Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế? Vai trò của dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lạm phát?
Tiền dự trữ là một khái niệm đã rất quen thuộc đối với hoạt động của ngân hàng và trong kinh tế khái niệm này cung rất hay được nhắc tới. Tiền dự trữ là một bộ phận nằm trong dự trữ pháp định của các ngân hàng thương mại. Hiện nay có các loại tiền dự trữ khá nhau trong đó có loại tiền dự trữ bắt buộc là loại tiền mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ đúng quy định để đảm bảo tính thanh khoản. Vậy để hiểu thêm về Dự trữ bắt buộc là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Dự trữ bắt buộc là gì?
Dự trữ bắt buộc tiếng anh là “reserve requirements”
Đây là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng thương mại buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. Thường thì đối với các ngân hàng thương mại phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó chúng ta, cũng cần chú ý rằng ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tiền dự trữ bắt buộc gồm VND và ngoại tệ, cụ thể:
+ Tiền gửi của kho bạc Nhà nước
+ Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn…
+ Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá
+ Tất cả các loại tiền gửi này sẽ được theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng Nhà nước (tài khoản tiền gửi thanh toán).
Căn cứ cụ thể theo quy định tại Thông tư số 30/2019/TT-NHNN sẽ có 03 trường hợp tổ chức tín dụng không cần dự trữ bắt buộc. Cụ thể:
+ Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cụ thể đối với khoảng thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng đó bị Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đến hết tháng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
+ Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực.
Như vậy dựa trên quy định này chúng ta thấy hiện nay đối với việc duy trì tiền dự trữ bắt buộc là điều cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền vào ngân hàng đồng thời bảo đảm cho ngân hàng nhà nước có thể điều chỉnh được khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại nhằm thực thi chính sách tiền tệ của mình.
Hiện nay một trong số những giải pháp để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì cần phải quản lý tiền dự trữ của ngân hàng. Theo đó ngân hàng trung ương là ngân hàng sẽ thực hiện chức năng quản lý tiền dự trữ theo quy định. Để các ngân hàng thương mại không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, ngân hàng trung ương sẽ quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Ben cạnh đó thì các ngân hàng thương mại cũng phải dự trữ vượt mức một khoản tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo đo nên tiền dựa trữ phải được quản lý bởi ngoài việc tạo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thì còn kiểm soát được khối lượng tiền trong nền kinh tế.
2. Đặc điểm của dự trữ bắt buộc:
Qua khái niệm chúng tôi cung cấp ở rên ta có thể thấy dự trữ bắt buộc là một trong ba công cụ chính của chính sách tiền tệ, hai công cụ còn lại là nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu. Các ngân hàng cho khách hàng vay tiền dựa trên một phần tiền mặt mà họ có trong tay. Chính phủ đưa ra yêu cầu để đổi lấy khả năng này: dự trữ một khoản tiền gửi nhất định để trang trải cho việc rút tiền có thể xảy ra. Số tiền này được gọi là dự trữ bắt buộc, và đó là tỉ lệ mà các ngân hàng phải giữ trong dự trữ và không được phép cho vay.
Như vậy, có thể thấy rằng công cụ dự trữ bắt buộc mang tính chất của sự áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kì quan trọng để điều khiển lạm phát, theo đó có thể khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó rất dễ nhận ra công cụ dự trữ bắt buộc quá nhạy cảm, Có thể nói tới như khi thay đổi nhỏ trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn khó kiểm soát. Bên cạnh đó, một điều bất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng tiền tệ như việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng cũng gây nên tình trạng không ổn định cho các ngân hàng. Chính vì vậy sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát ít đưọc sử dụng trên thế giới và đặc biệt là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định.
3. Yêu cầu dự trữ và yêu cầu về vốn:
Hiện nay ở một số quốc gia không có dự trữ bắt buộc. Những quốc gia này bao gồm có Canada, Anh, New Zealand, Australia, Thụy Điển và Hong Kong. Tiền không thể được tạo ra mà không có một giới hạn nào cả, nhưng thay vào đó, các quốc gia này phải tuân thủ các yêu cầu về vốn, bởi vì đó là lượng vốn mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải nắm giữ theo yêu cầu của cơ quan quản lí tài chính .
4. Ví dụ về dự trữ bắt buộc:
Giả sử một ngân hàng có 200 triệu đô la tiền gửi và được yêu cầu dự trữ 10%. Ngân hàng hiện được phép cho vay 180 triệu đô la, điều này làm tăng mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài việc cung cấp một bộ đệm để chống lại các vụ rút tiền hàng loạt và các lớp thanh khoản, dự trữ bắt buộc cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ tiền tệ.
Bằng cách tăng dự trữ bắt buộc, Cục Dự trữ Liên bang về cơ bản là lấy tiền ra khỏi cung tiền và tăng chi phí tín dụng. Giảm dự trữ bắt buộc để bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách cung cấp cho ngân hàng dự trữ vượt mức, điều này thúc đẩy việc mở rộng tín dụng ngân hàng và giảm lãi suất.
5. Vai trò của dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lạm phát:
Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các ngân hàng thương mại có khả năng biến những khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền. Để khống chế khả năng này, ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định gửi vào ngân hàng trung ương không được hưởng lãi. Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp cụ thể đó là do số nhân tiền tệ giảm, khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm thì cung tiền giảm dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm thì tỷ lệ lạm phát giảm. Ngược lại nếu ngân hàng trung ương quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền, thì cung về tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên, khối lượng tín dụng thì cung tiền tăng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng dẫn tới lãi suất giảm, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá thì tức là tỷ lệ lạm phát tăng
Như vậy từ sự phân tích như trên chúng ta thấy các công cụ dự trữ bắt buộc mang tính áp đặt trực tiếp, theo đó có thể đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.