Dự án chiến lược là gì? Đặc điểm của dự án chiến lược? Phân loại dự án chiến lược? Các bước xây dựng kế hoạch chiến lược hoàn hảo?
Như chúng ta đã biết hiện nay các công ty đều đề ra các dự án chiến lược để phát triển tối đa nhất cho công ty mình. Dự án chiến lược nhằm mục đích phat triển tốt nhất cho công ty.
Mục lục bài viết
1. Dự án chiến lược là gì?
Dự án chiến lược trong tiếng Anh được gọi là “Strategic Project”.
Dự án chiến lược là cúng ta hiểu đơn giản nhất đây là những dự án hỗ trợ cho việc thực hiện tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược dài hạn của công ty. Các dự án chiến lược thường hướng đến đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và thị phần. Các dự án về phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, các dự án nghiên cứu và để có thể phát triển nhằm phát triển ra công nghệ hoàn toàn mới là ví dụ về những dự án thuộc nhóm này.
2. Đặc điểm của dự án chiến lược:
Trên góc độ tổng quát nhất, dự án có thể được hiểu là hệ thống các công việc được xác định rõ mục tiêu, nguồn lực cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc. Nói cách khác, dự án là một quá trình hoạt động đã xác định rõ mục tiêu cần phải đạt được trong những ràng buộc nhất định về thời gian và nguồn lực để đạt mục tiêu đó. Việc sử dụng các nguồn lực là rất khác nhau trong từng giai đoạn nhất định của dự án để tránh lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Một dự án thành công là duy trì và phát huy tác dụng của các nguồn lực và phương tiện được phân phối cho sự phát triển lâu dài và bền vững của tổ chức. Một dự án có thể được xem xét như là một chuỗi các công việc và các nhiệm vụ:
+ Có mục tiêu cụ thể được hoàn thành trong những điều kiện nhất định
+ Được xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc
+ Có giới hạn nhất định về tài chính
+ Sử dụng các nguồn lực nhất định về phương tiện, thiết bị, con người…
Như vậy chúng ta thấy dự án chiên lược sẽ gồm các đặc điểm rất đặc trưng của nó mà chúng ta nên nắm bắt để khai thác co hiệu quả dự án để công ty có nguồn lợi nhuận và phát triển tốt nhất, qua đó cũng để đánh giá công ty một cách chính xác nhất
3. Phân loại dự án chiến lược:
Tuỳ theo mức độ thay đổi và đổi mới trong sản phẩm và công nghệ sản xuất mà có thể chia nhỏ các dự án chiến lược thành những nhóm dự án chi tiết hơn: các dự án nền tảng, các dự án đột phá, các dự án nghiên cứu & phát triển
– Các dự án nền tảng: Đây là những dự án có những sự cải tiến căn bản so với những gì mà cung ty hiện đang cung cấp ra thị trường hoặc về sản phẩm/dịch vụ hoặc về công nghệ – qui trình sản xuất. Đây được gọi là những dự án nền tảng bởi vì nó tạo ra một thế hệ mới của các sản phẩm hoặc công nghệ sản xuất để dựa trên đó những dự án cải tiến nhỏ thuộc nhóm hai đã nêu ở trên sẽ tiếp tục được triển khai sau này. Ví dụ về dự án nền tảng là một mẫu ô tô mới hoặc một sản phẩm bảo hiểm mới được đưa ra và dựa trên cơ sở đó công ty có thể giới thiệu ra nhiều chủng loại sản phẩm tương tự thuộc thế hệ sản phẩm mới này.
– Các dự án đột phá: Các dự án đột phá là những dự án liên quan đến công nghệ mới hơn so với các dự án nền tảng. Các dự án đột phá có thể áp dụng công nghệ khác biệt hẳn so với công nghệ hiện đang áp dụng phổ biến trong ngành, ví dụ như công nghệ cáp quang dùng trong truyền số liệu hoặc xe ô tô có thể vừa chạy điện và chạy xăng.
– Các dự án nghiên cứu & phát triển: Đây là các dự án hướng tới phát triển ra công nghệ hoàn toàn mới hoặc tìm ra ứng dụng hoàn toàn mới của những công nghệ hiện có. Các dự án này được doanh nghiệp triển khai nhằm tự tạo ra kiến thức mới và tự phát triển công nghệ mới cho riêng mình. Việc phân loại dự án giúp cho công ty cân nhắc giữa lợi nhuận dự kiến do dự án mang lại với mức độ rủi ro khi chấp nhận dự án. Dự án càng liên quan nhiều đến mức độ đổi mới trong sản phẩm và công nghệ sản xuất thường hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn do sản phẩm mới sẽ cạnh tranh hơn nhưng mặt khác rủi ro tiềm ẩn cũng lớn hơn.
4. Các bước xây dựng kế hoạch chiến lược hoàn hảo:
Kế hoạch chiến lược chúng ta thấy nó có vai trò rất quan trọng như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức. Với kế hoạch này, toàn công ty sẽ cùng dốc sức đi theo một định hướng chung mang lại lợi ích cho toàn bộ cá nhân cho tổ chức và các bên liên quan. Một kế hoạch chiến lược hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và dưới đây là các ví dụ: Chỉ ra con đường cho doanh nghiệp như với một kế hoạch chiến lược giống như một lộ trình, dẫn đường cho tổ chức vượt qua mọi thách thức để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, kế hoạch chiến lược còn giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu nhỏ hơn nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu lớn.
Tăng sự tập trung nỗ lực để Kế hoạch chiến lược thiết lập hướng đi chung cho cả doanh nghiệp, do đó, mọi cá nhân sẽ tăng cường sự tập trung để đạt được điều đó. Cải thiện nhận thức về doanh nghiệp cụ thể như một khi thiết lập kế hoạch chiến lược toàn diện, những nhà lãnh đạo sẽ nhìn nhận doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh về điểm mạnh, điểm yếu và vị trí trên thị trường. Mang lại định hướng rõ ràng cho nhân viên: Với mục tiêu rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và những tiêu chí đánh giá minh bạch, nhân viên sẽ biết họ cần làm những gì, công việc của họ được đánh giá ra sao và từ đó họ sẽ có động lực hoàn thành nhiệm vụ.
Các bước xây dựng kế hoạch chiến lược hoàn hảo như sau:
Bước 1: Xác định vị trí chiến lược
Xác định vị trí chiến lược để biết được doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên thương trường, chúng ta sẽ xác định được mục tiêu mà chúng ta muốn hướng đến và cách chúng ta có thể đạt được điều đó. Hãy bắt đầu bằng các cuộc nói chuyện với các lãnh đạo cấp cao tại công ty để nắm bắt tình hình nội tại, sau đó làm một cuộc khảo sát để hiểu nhu cầu khách hàng. Thu thập dữ liệu về ngành và thị trường cũng là nhân tố bắt buộc cần có để tạo nên một cái nhìn toàn diện về vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Bước 2: Xác định các mục tiêu ưu tiên, sau khi đã hiểu doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trên thị trường, giờ là lúc xác định các mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn. Lưu ý rằng các Objectives đặt ra cần phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện xây dựng kế hoạch, nước này có thể nói là bước quan trọng nhất, xây dựng kế hoạch chiến lược. Nhiệm vụ chính trong bước này là xây dựng các chiến thuật cụ thể và thiết lập timeline để theo dõi tiến độ và hiệu quả công việc. Bản đồ chiến lược là một công cụ hiệu quả để trực quan hóa toàn bộ kế hoạch của bạn. Một bản đồ chiến lược cần có các thành phần sau:
+ 4 trụ cột: Tài chính, khách hàng, quy trình và con người
+ Liệt kê mục tiêu nằm trong mỗi trụ cột bằng các hình khối (thường là hình tròn và hình chữ nhật). Các mục tiêu không nên quá nhiều, thường không vượt quá 20 mục tiêu.
+ Các mục tiêu của từng bộ phận được sắp xếp theo chiều dọc và được kết nối với nhau
+ Chú thích mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu
Bước 4: Tiến hành công tác triển khai kế hoạch chiến lược, tại đây các tổ chức cuộc họp với sự góp mặt của các thành phần quan trọng là bước đầu tiên để khởi động kế hoạch chiến lược. Bên cạnh đó, công tác truyền thông nội bộ cũng cần được áp dụng để phổ biến cho toàn bộ nhân viên nắm được mục tiêu chiến lược nhằm định hướng toàn thể công ty đi theo một mục tiêu chung. Trong quá trình triển khai kế hoạch, tiêu chí KPI sẽ được sử dụng xuyên suốt như một cách truyền đạt trách nhiệm từ cấp trên xuống cấp dưới.
Bước 5: Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá chiến lược, theo đoc húng ta hãy tổ chức những cuộc họp để xem xét lại tình hình đạt được KPI của các nhóm. Với các nhóm chưa đạt được KPI, hãy xem cách họ triển khai công việc và điều chỉnh lại những sai sót trong quá trình làm việc của những nhóm đó. Trên cơ sở hàng năm, doanh nghiệp nên dành thời gian đánh giá lại các ưu tiên và vị trí chiến lược để đảm bảo rằng tất cả hoạt động đang đi đúng hướng.