Hiện nay như chúng ta đã biết thì vấn đề du lịch là nhu cầu của con người và nhu cầu này ngày càng phát triển trong nước và quốc tế. Du lịch quốc tế cũng trở thành một xu hướng của giới trẻ hiện nay để có thể biết được các nền văn hóa của quốc gia trên thế giới.
Mục lục bài viết
1. Du lịch quốc tế là gì?
Du lịch có thể được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ nơi ở bình thường của họ đến một nơi khác (với ý định quay trở lại) trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ đến tối đa là 6 tháng với mục đích duy nhất là thư giãn, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng…
Hiện nay ngành du lịch đang có liên kết chặt chẽ và mạnh mẽ đến những nhóm ngành khác như: dịch vụ, giao thông, giải trí,… Cụ thể chúng có mối quan hệ cộng sinh, cùng tiến và cùng lùi với nhau. Thêm vào đó ngành du lịch còn mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Ở khía cạnh khác thì du lịch còn là cầu nối để giới thiệu truyền thống, nét văn hóa,… cho du khách muôn nơi. Do vậy có thể nói du lịch vừa mang tính đặc thù của nền kinh tế và vừa mang đến đặc thù về văn hóa – xã hội.
Du lịch quốc tế là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính của chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Tại đây chúng ta cần phân biệt giữa du lịch trong nước, du lịch nội địa (Domestic Tourism) và du lịch quốc gia (National Tourism). Du lịch nội địa bao gồm cả du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. Du lịch quốc gia thì gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế (du lịch quốc tế đến và du lịch quốc tế ra nước ngoài). Thuật ngữ du lịch nội địa và du lịch quốc gia thường được dùng trong công tác thống kê du lịch.
Du lịch quốc tế tiếng anh là ” International travel”
Du lịch trong nước trong tiếng Anh được gọi là Internal Tourism.
2. Phân loại các loại hình du lịch quốc tế hiện nay:
Loại hình du lịch quốc tế được phân chia thành hai loại:
+ Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách – Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.
+ Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách – Outbound Tourism): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó. Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.
– Du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. Chuyến đi của cư dân có thể với bất kì mục đích gì (ngoại trừ đi làm việc), đi đến bất cứ nơi nào trong quốc gia và thời gian dài hay ngắn tùy vào từng mục đích.
3. Các giải pháp để phát triển ngành du dịch hiện nay:
Một trong những lợi ích của ngành du lịch là sự đóng góp to lớn của du lịch vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Trong trường hợp của Việt Nam nói riêng, ngành du lịch hiện nay được coi là một trong ba ngành kinh tế lớn được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân.
Du lịch phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế hỗ trợ các ngành như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống. Ngành du lịch phát triển cũng cung cấp một thị trường hàng tiêu dùng rộng lớn, khuyến khích tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội nhanh chóng.
Sự phát triển của du lịch quốc tế đem lại nguồn lợi từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của địa phương và thu ngoại tệ cao hơn cho đất nước. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch quốc tế còn giúp củng cố và phát triển quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải quốc tế.
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng trưởng của ngành Du lịch, thời gian tới, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
– Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
– Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
– Đẩy mạnh liên kết với các nước trong khu vực, khai thác triệt để tuyến hành lang Đông – Tây, hình thành các tour, tuyến du lịch chung như: Chương trình giữa Việt Nam – Campuchia – Lào, tuyến đường bộ 3 nước Việt Nam – Lào – Thái Lan để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn, thu hút khách từ các nước ASEAN và khách du lịch từ nước thứ ba vào ASEAN nối tour sang Việt Nam.
Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững.
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường…
– Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch
Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương; quy hoạch các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng bền vững.
Đồng thời, trước khi phát triển ngành, lĩnh vực khác, Nhà nước cần có những đánh giá tác động đối với ngành Du lịch để từ đó có sự lựa chọn ưu tiên phát triển ngành nào dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.
Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch.
– Ngành du lịch cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
– Các trường học và DN cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế…
Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch.
– Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông Âu…
– Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.