Dưới đây là bài viết về GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác giúp cho các em học sinh lớp 6 có thể soạn câu hỏi bài 16 của môn Giáo dục công dân dễ dàng, chi tiết. Để chuẩn bị Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác tốt nhất, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
1.1. Đặt vấn đề:
Gợi ý trả lời câu hỏi:
– Ai có quyền sở hữu chiếc xe? Ai có quyền sử dụng xe?
Người chủ chiếc xe máy là người có quyền sở hữu chiếc xe, có quyền bán, tặng, hoặc cho người khác mượn.
Người được giao (mượn xe) thì chỉ được sử dụng xe.
– Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm những quyền gì?
Quyền sở hữu và quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
Quyền sử dụng
Quyền định đoạt
– Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao?
Theo em, ông An không được quyền mang bán chiếc bình cổ vì đó là thuộc về Nhà nước, chủ sở hữu của chiếc bình là cơ quan văn hóa, viện bảo tàng. Vì: Theo luật di sản văn hóa sửa đổi tại chương 4 điều 18 có nêu rõ mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải…khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.
1.2. Nội dung bài học:
– Khái niệm: Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của cồn dân (Chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
– Các quyền sở hữu tài sản:
Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tức là, đây là quyền của chủ sở hữu tài sản đó trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình.
Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản đó.
– Trách nhiệm nhà nước:
Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân.
Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu…
Trách nhiệm của Nhà nước không chỉ giới hạn trong việc xây dựng và duy trì hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu cá nhân mà còn bao gồm việc tạo điều kiện và cơ hội cho công dân hiểu biết và thực hành tôn trọng tài sản của mình và của người khác. Một phần quan trọng của trách nhiệm này là công tác tuyên truyền và giáo dục. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
– Trách nhiệm, nghĩa vụ công dân:
Nghĩa vụ của công dân không chỉ xuất phát từ quyền sở hữu tài sản cá nhân mà còn phản ánh sự đoàn kết và trách nhiệm trong xã hội. Để xây dựng một môi trường xã hội hài hòa và phát triển, công dân phải thể hiện những điều sau:
Tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
Không xâm phạm tài sản của người khác
Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn.
Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.
2. Hướng dẫn giải bài Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
Câu hỏi trang 45 sgk GDCD 8:
a) Ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe ?
b) Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm những quyền gì ?
c) Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ?
Trả lời:
a) – Người chủ chiếc xe máy mới là người có quyền sở hữu chiếc xe, có quyền bán, tặng, cho người khác mượn.
– Người được giao giữ xe (người trông xe): Chỉ giữ gìn bảo quản xe.
– Người mượn xe: Chỉ được sử dụng xe để đi.
b) Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm:
– Quyền chiếm hữu và quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản;
– Quyền sử dụng: là quyền hai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản
– Quyền định đoạt: quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho để lại kế thừa, phá huỷ, vứt bỏ.
c) – Bình cổ ông An tìm được không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước, là tài sản của nhà nước.
– Vì thế ông An không có quyền đem bán chiếc bình cổ đó mà ông An phải có trách nhiệm đem nộp chiếc bình cổ đó cho Sử Văn hoá – Thông tin hoặc Viện bảo tàng.
Câu hỏi và bài tập (trang 46, 47 sgk GDCD 8)
Câu 1 trang 46 sgk GDCD 8:
Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì ?
Trả lời:
Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên can bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà; xâm phạm tài sản của người khác (tội trộm cắp) sẽ bị pháp luật xử lí.
Câu 2 trang 46 sgk GDCD 8:
Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền. Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?
Trả lời:
– Hành động của Bình như vậy là sai. Vì, đó là tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm; ở trường hợp này, túi xách có chủ sỡ hữu là Nguyễn Văn Hà, Bình phải trả lại cho ông Hà, hành động của Bình vi phạm đạo đức của người học sinh là phải thật thà, trung thực, liêm khiết và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của người khác.
– Nếu là Bình, em sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất. Nếu không liên lạc được, em sẽ giao nộp cho công an để họ tìm cách trả lại cho người đã mất. Không vứt cũng không sử dụng tài sản đó.
Câu 3 trang 46 sgk GDCD 8:
Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà – con trai ông chủ cửa hàng – đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Trả lời:
– Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Và vì đó là xe của chị Hoa nên chỉ có chị Hoa mới có quyền sử dụng.
– Trong thời gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe.
– Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự, chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe đã bị hỏng vì ông chủ cửa hàng đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Và ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa.
Câu 4 trang 47 sgk GDCD 8:
Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau :
a) Trung thực ;
b) Thật thà ;
c) Liêm khiết;
d) Tự trọng.
Trả lời: Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả bốn phẩm chất đạo đức trên.
Câu 5 trang 47 sgk GDCD 8:
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tôn trọng tài sản của người khác.
Trả lời:
Một số câu ca dao, tục ngữ:
– Cha chung không ai khóc
– Bán ruộng kiện bờ
– “Của mình thì giữ bo bo
Của người thì để cho bò nó ăn”.
– Vay thì trả, chạm thì đền.
– “Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.”
– “Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau.”
– “Chữ tín thay đức con người,
Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.”
– “Của người nhọc đổ mồ hôi,
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.”
3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D. Cả A, B, C.
Câu 2: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Đáp án: A. Quyền chiếm hữu.
Câu 3: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Đáp án: A. Quyền sử dụng.
Câu 4: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Đáp án: A. Quyền định đoạt
Câu 5: Chiếm hữu bao gồm?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.
D. Cả A, B.
Đáp án: D. Cả A, B.
Câu 6: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền
nào?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Đáp án: B. Quyền định đoạt.
Câu 7: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D. Cả A, B, C.
Câu 8: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?
A. Trung thực. B. Tự trọng. C. Liêm khiết. D. Cả A, B, C.
Đáp án: D. Cả A, B, C.
Câu 9: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng
bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 7 năm đến 15 năm.
B. Từ 5 năm đến 15 năm.
C. Từ 5 năm đến 10 năm.
D. Từ 1 năm đến 5 năm.
Đáp án: A. Từ 7 năm đến 15 năm.
Câu 10: Nhà nước … quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Trong dấu “…” đó là?
A. Công nhận và chịu trách nhiệm.
B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm.
C. Công nhận và đảm bảo.
D. Công nhận và bảo hộ.
Đáp án: D. Công nhận và bảo hộ.