Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Em hãy trình bày đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Đặc điểm chung của địa hình nước ta? Đặc điểm chung của địa hình đồi núi nước ta? Địa hình vùng Đông Bắc? Địa hình đồi núi vùng Tây Bắc? Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc? Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam? Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du? Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta?

      Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta. Vậy Địa hình đồi núi ở Việt Nam có những đặc điểm như thế nào, hãy tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
      • 2 2. Đặc điểm chung của địa hình đồi núi nước ta:
        • 2.1 2.1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
        • 2.2 2.2. Xói mòn mạnh ở miền đồi núi:
      • 3 3. Địa hình vùng Đông Bắc:
      • 4 4. Địa hình đồi núi vùng Tây Bắc:
      • 5 5. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:
      • 6 6. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam:
      • 7 7. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:
      • 8 8. Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta:



      1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

      Địa hình phía Bắc của Việt Nam chủ yếu là đồi núi, với một số vùng cao nguyên được bao phủ bởi một lớp rừng rậm xanh mượt (khoảng một nửa tổng diện tích đất liền). Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển ở vùng thấp Bắc Bộ tập trung đông dân cư và chủ yếu là hoạt động thâm canh (gần như hoàn toàn bằng ruộng lúa). Mặc dù phần lớn Vùng Châu thổ này bị ngập lụt theo mùa, nhưng với một mạng lưới đê bao phức tạp giúp ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt gây ra.

      Phần phía Nam của Việt Nam bị chi phối bởi cửa sông của hệ thống sông Mekong với địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên có đầm lầy. Đất đai ở Đồng bằng sông cửu long là khu vực có đất phù sa màu mỡ nhất nước ta. Các khu vực ngay phía bắc và phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh ở Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng hơn nhiều với rừng mưa nhiệt đới vùng thấp, rừng già ở vùng cao và dãy Trường Sơn hiểm trở.

      Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

      Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hoá đa dạng.

      Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      – Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bach Ma.

      – Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

      Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với những biểu hiện như: Xâm thực mạnh ở miền đồi núi, Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

      Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Trong vài thập kỷ qua, tác động của con người, cùng với tác động của biến đổi khí hậu, đang khiến nhiều vùng đồng bằng dễ bị tổn thương về kinh tế và môi trường. Các hệ thống đồng bằng châu thổ có thể bị ảnh hưởng bởi con người theo nhiều cách khác nhau nhưng nguyên nhân chính gây ra nhiễu loạn là do đô thị hóa ngày càng tăng, việc xây dựng các đập dành riêng cho thủy lợi và sản xuất thủy điện, thay đổi sử dụng đất và các hoạt động khai thác tại các lưu vực, khai thác trầm tích lòng kênh để đảm bảo giao thông thủy và cung cấp vật liệu tổng hợp cho mục đích xây dựng, điều tiết dòng chảy của sông bằng cách phân luồng và xây dựng kè và đê.

      2. Đặc điểm chung của địa hình đồi núi nước ta:

      2.1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

      Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi.

      Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích nước ta. Nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích của cả nước.

      2.2. Xói mòn mạnh ở miền đồi núi:

      Xói mòn đất là quá trình xảy ra tự nhiên và là hiện tượng địa chất bình thường gắn liền với chu trình thủy văn. Đó là một quá trình dần dần xảy ra khi tác động của nước tách ra và loại bỏ các hạt đất làm cho đất xấu đi. Xói mòn đất ở các khu vực lưu vực và sự lắng đọng sau đó ở sông, hồ và hồ chứa là mối quan tâm lớn vì hai lý do. Thứ nhất, đất đai màu mỡ và giàu có bị xói mòn ở các khu vực lưu vực. Thứ hai là suy giảm dung tích hồ chứa cũng như suy thoái chất lượng nước vùng hạ lưu. Mất đất là kết quả của xói mòn đất. Điều này, đến lượt nó, làm giảm độ phì nhiêu của đất và làm giảm năng suất cây trồng. Xói mòn đất không bao giờ có thể được ngăn chặn hoàn toàn, nhưng nó có thể được giảm thiểu ở một mức độ nào đó.

      Địa hình đồi núi chia thành 4 vùng chủ yếu là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

      3. Địa hình vùng Đông Bắc:

      Đây là địa hình đồi núi có tài nguyên khoáng sản và rừng phong phú.

      Địa hình vùng Đông Bắc chủ yếu là đồi núi. Tuy nhiên nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc là đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

      Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng với bốn cánh cung núi khá lớn, chụm lại tại Tam Đảo, và mở ra ở phía bắc và  đông. Đó là cánh cung Sông Gâm, Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn.  Theo hướng của các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương. sông Lục Nam….

      Địa hình Đông Bắc trở nên thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m thường nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới hai nước Việt Trung là các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Còn ở giữa là các vùng đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600m.

      4. Địa hình đồi núi vùng Tây Bắc:

      Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng theo hướng tây bắc – đông nam.

      Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn vô cùng đồ sộ, với đỉnh Phanxipăng (3143m) ; phía tây là các vùng núi trung bình chạy dọc biên giới hai nước Việt – Lào ; ở trung tâm thấp hơn là các dãy núi, cao nguyên đá và sơn nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu, nối tiếp là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng với các sông: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

      5. Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc:

      Vùng núi Trường Sơn Bắc (nằm ở Bắc Trung Bộ) bắt đầu từ phía nam sông Cả tới hết dãy Bạch Mã, bao gồm cả các dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Bắc thấp, hẹp về chiều ngang, và được nâng cao ở phía hai đầu (phía bắc: vùng núi Tây Nghệ An và phía nam: vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế) và thấp trùng ở trung tâm (vùng đá ở Quảng Bình; vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

      Kết thúc là dãy Bạch Mã xiên ngang ra biển và là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.

      6. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam:

      Vùng núi Trường Sơn Nam gồm khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được tự nhiên nâng cao và trở nên đồ sộ. Địa hình đồi núi với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng dần dần về phía đông, sườn dốc bên dải đóng băng hẹp ven biển. Trái ngược với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lák, Mơ Nông, Di Linh khá là bằng phẳng, với các bậc độ cao khoảng từ 500 – 800 – 1000m, bên cạnh đó là các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây của vùng Trường Sơn Nam.

      7. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:

      Năm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đối trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa có ở độ cao khoảng 100m và bé mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thêm phù sa có bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

      8. Những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta:

      Các thế mạnh:

      Về Khoáng sản: vô cùng phong phú như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram, bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đây là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

      Về Rừng và đất trồng: Tạo thuận lợi cho sự phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Bên cạnh đó, Miền núi nước ta cũng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

      Về Nguồn thủy lợi dồi dào: Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn.

      Về Khả năng phát triển du lịch đầy tiềm năng với các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

      Các mặt hạn chế:

      Địa hình ở hầu hết các khu vực miền núi rất thay đổi gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, giao thông vận tải. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cần số vốn đầu tư rất lớn.

      Việc canh tác trên đất dốc ở vùng núi dẫn đến giảm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong đất, xói mòn đất nghiêm trọng. Chăn thả gia súc là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đồng cỏ và cảnh quan thiên nhiên, làm tăng tính nhạy cảm của đất đối với xói mòn.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết