Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là gì? Đặc điểm của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác? Ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác?
Cạnh tranh luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hành vi cạnh tranh được chia thành thành vi cạnh tranh lành mạnh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Và trong hệ thống liệt kê về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác đã được pháp luật quy định cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là gì?
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh do các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Khoản 4, Điều 45, Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định “Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
Gây rối hoạt động kinh doanh là hành vi của chủ thể kınh doanh sử dụng bất kỳ phương tiện cạnh tranh bất hợp pháp để đạt được lợi thế trong kinh doanh thông qua việc thực hiện các hành vi gây rối, ngăn cản làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang tính chất công kích, cản trở. Đây là nhóm hành vi có tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh với nhiều cách thức thực hiện, phụ thuộc vào mục tiêu công kích, cảnh trở làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích loại bỏ hẳn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Đối với câu hỏi: “Phân biệt hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và hành vi cạnh tranh thông thường như thế nào?” thì có thể thấy rằng: Trên thực tế, hành vi Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được thể dưới nhiều hình thức thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các hành vi này đều mang tính chất đi ngược lại thông lệ, đạo đức kinh doanh hoặc vi phạm pháp luật. Các hành vi cạnh tranh thông thường như giảm giá, tăng sản lượng .v.v. mặc dù cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cạnh tranh khác nhưng không bị coi là Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
2. Đặc điểm của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:
Với quy định pháp luật như trên, nhận thấy các dầu hiệu đặc trưng của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bao gồm
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là một doanh nghiệp, có mối quan hệ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối. Khác với hành vi ép buộc, trong hành vi gây rối thì bên vi phạm không nhắm vào khách hàng của doanh nghiệp đối thủ mà nhằm trực tiếp đến chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh không quy định rõ bên vi phạm và bên bị vi phạm phải có mối quan hệ canh tranh Do đó, không cần phải chứng minh mối quan hệ này trong quá trình xem xét hành vi vi phạm xảy ra
Thứ hai, về hình thức thực hiện hành vi. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể do chính doanh nghiệp đó thực hiện hoặc thông qua một chủ thể khác để thực hiện làm cản trở hoặc ngừng hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Đối với hình thức trực tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc tự mình thực hiện hành vi vi phạm làm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Đối với hành vi nhằm cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp do được biểu hiện qua việc tác động trực tiếp tới sản phẩm hay tác động đến quá trình sản xuất sản phẩm. Có nhiều kiểu doanh nghiệp bài trừ nhau, thậm chí một số sẵn sàng chi manh tay cho hành vi cản trở để tác động tới khách hàng và bản thân doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình cản trở trái phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà có hành vi quá khích, gây rối, thì doanh nghiệp bị thiệt hại có thể để nghị cơ quan pháp luật khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng. Bởi nếu xét yêu từ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, hành vi cản trở của đối thủ cạnh tranh như hành vi phá phách cơ sở, sản xuất, hoạt động kinh doanh, sử dụng bạo lực đổi với khách hàng, lời nói cử chỉ thiếu văn hóa, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng hay như hành vi cổ tình hò hét, tạo tiếng động ầm ĩ,…. làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của bên doanh nghiệp bị gây rối. Tuy nhiên, cần phân biệt với hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ là vi phạm hành chính. Theo đó chỉ bị coi là tội phạm trong những trường hợp gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng cũng như những trưởng hợp gây rối trật tự công cộng mà chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này mà còn vi phạm.
Còn đối với hình thức gián tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc doanh nghiệp thông qua bên thứ ba gây tác động cản trở, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp khác. Hành vi này gây nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản, về tính mạng của chủ doanh nghiệp, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thẩm chí thiệt hại xảy ra thì hậu quả thường rất nặng nề và ảnh hưởng lâu dài không chi tới bản thân chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên có quan hệ với doanh nghiệp bị tác động, ảnh hưởng. Trên thực tế, sau khi rủi ro xảy ra đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì hầu như mọi hoạt động không thể tiến hành bình thường như kế hoạch đã đặt ra trước. Ví dụ như một doanh nghiệp thuê giang hồ đến đập phá cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, việc đập phá không phải do bên vi phạm thực hiện trực tiếp nhưng họ là chủ thể của hành vi thông qua việc thuê và trả tiền cho bên thứ ba thực hiện để đạt được mục đích của mình
Thứ ba, hậu quả của hành vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác khiên cho hoạt động của doanh nghiệp đó bị cản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể hoạt động một cách bình thường.
Đây là đặc điểm nhận dạng hành vi quan trọng nhất đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Nhưng có thể thấy rằng trên thực tế, mọi hành vi cạnh tranh, cho dù là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng của doanh nghiệp, đều có khả năng cản trở, ảnh hưởng xấu đối với hoạt động kınh doanh của các đối thủ cạnh tranh Do do, để đánh gia hanh vi, chung ta quay lại xem xét các tiêu chí đánh giá về tính “trung thực”, “thiện chí” cùng các chuẩn mực thông thường về đạo đức kınh doanh. Điều khoản này có thể được coi như một điều khoản bổ sung, thay thế cho những trường hợp không thể áp dụng một quy định cụ thể khác của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh để giải quyết vụ việc. Và cuối cùng, một số loại hành gi gây rối sẽ được xử lý hiệu quả hơn bằng các biện pháp khác thay vì pháp luật cạnh tranh không lành mạnh.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực là một nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa định hướng, xác định những vấn đề lý luận cơ bản và có ý nghĩa to lớn khi áp dụng vào thực tiễn trong việc xác định hành vi đó có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Bên cạnh đó, các tập quán thương mại đã được thừa nhận rộng rãi và được áp dụng đối với những hành vi chưa được pháp luật dự liệu là cạnh tranh không lành mạnh. Căn cứ này là biện pháp dự phòng để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể để áp dụng cho những trường hợp pháp luật chưa quy định về một hành vi cụ thể nhưng khi hành vi này được thực hiện đã xâm hại đến quyền cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và trái với tập quán kinh doanh.
3. Ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác:
Ví dụ: Một số doanh nghiệp vận tải hành khách tại tỉnh X chặn đầu không cho xe khách của 1 đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình trạng hành khách không được vận chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông. Hành vi trên bị coi là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Luật Cạnh tranh.
Hoặc một doanh nghiệp tiến hành đến doanh nghiệp khác gây rối, phá hỏng các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp đó cũng được coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.