Freelancer chính là một công việc được rất nhiều sinh viên, nhân viên văn phòng quan tâm và đang hướng tới, bởi khi trở thành một freelancer thì các chủ thể sẽ có thể làm được nhiều công việc một lúc. Vậy freelancer là gì? Ưu và nhược điểm của freelancer cũng như các bước để trở thành một Freelancer ra sao?
Mục lục bài viết
1. Freelancer là gì?
Ta hiểu về Freelancer như sau:
Freelancer là từ tiếng Anh, nghĩa của theo tiếng Việt là người làm việc tự do, đây là thuật ngữ ám chỉ những người làm việc độc lập, tự do và tự chủ, không bị ràng buộc và họ chủ động nhận những job mà họ coi đó là sở trường của mình, không phải chịu sự giám sát, quảng lý hay những tác động của một cá nhân, công ty hay một tổ chức nào.Hiện nay nếu các chủ thể muốn trở thành một Freelancer chuyên nghiệp thì các chủ thể cũng sẽ có thể kiếm được rất và rất nhiều tiền mỗi giờ từ các thị trường mạnh cụ thể có thể kể đến như: Mỹ, Anh, Pháp …
2. Ưu và nhược điểm của Freelancer:
2.1. Ưu điểm của Freelancer:
– Ưu điểm của Freelancer đó là thời gian làm việc linh động: nếu như các chủ thể làm nhân viên văn phòng bình thường thì các chủ thể sẽ phải làm từ T2 đến T6, hay nếu như các chủ thể làm trong các ngành dịch vụ thì một tuần các chủ thể chỉ có nghỉ được 1 ngày. Và ở Freelancer thì các chủ thể có thể nghỉ cả tuần, các chủ thể có thể làm việc tại nhà, quán cafe hay bất kỳ đâu mà bạn muốn, miễn là công việc của các chủ thể đó vẫn được tiến triển thuận lợi.- Ưu điểm của Freelancer đó là làm được nhiều việc một lúc: nếu các chủ thể là nhân viên bình thường thì bạn sẽ phải làm những công việc mà công ty giao cho, và nguyên tắc của công ty là không cho phép nhân viên của mình làm việc cho các công ty khác. Còn với một Freelancer thì các chủ thể có thể làm nhiều việc, làm cho nhiều công ty khác nhau, miễn là các chủ thể đó có thể hoàn thành đúng dự án và chỉ tiêu đã được đề ra.
– Ưu điểm của Freelancer đó là kiếm được nguồn thu nhập lớn: trở thành một Freelancer chuyên nghiệp thì các chủ thể có thể kiếm được một nguồn thu nhập vô cùng lớn, nguồn này sẽ phải phụ thuộc vào khả năng, sự sáng tạo và sự uy tín của các chủ thể trên cộng đồng Freelancer.
2.2. Nhược điểm của Freelancer:
– Mới bắt đầu thì các chủ thể cần phải đầu tư: Khi mới bắt đầu, tuỳ vào các dịch vụ các chủ thể chọn thì khoản chi phí đầu tư ban đầu sẽ hơi cao. Bên cạnh đó các chủ thể sẽ phải nạp tiền vào ứng dụng để có thể quảng cáo, pr hay báo giá các dịch vụ mà công ty tuyển Freelancer.- Không có bảo hiểm y tế: Khi các chủ thể làm Freelancer thì bạn sẽ không nhận được các quyền lợi của bảo hiểm y tế nếu như bạn bị ốm hay bị bệnh , điều này đòi hỏi các chủ thể sẽ phải bỏ tiền tiết kệm hay các chủ thể phải đăng ký tại một công ty tư nhân cung cấp bảo hiểm y tế.
– Thời gian làm việc có khi hơn 8 tiếng: khi các chủ thể là một Freelancer thì đôi khi bạn sẽ phải làm việc ngoài giờ, có khi các chủ thể phải thức vào ban đêm để có thể hoàn thành một công việc.
3. Các công việc Freelancer:
Các công việc Freelancer phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
– Freelancer viết lách:
Freelancer viết lách chính là 1 trong 3 nghề Freelancer phổ biến nhất hiện nay và bất kỳ Freelancer nào cũng có thể nhận nhiều service một lúc. Đây là ngành công việc bao gồm nhiều mảng khác nhau như:
+ Blogger tự do: đây thường là những người thường xuyên tập trung vào viết blog cá nhân, blog cho doanh nghiệp …
+ Content: Freelancer tập trung viết nội dung tuỳ vào yêu cầu của khách hàng, nội dung được bên đối tác yêu cầu.
+ Seo writer: là những người được bên đối tác yêu cầu tối ưu hoá website, fanpage cho các công cụ tìm kiếm như google, facebook hay youtube …
+ Nhà chiến lược nội dung: đây là công việc được tập trung nhiều hơn vào các nội dung sáng tạo và quản lý
+ Nội dung webisite tự do: công việc tập trung vào việc cung cấp nội dung cho website …
– Tư vấn CNTT:
Hiện nay CNTT đang cực kỳ phát triển, khi đó vai trò của người làm Freelancer sẽ giúp khách hàng cải thiện cấu trúc và hiệu quả của hệ thống CNTT của doanh nghiệp.Để có thể làm được công việc này đòi hỏi người Freelancer hải có đầy đủ kiến thức về CNTT cũng như là kỹ năng rất chuyên sâu của mình.
Tiếp đến thì kinh nghiệm của một Freelancer cũng là yếu tố kiên quyết giúp cho những dự án của mình được thành công, tạo được sự uy tín của đối tác, giúp cho bạn có thể nhận được nhiều dự án lớn hơn nữa.
– Phiên dịch/ dịch thuật:
Nếu như các chủ thể là một người có kỹ năng đánh máy nhanh và đôi tai nhạy thì bạn sẽ có thể kiếm được rất nhiều tiền với công việc là dịch thuật. Bởi đòi hỏi của nghề này đỏi hỏi các chủ thể phải nghe từ video sau đó gõ nội dung đó ra thành văn bản, khi đó cũng đòi hỏi các chủ thể phải thành thạo ngôn ngữ này và khả năng đánh văn bản nhanh thì mới có thể đáp ứng được công việc này.Freelancer dịch thuật là việc mà đối tác sẽ đưa bạn băng ghi âm các cuộc họp hay các cuộc phỏng vấn, yêu cầu bạn phải đưa tất cả nội dung đó ra giấy để họ có thể lưu giữ thông tin và hồ sơ.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm việc thông qua một cơ quan phiên dịch chuyên nghiệp, để từ đó có được một mức giá phù hợp nhất.
4. Cách thức để bắt đầu với công việc freelancer:
Để bắt đầu trở thành Freelancer các chủ thể cũng sẽ cần tìm một công việc Freelance phù hợp với bản thân. Và chủ thể đó sẽ có thể tìm một công việc Freelance tại các Websites việc làm Freelance. Các chủ thể cũng sẽ có thể chọn công việc phù hợp với chuyên ngành của mình. Nhờ các trang Web này có rất nhiều lĩnh vực, công việc vô cùng đa dạng như: Content, Marketing, Design…
– Bước 1: tìm hiểu về chính mình và dịch vụ mình có thể bán:
Các chủ thể cũng cần phải thực sự hiểu rõ về năng lực, kiến thức, kỹ năng mà mình đang ở đâu. Điều này giúp các chủ thể có thể lựa chọn được công việc phù hợp. Đồng thời, những nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá và lựa chọn các chủ thể cho công việc của họ.
Nếu các chủ thể có khả năng cung cấp dịch vụ của chính mình thì hãy cho thấy được sự uy tín và trách nhiệm của bạn trong những dự án đã làm.
– Bước 2: tìm kiếm các website freelancer:
Tìm được một công việc Freelance tốt và phù hợp là điều không dễ. Hiện nay có rất nhiều Website dành cho những bạn Freelancer. Nếu như bạn muốn trở thành một Freelance Copywriter xuất sắc thì những Website như: Vlance, Upwork, Fiverr…
– Bước 3: tạo tài khoản và xây dựng portfolio:
Tạo cho mình một Portfolio ấn tượng sẽ giúp bạn tạo được lòng tin và thiện cảm từ khách hàng. Portfolio là nơi để khách hàng thấy được kỹ năng, sản phẩm và tư duy của các chủ thể trong công việc. Hãy xây dựng thương hiệu cho bản thân điều này sẽ giúp ít rất nhiều cho công việc hiện tại và tương lai của các chủ thể.
– Bước 4: tìm kiếm và thuyết phục khách hàng:
Kỹ năng được cho là quan trọng nhất để trở thành Freelancer. Đó là kỹ năng thuyết phục khách hàng và tìm kiếm khách hàng. Để có thu nhập từ công việc Freelance, chắc chắn rằng bạn cần tìm được cho mình khách hàng.
Có khách hàng chính là có công việc và công việc chính là có thu nhập. Vì thế hãy cố gắng tìm kiếm cho mình một vị khách hàng cũng như công việc thật phù hợp với chuyên môn của mình.
Hơn thế nữa, các chủ thể phải thuyết phục khách hàng của mình. Tạo được niềm tin và ấn tượng tốt sẽ giúp các chủ thể có được khách hàng cũng như công việc lâu dài
– Bước 5: chăm sóc khách hàng và hoàn thành dự án:
Tìm được công việc phù hợp là quan trọng, nhưng hoàn thành công việc và tạo được mối quan hệ với khách hàng cũng quan trọng không kém. Hãy cố gắng hoàn thành dự án tốt nhất, đúng Deadline.
Tạo nên sự chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn có được thiện cảm với khách hàng. Điều này sẽ tạo ra cơ hội có công việc mới cho bạn trong tương lai.
– Bước 6: cập nhật portfolio và trau dồi chuyên môn:
Đẩy bản thân luôn tiến về phía trước, là phương châm giúp các chủ thể có thể thành công trong mọi lĩnh vực. Cập nhật những kiến thức mới nhất cho công việc, giúp bạn nắm bắt được xu hướng mới nhất.
Để trở thành một Freelancer chuyên nghiệp. Các chủ thể sẽcó một nền tảng kỹ năng chuyên môn cụ thể cho một công việc nào đó. Đồng thời các chủ thể cũng sẽ phải có kinh nghiệm để tự mình có thể hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất.
Ngoài ra, các kỹ năng mềm như đàm phán, thương lượng để thương lượng hợp đồng với các khách hàng. Chắc chắn rằng các chủ thể cũng cần phải có tâm trong công việc để đạt được sự uy tín và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình.