Flash crash là một sự kiện xảy ra trong thị trường chứng khoán điện tử. Với các giao dịch ổn định của thị trường, giá chứng khoán luôn được xác định với các biến động có thể giải thích. Tuy nhiên, khi diễn ra sự kiện Flash crash, tất cả có thể thay đổi hoàn toàn. Bao gồm các ảnh hưởng nghiêm trọng trong giá chứng khoán bán tháo.
Mục lục bài viết
1. Flash Crash là gì?
1.1. Khái niệm:
Flash crash là một sự kiện xảy ra trong thị trường chứng khoán điện tử. Trong đó, các sai sót xảy ra gây các ảnh hưởng nghiệm trọng. Việc rút lệnh cổ phiếu nhanh chóng đã khuếch đại sự tụt giá chứng khoán. Khi đó, nhiều nhà đầu tư lựa chọn bán ra các chứng khoán đang nắm giữ. Kết quả là một đợt bán tháo chứng khoán nhanh chóng xảy ra trong vài phút. Nó được thực hiện một cách ồ ạt với quy mô lớn. Dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi giá chứng khoán đang ổn định trên thị trường. Một động thái trong tác động về rút lệnh cổ phiếu làm ảnh hưởng đến các giá trị nhất định. Trong tâm lý của các nhà đầu tư, việc dự đoán các chứng khoán này có nguy cơ giảm mạnh hơn trong tương lai là có căn cứ. Đây là lý do tác động lên những biến đổi chóng mặt ngay sau đó. Đồng loạt sẽ tìm kiếm và bán nhanh các khoản đầu tư của mình.
Với tâm lý càng ít rủi ro càng thu hồi được nhiều vốn. Tránh mất thêm thời gian có thể giá chứng khoán sẽ giảm sâu. Khi đó, chỉ với một vài phút, giá chứng khoán tụt dốc và các giá trị quy đổi bị ảnh hưởng trầm trọng. Đây chính là sự sụt giảm nhanh dẫn đến giá trị thu hồi quá chênh lệch với giá trị chứng khoán ở thời điểm trước đó vài phút.
1.2. Các tác động đầu tiên đến từ việc rút lệnh, nhập sai lệnh:
Khi đó, giá chứng khoản bị ảnh hưởng và bắt đầu có dấu hiệu giảm. Điều này tác động lên tâm lý của các nhà đầu tư. Với một số người thực hiện bán ra các chứng khoán đang nắm giữ. Nó làm tác động đến dòng đầu tư trên thị trường. Các nhà đầu tư khác bắt đầu đồng loạt có ý định bán chứng khoán.Tuy nhiên, giá cả lúc này không được xác định theo bất cứ căn cứ nào về giá thị trường. Càng bán được giá cao càng đỡ được các tổn thất về vốn.
Do đó mà thông thường, các giá chứng khoáng đang ổn định thì sau vài phút, nó có thể không còn giá trị do được giao dịch quá dễ dàng. Các thiệt hại cho các thị trường khác nhai sẽ có thống kê khác nhau. Tuy nhiên, trong lịch sử, các sự kiên Flash crash có thể làm bốc hơi mất hàng tỉ USD.
Flash Crash là một sự cố gây ra sự sụt giảm rất nhanh, sâu. Tác động của nó được diễn ra do đồng loạt các nhà đầu tư cùng bán khoản đầu tư. Với giá bán không được đảm bảo, thậm chí là rất thấp. Biến động của giá liên tục theo hướng giảm, diễn ra trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn. Một sự cố flash thường xuất phát từ các giao dịch được thực hiện bởi giao dịch black-box, kết hợp với giao dịch tần suất cao, có tốc độ và kết nối với nhau. Có thể dẫn đến mất mát và thu hồi hàng tỷ đô la trong vài phút hoặc thậm chí vài giây.
1.3. Cơ chế cầu dao tại các sàn giao dịch:
Flash crash có thể kích hoạt cơ chế cầu dao tại các sàn giao dịch chứng khoán lớn như NYSE. Tính chất cầu giao giúp cho sàn giao dịch giữ được trạng thái cân bằng. Khi có một tác động dẫn đến giá chứng khoán bị tác động xấu, cơ chế cầu giao làm dừng lại các biến đổi. Tránh gây tâm lý hoang mang dẫn đến quyết định bán tháo của các nhà đầu tư.
Trong thời gian này, các giao dịch trên thị trường bị tạm dừng. Tạm dừng cho đến khi các lệnh mua và bán có thể được khớp bằng nhau. Đó là khoảng thời gian để sàn giao dịch điều chỉnh lại các lệnh được nhập. Cũng như kéo sự ổn định trong giá chứng khoán. Giúp tạo ra những an tâm nhất định đối với hoạt động đầu tư. Đặc biệt là ổn định tâm lý cho nhà đầu tư. Các điều chỉnh đem đến kết quả. Và sau đó giao dịch có thể tiếp tục một cách có trật tự.
Sự cố flash crash trở nên trầm trọng hơn khi các chương trình giao dịch trên máy tính phản ứng với những bất thường trên thị trường. Nó phụ thuộc vào hiệu ứng khi thị trường chứng khoán càng giảm mạnh, các nhà đầu tư càng cố gắng bán nhanh. Chẳng hạn như bán mạnh một hoặc nhiều chứng khoán. Và bắt đầu tự động bán khối lượng lớn với tốc độc cực kì nhanh chóng để tránh thua lỗ.
1.4. Ngăn chặn Flash crash:
Khi giao dịch chứng khoán đã trở thành một ngành công nghiệp được vi tính hóa ngày càng nhiều, và được điều khiển bởi các thuật toán phức tạp trên các mạng lưới toàn cầu, thì xu hướng bị trục trặc, sai sót và thậm chí là flash crash đã tăng lên. Trước vấn đề này, các sàn giao dịch toàn cầu như NYSE, Nasdaq và CME đã đưa ra các biện pháp và cơ chế bảo mật mạnh mẽ hơn để ngăn chặn chúng và những tổn thất không tưởng mà chúng có thể gây ra.
Ví dụ, họ đã đặt các cơ chế cầu dao trên toàn thị trường để kích hoạt tạm dừng hoặc dừng hoàn toàn các hoạt động giao dịch. Sự sụt giảm 7% hoặc 13% trong chỉ số thị trường sẽ làm đóng cửa các giao dịch tạm thời trong 15 phút. Nếu sự cố với hơn 20% sụt giảm thì sẽ tạm dừng giao dịch đến hết ngày.
SEC cũng cấm các truy cập không căn cứ hoặc kết nối trực tiếp đến sàn giao dịch. Các công ty giao dịch tần số cao, những người đã bị đổ lỗi cho việc gây ra hiệu ứng của flash crash, thường sử dụng mã của nhà môi giới của họ để truy cập trực tiếp vào các sàn giao dịch. Các biện pháp như vậy không thể hoàn toàn loại bỏ các flash crash, nhưng chúng có thể giảm thiểu thiệt hại mà sự cố này gây ra.
2. Một số sự kiện flash crash đã xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán:
Trong lịch sử, nhiều sự kiện flash crash đã xảy ra. Ngoài các tác động cơ bản, nó còn để lại các hậu quả thiệt hại nghiêm trọng. Có thể kể đến các lý do chính liên quan đến lệnh được viết bởi máy tính như sau. Thứ nhất, các lệnh do máy tính tạo ra vượt quá khả năng sàn giao dịch có thể duy trì được lưu lượng lệnh phù hợp. Thứ hai, sự cố nhập sai lệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến duy trì hoạt động ổn định của sàn giao dịch. Với các nguyên nhân này, có thể kể đến các sự kiện lịch sử dưới đây.
Sự cố nhập sai lệnh thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.
Ngay sau 2 giờ 30 phút chiều ngày 6/5/2010, một vụ flash crash đã xảy ra. Các báo cáo ban đầu cho rằng sự cố xảy ra do một lệnh nhập sai. Sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian 10 phút nhưng đã làm giảm hơn 1000 điểm của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Đây là một sàn giao dịch lớn, và phải chịu tác động vô cùng nghiêm trọng. Với sự cố nhập sai lệnh, làm ảnh hưởng đến giá trị các cổ phiếu trên sàn giao dịch. Nó tác động trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư.
Tại thời điểm năm 2010, đây là mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Hơn 1.000 tỉ USD tiền vốn đã bốc hơi, mặc dù thị trường đã lấy lại 70% vào cuối ngày. Khi ổn định được sàn giao dịch, các khắc phục chỉ có thể được cố gắng khi đẩy giá trị của khoản đầu tư chứng khoán nên. Tuy nhiên, khó khăn để có thể đưa nó trở về mức giá trị ban đầu. Và các tổn thất tạo ra cũng tác động tới độ ổn định của sàn.
Nguyên nhân của sự cố này sau đó được xác định là do Navinder Sarao. Đây là một trader giao dịch tương lai ở vùng ngoại ô London. Người này đã nhận tội vì đã cố gắng “lừa gạt thị trường” bằng cách nhanh chóng mua và bán hàng trăm hợp đồng E-mini S & P Futures thông qua Sàn giao dịch Chicago (CME). Như vậy, với các lợi ích cá nhân, lợi dụng, người này đã gây ra thất thoát rất lớn.
Khối lượng lệnh do máy tính tính tạo ra vượt quá khả năng sàn giao dịch có thể duy trì được lưu lượng lệnh phù hợp:
– Ngày 24/8/2015: Một sự kiện flash crash khác xảy ra. Với các lý do được xác định như trên. Nguyên nhân được xác định là cuộc bán tháo ở Châu Á do các lo ngại về suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Cũng như sự không chắc chắn xung quanh chính sách tăng lãi suất của Fed. Sự bán tháo với tính chất gấp rút khiến các nhà đầu tư lo ngại về việc giữ chứng khoán. Các giá cả được dùng trong trao đổi bán tháo được kéo xuống mức thấp. Nó giúp nhà đầu tư nhanh chóng rút chân ra khỏi sàn giao dịch.
Do các tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán lớn. Nguyên nhân này đã kích hoạt sự sụt giảm giá của các hợp đồng chứng khoán tương lai châu Âu và Mỹ trước khi thị trường Mỹ mở cửa. Đầu ngày giao dịch, chỉ số Dow bắt đầu giảm hơn 1000 điểm. Sự giảm sút xảy ra nhanh chóng. Đến khi ổn định lại được sàn giao dịch, các giá trị thất thoát đã quá lớn. Nhưng đã phục hồi được một nửa trong những phút giao dịch đầu tiên.