Trên thực tế cụm từ Elevator Pitch chỉ cách giải thích ngắn gọn và xúc tích và thậm chí là diễn tả tối giản nhất về sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của cá nhân hay tổ chức dang cung cấp trên thị trường. Elevator Pitch là gì? Đặc điểm và tìm hiểu về Elevator Pitch
Mục lục bài viết
1. Elevator Pitch là gì?
Elevator Pitch là một thuật ngữ và thường được sử dụng để mô tả một bài phát biểu hay còn gọi là thuyết trình về vấn đề ngắn gọn phác thảo một ý tưởng cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án. Cái tên này xuất phát từ khái niệm rằng bài phát biểu nên được gói gọn trong khoảng thời gian ngắn như khi đi thang máy, thường là 20-60 giây. Trong tài chính có thể hiểu đây là bài phát biểu đề cập đến nỗ lực của một doanh nhân để thuyết phục một nhà đầu tư mạo hiểm rằng, đó là một ý tưởng kinh doanh đáng để đầu tư vào.
Về cơ bản, chung ta sẽ tự giới thiệu mình với khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp. Bạn cho người đó biết bạn có khả năng gì và tại sao nó có thể giúp cho công việc của bạn tiến triển (tất nhiên đó phải là việc mà họ quan tâm).Một bài pitch phù hợp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng và nó dẫn chúng ta đến đúng người cần tìm và tạo cho công việc của chúng ta một sự thúc đẩy to lớn.
2. Đặc điểm của Elevator Pitch:
Hiện nay, thương thì các nhà đầu tư mạo hiểm coi chất lượng của bài Elevator Pitch như một cách để đánh giá liệu có nên tiếp tục với một ý tưởng hay không. Bài phát biểu này cũng được sử dụng bởi các nhà quản lí dự án, nhân viên bán hàng và người tìm việc như một cách để tiếp thị bản thân hoặc ý tưởng của họ. Một bài Elevator Pitch nên bao gồm lí do tại sao sản phẩm, ý tưởng hoặc dự án của bạn đáng để đầu tư.
3. Cách sử dụng Elevator Pitch:
Hiện nay cac bài phát biểu Elevator Pitch thông thường sẽ được các doanh nhân chuẩn bị trước và thực hành một cách nhuần nhuyễn nhất. và những người này là những người tích cực tìm kiếm người ủng hộ cho ý tưởng kinh doanh của mình. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, Elevator Pitch có thể dài hơn và có thể đi sâu vào chi tiết hơn.
Hiện nay có thể thấy tại các diễn đàn khác nhau trên thế giới và sự kiện trong đó các Elevator Pitch được trình bày trước đám đông. Ví dụ, các chương trình ươm tạo khởi nghiệp có thể kết thúc bằng một sự kiện demo day, trong đó một thành viên sáng lập của nhóm, thường là Giám đốc điều hành, sẽ thực hiện Elavator Pitch trước các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, bài phát biểu sẽ mô tả những vấn đề mà nhóm đang cố gắng giải quyết, phương pháp nào đã được cố gắng để giải quyết vấn đề và những gì mà startup phải thực hiện được. Hơn nữa, bài phát biểu phải giải thích được tại sao ý tưởng hoặc sản phẩm có thể thành công một cách rõ ràng và ngắn gọn.
Elevator Pitch là bài phát biểu có thể được sử dụng tại một số cuộc họp, triển lãm.. như một hình thức của cuộc thi cụ thể nào đó. Trong đó những người thuyết trình cạnh tranh cho những giải thưởng có thể giúp họ triển khai dự án của mình. Đây có thể bao gồm tài trợ danh nghĩa hoặc dịch vụ kinh doanh và cố vấn từ các chuyên gia. Ngoài việc chiến thắng trong một cuộc thi, cơ hội trình bày ý tưởng của họ trước khán giả, các nhà đầu tư mạo hiểm và những người ủng hộ cũng là một lợi ích lớn.
4. Yếu tố cần thiết của elevator pitch:
Lý tưởng nhất, bài pitch của bạn phải đủ ngắn để diễn ra trong thời gian chờ thang máy di chuyển, đó là khoảng 30 – 60 giây. Bạn cần tạo ấn tượng nhanh nhất có thể và bạn không muốn làm phiền người đó, bởi họ có thể là người bận rộn. Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng người đó có thời gian, bạn có thể kéo dài lên thành 3 – 5 phút, nhưng bạn phải phán đoán tình hình. Nếu người đó vội, hãy nói thật ngắn gọn. Nếu người đó thực sự quan tâm và thậm chí còn đặt câu hỏi, bạn có thể tiếp tục lâu hơn một chút. Nhìn chung, bài pitch của bạn phải có ba điểm sau:
+ Một USP (Điểm độc đáo)
+ Một mục tiêu rõ ràng
+ Lời kêu gọi hành động (một hướng dẫn/đề xuất những gì mà người nghe nên làm tiếp theo)
Ngay cả khi bạn không có kế hoạch từ trước, bạn vẫn có thể thực hiện bài pitch, miễn là nó có ba điểm này. Nó sẽ làm nổi bật những gì đặc biệt về bạn và doanh nghiệp của bạn, chính xác những gì bạn muốn hoặc có thể thực hiện và chính xác những gì người nghe có thể giúp đỡ hoặc tham gia. Theo đó có thể thấy ba điểm trên sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành bài elevator pitch, bạn vẫn cần đảm bảo người nghe sẽ trả lời được các câu hỏi sau:
+ Bạn là ai?
+ Bạn làm nghề gì? (Hoặc bạn có thể làm gì?)
+ Tại sao bạn là người tốt nhất cho công việc?
+ Khi nào và làm thế nào bạn có thể tiến hành?
+ Ngôn ngữ cơ thể và ngoại hình của bạn
Hãy biết cách giao tiếp bằng mắt, thả lỏng vai và chú ý tính rõ ràng và lịch sự trong lời nói. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng quần áo của bạn gọn gàng và sạch sẽ trước khi bạn tiếp cận một người nào đó.
1. Bắt đầu bằng một câu dẫn khéo léo
Hãy tập trung vào trình độ học vấn hoặc về các kỹ năng khác nhau của mình hoặc về một số thành tựu chuyên môn.
2. Quyết định mục tiêu
Khi khả năng của bạn khiến người nghe thực sự quan tâm, tập trung hướng tới mục tiêu mà bạn chọn. Phần còn lại của bài elevator pitch sẽ dựa trên mục tiêu đó.
3. Giải thích những gì bạn sẽ làm
Ví dụ để pitch cho một công ty làm game và nhắm tới vị trí marketing, bạn có thể nói thế này:
“Gần đây tôi rất quan tâm công ty game của anh và tôi thực sự yêu thích các sản phẩm của công ty hồi năm ngoái. Nhóm của tôi có thể đảm bảo những game đó sẽ tiếp cận được nhiều người chơi hơn trong vòng vài tuần. Chúng tôi có thể giúp đổi tên trang web, tinh chỉnh SEO và tạo hồ sơ truyền thông xã hội hấp dẫn để thu hút nhiều người chơi hơn và tăng doanh số bán hàng ”.
Nếu người đó có hứng thú muốn nghe thêm, thì hãy tiếp tục:
“Sau khi tôi nhận bằng MBA của mình từ Harvard, tôi đã dành ba năm làm việc với một công ty quảng cáo, chúng tôi đã giúp các công ty khác nhau và bắt đầu tự xây dựng thương hiệu. Chỉ trong một năm, tôi đã được các trang web kinh doanh hàng đầu công nhận và hoan nghênh.”
4. Tập trung vào một ưu điểm nào đó mà chỉ mình bạn có (hay ít người có ngoài bạn)
Hãy nghiên cứu kĩ các đối thủ và nhìn nhận ưu nhược điểm của họ, bởi sẽ có rất nhiều người khác cũng sẽ có bài pitch để cạnh tranh với bạn. Nhưng hãy nghiên cứu để làm nổi bật những ưu điểm của mình, chứ đừng cố hạ thấp họ vì việc này chẳng có lợi gì cho bạn cả.
5. Câu hỏi dự đoán
Có thể, người nghe sẽ đặt ra một số câu hỏi. Người đó có thể muốn biết thêm về chuyên môn của bạn. Bạn có thể trả lời những câu hỏi này, nhưng hãy chắc chắn rằng trước đó thông tin bạn cung cấp không trùng lặp với những gì bạn sẽ trả lời. Bạn không đưa ra quá nhiều thông tin, nhưng chỉ cần đủ để đảm bảo rằng họ vẫn quan tâm đến cuộc trò chuyện.
6. Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động
Để kết thúc một cách gọn gàng, bạn có thể nói ví dụ như những câu:
“Đây là thông tin liên lạc của tôi. Nếu anh/chị cần bất cứ điều gì hoặc biết bất kỳ ai khác cần được tư vấn, hãy cho tôi biết và tôi sẵn lòng giúp đỡ bằng mọi cách có thể.”
Bấy giờ bạn có thể cảm ơn người đó và hứa sẽ liên lạc, hoặc thậm chí họ có thể đưa ra một đề nghị với bạn ngay sau bài pitch.