Đường Fructose rất hay được nhắc tới trong chế độ dinh dưỡng của một số trường hợp đặc biệt, một số câu hỏi được đặt ra về loại đường này đó là loại Đường Fructose có tốt đối với sức khỏe hay không. Vậy bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc Đường Fructose là gì?
Mục lục bài viết
1. Đường Fructose là gì?
Cùng với glucose, fructose là một trong hai thành phần chính của đường bổ sung vào thực phẩm. Một số chuyên gia sức khỏe tin rằng fructose là loại xấu hơn, đặc biệt là khi tiêu thụ quá mức. Những mối lo ngại này có được khoa học ủng hộ không?
Khi đưa vào cơ thể, đường Fructo sẽ nhanh chóng được hấp thụ trực tiếp vào trong máu khi hệ tiêu hoá hoạt động. Đường Fructose đã được tìm thấy vào năm 1847 bởi một nhà hoá học đến từ Pháp. Fructose tinh khiết, khô ở dạng chất rắn kết tinh. Nó có vị rất ngọt, không mùi với màu trắng. Đây là loại đường tan trong nước tốt nhất trong tự nhiên.
Fructose là một loại đường đơn chiếm 50% khối lượng trong đường ăn thông thường (sucrose). Đường ăn hằng ngày cũng bao gồm cả đường glucose, là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, đường fructose cần được gan chuyển hóa thành glucose trước khi được cơ thể sử dụng.
Đường fructose còn được tìm thấy trong các loại chất ngọt có đường khác nhau như siro ngô hàm lượng đường fructose cao và siro cây thùa.
Nếu đường là một trong những thành phần chính của bất kỳ sản phẩm nào thì bạn có thể chắc chắn rằng sản phẩm đó chứa nhiều đường fructose.
Trước khi biết cách sản xuất hàng loạt đường tinh luyện, con người hiếm khi tiêu thụ nó với số lượng lớn. Thực tế, nhiều loại trái cây và rau quả ngọt có chứa đường fructose và chúng cung cấp một lượng tương đối thấp.
Một số người không hấp thụ được toàn bộ lượng đường fructose mà họ ăn vào. Tình trạng này được gọi là kém hấp thu fructose, được đặc trưng bởi dấu hiệu quá nhiều khí hoặc đầy bụng và các vấn đề khó chịu khác liên quan đến tiêu hóa.
Ở những trường hợp này, fructose có vai trò như một loại carbohydrate, có thể lên men và được phân loại là FODMAP. Không giống như glucose, đường fructose làm giảm lượng đường trong máu. Do đó, một số chuyên gia y tế khuyến nghị fructose như một chất làm ngọt “an toàn” cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2.
Tóm lại, fructose là một loại đường phổ biến, chiếm khoảng 50% lượng đường ăn thông thường và siro ngô có hàm lượng fructose cao. Các nhà khoa học lo ngại rằng nếu ăn quá nhiều đường fructose có thể gây rối loạn chuyển hóa.
2. Loại đường Fructose này có tốt không?
Glucose và fructose được cơ thể chuyển hóa theo các con đường rất khác nhau. Mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose dưới dạng năng lượng trong khi gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa được một lượng đáng kể fructose. Khi có một chế độ ăn nhiều calo và fructose, gan sẽ bị quá tải và bắt đầu chuyển hóa fructose thành chất béo. Vì thế nhiều nhà khoa học tin rằng, tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Chúng bao gồm béo phì, đái tháo đường loại II, bệnh tim và thậm chí là ung thư.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng chứng y khoa khác về các tác động này lên sức khỏe của con người. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận về mức độ mà fructose góp phần gây ra những rối loạn trên.
Tóm lại, nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, việc hấp thụ quá nhiều đường fructose là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Để đánh giá đường này xấu hay tốt còn tùy thuộc vào nguồn nạp và lượng bạn ăn vào. Đường fructose từ thiên nhiên như trái cây toàn phần tốt hơn là loại có trong siro bắp giàu fructose hay đường tinh luyện. Nếu bạn chỉ ăn trái cây khả năng bạn xơi nhiều fructose khá thấp. Thêm nữa, hoa quả còn chứa nhiều thành phần tốt khác như chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. Trong khi đó hãy hình dung:
Bạn thường xuyên sử dụng đường tinh luyện. Hay sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều siro bắp giàu fructose như ăn bánh kẹo, uống nước ngọt thường xuyên. Những cái này thường gây nghiện hơn và bạn ăn chắc nhiều hơn hoa quả. Do vậy việc đưa vào cơ thể quá nhiều đường fructose rất dễ xảy ra. Tình huống này sẽ biến anh chàng fructose trở thành kẻ xấu với sức khỏe của bạn.
Đầu tiên nó sẽ gây cho bạn béo phì. Như mình đã nói cơ thể không thể sử dụng trực tiếp đường fructose. Gan sẽ phải hoạt động hết công suất để xử lý đường fructose bạn tống vào cơ thể. Lúc này gan sẽ chuyển hóa lượng thừa thành mỡ tích trữ. Ở đây bạn có thể mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Tệ hơn nữa:
Đường fructose này làm giảm tác dụng của hormone leptin (hormone gây ra cảm giác no). Vì vậy bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều calo hơn mức cần thiết. Cơ chế này càng làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn. Nghiên cứu còn cho thấy đường fructose gây ra tăng acid uric trong máu (yếu tố dẫn tới bệnh gout) và tăng huyết áp. Nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều đường fructose có thể gây kháng insulin, từ đó dẫn tới nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2
3. Những hậu quả mà loại đường này mang lại:
Qua thông tin tìm hiểu, có thể thấy sự xuất hiện của thực phẩm chứa đường Fructose ngày càng phổ biến và việc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả đối với sức khỏe, như:
+ Fructose đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Đặc biệt, quá nhiều fructose có thể khiến tình trạng nhiễm nấm trở nên trầm trọng hơn.
+ Đây được xem là nguyên nhân khiến chất béo được tổng hợp ở gan, chúng được bài tiết ra ngoài dưới dạng cholesterol VLDL, dẫn đến rối loạn lipid máu, mỡ bám quanh các cơ quan và dẫn đến bệnh tim mạch.
+ Nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến bệnh gút và cao huyết áp.
+ Gây tích tụ mỡ trong gan, có khả năng dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
+ Fructose không ảnh hưởng đến cảm giác no giống như cách mà glucose khiến bạn tự động ăn nhiều calo hơn tổng lượng calo cần thiết nếu lượng fructose bạn ăn vào cao.
+ Tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây ra kháng leptin, khiến cơ thể không quản lý tốt chất béo và dẫn đến béo phì.
+ Đường hoàn toàn có thể gây nghiện.
4. Lưu ý về loại đường Fructose:
Cần lưu ý khi sử dụng loại đường này như:
+ Hạn chế hoặc cắt giảm kẹo, bánh ngọt và các món tráng miệng có chứa đường fructose.
+ Chọn thực phẩm (chẳng hạn như trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt) cho bữa ăn chính và bữa phụ.
+ Bỏ qua đồ uống có đường và thay vào đó chọn nước lọc. Bởi 300ml đồ uống có ga chứa hơn 8 thìa đường và hơn 130 calo.
+ Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Nó thường chứa một lượng lớn đường fructose, một tỷ lệ cao chất béo và muối.
+ Tìm kiếm các công thức sử dụng ít đường hơn khi bạn nấu ăn.
Fructose là một loại đường có trong tự nhiên như trái cây và mật ong. Ngành công nghiệp thực phẩm cũng tạo ra đường fructose nhân tạo để sản xuất bánh kẹo, nước uống, điển hình là sirô bắp cao phân tử.
Nghiên cứu cho thấy, đường fructose không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như các loại đường khác, chẳng hạn như đường sucrose. Do đó, nó được coi là sự lựa chọn an toàn nhất cho những người bệnh đái tháo đường đang gặp khó khăn về việc kiêng đường trong chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, các chuyên gia lên tiếng cảnh báo, đường fructose an toàn với người bệnh đái tháo đường là đường fructose tự nhiên. Trong khi fructose tự nhiên có ở các loại trái cây làm tăng lượng đường trong máu khá chậm thì fructose nhân tạo như sirô ngô cao phân tử lại làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.
Hơn nữa, mặc dù fructose đã được khẳng định là chất làm ngọt tốt hơn cho người bị đái tháo đường, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 cho rằng không vì thế mà người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng đường fructose mà không có sự kiểm soát.
Theo Reuters Health, sử dụng sirô bắp cao phân tử có mối tương quan mạnh với nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường sau này. Các nhà khoa học đặt ra giả thiết rằng, lý do fructose nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do có thể khiến cơ thể trở nên đề kháng với insulin và làm tăng nguy cơ thừa cân/béo phì.
Một số bệnh nhân đái tháo đường có thể rơi vào tình trạng không dung nạp fructose, tức cơ thể không thể tiêu hóa fructose, có thể gây ra một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Tình trạng cũng có thể xảy ra nếu ăn fructose quá nhiều. Lưu ý, vì bánh kẹo dành cho người bị đái tháo đường thường sử dụng fructose nhân tạo, việc tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn đến sự không dung nạp fructose. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường tốt nhất nên hạn chế lượng fructose nhân tạo để tránh gặp phải những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.