Giá cả sản xuất là phạm trù kinh tế tài chính tương tự với phạm trù giá cả. Công thức tính giá cả sản xuất? Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất?
Mục lục bài viết
1. Giá cả sản xuất là gì?
Giá cả được hiểu cơ bản chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền mà các chủ thể cần phải trả cho hàng hóa đó.
Về nghĩa rộng thì giá cả chính là số tiền các chủ thể phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa đã có sự ăn khớp với nhau thì giá cả cũng sẽ giúp phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó, trường hợp này trên thực tế cũng sẽ ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hóa trên thực tế thì cũng sẽ cao hơn so giá trị của hàng hóa nếu như số lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại nếu như trong trường hợp cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa đó.
Các yếu tố tác động nên giá trị cả: Quan hệ cung và cầu về hàng hóa; Giá trị của đồng tiền; Giá trị của bản thân các loại hàng hóa đó.
Giá cả sản xuất được hiểu cơ bản chính là phạm trù kinh tế tài chính tương tự với phạm trù giá cả. Giá cả sản xuất cũng là cơ sở của giá cả ở trên thị trường. Giá cả sản xuất sẽ góp phần quan trọng giúp điều tiết giá cả thị trường, giá cả thị trường sẽ có sự xoay quanh giá cả sản xuất. Trong trường hợp khi giá trị sản phẩm và hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị sẽ có hình thức bộc lộ cụ thể thành quy luật giá cả sản xuất .
2. Công thức tính giá cả sản xuất:
Ta nhận thấy rằng, hình thức chuyển hoá của giá trị hàng hoá sẽ biểu hiện thành chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất.
Trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ và trong những buổi đầu của nền kinh tế tư bản, hàng hoá được tạo ra sẽ được bán theo đúng các giá trị của chúng. Nhưng khi khoa học và kĩ thuật phát triển và hàng hoá được tạo ra được ứng dụng rộng rãi nhưng chúng lại không đồng đều thì lợi nhuận thu được ở các ngành cũng sẽ có sự khác nhau.
Trong tình hình đó thì cũng đã thúc đẩy các chủ thể là những nhà tư bản tăng cường cạnh tranh nhằm mục đích để tranh giành nơi đầu tư sao cho nơi đó có lợi nhất, di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác để nhằm mục đích có tỉ suất lợi nhuận cao, và cuối cùng thì điều này đã dẫn tới việc xác lập tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Từ đó giá cả thị trường biến động xung quanh giá cả sản xuất. Sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất và giá trị không phủ nhận mà là xác nhận sự hoạt động của quy luật giá trị. Xét cho cùng tổng số giá cả sản xuất trong xã hội hiện nay cũng sẽ bằng tổng giá trị của nó. Giá cả sản xuất hoàn toàn sẽ dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá, nếu giá trị thay đổi thì giá cả sản xuất cũng sẽ có những sự thay đổi theo.
3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất:
3.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường:
Sự cạnh tranh giữa các chủ thể xuất hiện và sự cạnh tranh này gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cạnh tranh được hiểu cơ bản chính là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những chủ thể là những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm mục đích chính là để có thể giành giật được những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, để nhằm mục đích có thể thu lợi nhuận cao nhất.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, ta nhận thấy rằng, đã tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành được hiểu cơ bản chính là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, các xí nghiệp này cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm mục đích để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để nhằm mục đích có thể thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh chủ yếu đó là các chủ thể là những nhà tư bản đã thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao đối với năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa xí nghiệp sản xuất ra có sự thấp hơn so với giá trị xã hội của hàng hóa đó để nhằm mục đích giúp các chủ thể đó thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành đó chính là đã giúp hình thành nên giá trị xã hội (giá tri thị trường) của từng loại hàng hóa.
3.2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:
Cạnh tranh giữa các ngành được hiểu cơ bản chính là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, sự cạnh tranh này nhằm mục đích để các chủ thể có thể tìm nơi đầu tư có lợi hơn, hay cũng có nghĩa là nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành đó là tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, hay chính là phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất có sự khác nhau.
Kết quả của cuộc cạnh tranh giữa các ngành này là nó sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành giá cả sản xuất.
Trên thực tế thì ta nhận thấy rằng, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý là khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ có sự khác nhau.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành sàn xuất khác nhau trên thực tế thì sẽ đều được tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và chính vì vậy nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào thì nó cũng đều sẽ thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi chung là lợi nhuận bình quân.
Vậy, lợi nhuận bình quân là việc các chủ thể so lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, thực hiện việc đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản đó là như thế nào.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư sẽ biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư cũng sẽ biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.
Ta nhận thấy rằng, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân cũng đã góp phần quan trọng giúp che giấu hơn nữa thực tế sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân cũng đã góp phần vào quá trình điều tiết nền kinh tế, chứ nó cũng không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại thì quá trình cạnh tranh vẫn tiếp diễn.
3.3. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất:
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì ta thấy rằng, giá trị hàng hóa đã có sự chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất như chúng ta đã biết thì sẽ bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.
Giá cả sản xuất = p’
Tiền đề của giá cả sản xuất đó chính là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị hàng hóa có thể chuyển đổi thành giá cả sản xuất bao gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa có sự phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất vơi nhau; quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ các ngành này sang ngành khác.
Trong sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa sẽ có sự xoay quanh giá trị hàng hóa. Và, giờ đây thì giá cả hàng hóa sẽ có sự xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng, ở mỗi ngành khác nhau, thì giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa có thể không bằng nhau, nhưng khi chúng ta đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất sẽ luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ giữa giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất chính là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường thì sẽ có sự xoay quanh giá cả sản xuất.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, ở trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư có sự chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa sẽ có sự chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện cụ thể thành quy luật giá cả sản xuất.