Du lịch đồng là loại hình du lịch đang được nhà nước quan tâm trong những năm gần đây bởi loại hình du lịch này giúp kinh tế, xã hội tại những địa phương nghèo, kém phát triển; đặc biệt là những địa phương ở vùng sâu, vùng xa những nơi mà có tỉ lệ người dân tộc thiểu số sẽ được cải thiện từ tiềm năng du lịch.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm du lịch cộng đồng là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về du lịch cộng đồng, qua tên gọi của nó ta có thể mường tượng đây là một loại hình mà hoạt động du lịch có mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết với mặt một cộng đồng dân cư nhất định. Để có thể tìm hiểu về loại hình du lịch này trước tiên ta phải hiểu một cách tổng quát về du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Đối với du lịch cộng đồng theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Nhìn chung, ta có thế hiểu du lịch theo một cách đơn giản là: Du lịch cộng đồng thường được hiểu là hoạt động của một cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch, hay nói cách khác đây là loại hình du lịch trong đó cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi cung ứng và quản lý du lịch. Loại hình này được phát triển trên cơ sở văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch thú hút nhiều du khách bởi sự gần gũi, chân thật của loại hình du lịch này mang lại. khi đến đây các du khách sẽ được người dân bản địa mời đến làng, bản, nơi người dân bản địa sinh sống; tại đây họ sẽ được người dân bản địa cung cấp chỗ ở và được thưởng thức các món ăn dân dã, đặc sản của địa phương; bên cạnh đó du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường giúp du khách khám phá và tìm hiểu về các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Mặt khác với nguồn chi tiêu của du khách khi đến đây sẽ là nguồn thu nhập giúp người dân địa phương cải thiện cuộc sống mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho bản địa.
Ngoài ra du lịch cộng đồng còn giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, cũng là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương,…
Loại hình du lịch này trong những năm gần đây đang được nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển cho nên mô hình du lịch cộng đồng đang được mở rộng một cách nhanh chóng và có xu hướng cải tiến theo hướng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đồng thời giữ nguyên gốc, nguyên sơ chất phát chân thực văn hóa bản địa. Đó là những giá trị cốt lõi, nguyên sơ, chất phát mà cả cộng đồng đang muốn giữ gìn.
Mô hình du lịch này thường tập trung tại các khu vực vùng núi có đồng đảo đồng bào dân tộc thiểu số như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,… Mô hình này có hiệu quả khá thiết thực, vừa phát huy được hết thế mạnh văn hóa bản địa của dân tộc và góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương.
Muốn tạo một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương, vì vậy phát triển du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tính chất của địa phương.
2. Các hình thức du lịch cộng đồng phổ biến:
Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại hình thức khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố về địa hình, triều dài lịch sử, cảnh sắc thiên nhiên,… Tuy nhiên ta có thể nêu một số hình thức du lịch cộng đồng phổ biến được sử dụng hiện nay như: Du lịch Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp, nông thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa, và du lịch văn hóa. Với việc thúc đẩy nghệ thuật và phát triển các mặt hàng thủ công của địa phương có thể là một trong những điểm quan trọng trong các dự án Du lịch cộng đồng và các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
Du lịch sinh thái:
Hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên, kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địa phương và luôn có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái thúc đẩy sự phát triển du lịch bền vững thông qua sự tham gia của các đại diện quản lý môi trường.
Du lịch văn hóa:
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch dựa vào những nét văn hóa, lịch sử, khảo cổ học của địa phương để khai thác du lịch. Trong quá trình du lịch du khách sẽ được tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của một vùng miền; đồng thời được nghiên cứu và biết đến đến những sự kiện lịch sử hào hùng, oanh liệt trong quá khứ, những tác phẩm khảo cổ được gìn giữ từ thời xa xưa của vùng miền đó. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa như các chương trình khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp:
Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, trang trại nông lâm kết hợp, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch có thể xem hoặc tham gia vào thực tiễn công việc của dân bản địa, mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà.
Du lịch bản địa:
Đây là loại hình du lịch tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch bằng việc tận dụng những tài nguyên mà người dân địa phương có để phục vụ cho nhu cầu du lịch như: Nhà ở, đồ ăn, công việc,… mô hình này thu hút khách du lịch bởi sự bình dị và chân thực không khí của vùng thôn quê.
Du lịch làng:
Cũng giống như du lịch bản địa du lịch làng là mô hình du lịch mà du khách sẽ được đến các ngôi làng truyền thống nông thôn của dân tộc Việt Nam hoặc có thể là các làng nghề nghề truyền thống. Tại đây du khách sẽ được hoạt động, sinh hoạt chung với cuộc sống nông thôn, được trải nghiệm công việc truyền thống của người dân ở đây.
Ví dụ như: Du lịch làng nghề Gốm sứ Bát Tràng tại đây ngoài việc du khách được ngắm nhìn những tác phẩm gốm nghệ thuật, du khách còn được tham gia vào quá trình tạo ra những tác phẩm gốm nghệ thuật này dưới sự hướng dẫn, chỉ dậy của các nghệ nhân tại làng nghề.
3. Những tác động của du lịch cộng đồng:
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch, cụ thể là:
Tích cực
– Du lịch cộng đồng giúp cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, giảm thiểu tỷ lệ không có việc làm; đặc biệt tại những nơi vùng sâu, vùng xa khi mà kinh tế, xã hội còn lạc hậu, việc làm không có nhiều.
– Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ, tận dụng tối đa những gì địa phương có để phục vụ du lịch thu lại lợi nhuận từ những nguồn lực đó.
– Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch. Do được nhà nước quan tâm và nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng những vùng du lịch cộng đồng sẽ được ưu tiên trong việc phát triển và bảo vệ.
– Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương
– Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
– Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo.
Tiêu cực
– Tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông,…Do tập trung đông người các vấn đề về ô nhiễm môi trường là những vấn đề rất đáng quan ngại do số lượng rác thải ra môi trường mỗi ngày rất lớn; đồng thời gây ra một số tác hại về giao thông do số lượng khách du lịch lui tới địa phương.
– Gia tăng các tệ nạn xã hội như nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm. Tại những địa điểm du lịch luôn là nơi mà nhiều tội phạm nhắm tới do số lượng người tập trung đông, đối tượng tội phạm nhắm tới nhiều cùng với việc thực hiện tội phạm dễ dàng hơn như các tội phạm móc túi, cướp giật,…
– Đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa và một số tác động tiêu cực khác.
4. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay?
Phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương nhất định phải đi theo hướng phát triển bền vững. Đây là sự phát triển dựa vào nhu cầu phát triển của thị trường, đồng thời không gây tổn hại đến các khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau.
Thực tế, điều này nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch có trách nhiệm với các tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa và dân tộc được định hướng và quản lý theo một phương châm: Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lịch và lĩnh vực tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trị linh thiêng của truyền thống.
Điều cốt lõi của bền vững là sự cân bằng, đó là:
– Đảm bảo được sự cân bằng giữa cung và cầu trong hiện tại và tương lai.
– Cân bằng giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển du lịch cộng đồng
– Cân bằng giữa thu hút khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa trong các giai đoạn nhất định.
– Cân bằng giữa khai thác du lịch và bảo vệ các tài nguyên du lịch cộng đồng.
– Cân bằng giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý hiện tại và tương lai
– Cân bằng hoạt động du lịch về mặt thời gian và không gian
– Cân bằng giữa chi phí và lợi ích