Cơ khí là một lĩnh vực không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta. Cơ khí là ngành có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn. Một trong những quá trình không thể không kể đến trong cơ khí đó là đột dập. Đột dập chắc hẳn là một cụm từ khá quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu đột dập là gì.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về đột dập như sau:
Đột dập thực chất chính là một kỹ thuật tách, chủ yếu được sử dụng nhằm mục đích chính đó chính là để xử lý các lỗ trên vật liệu phẳng như giấy, nhựa hay kim loại tấm. Thông thường, thiết bị đục lỗ bao gồm 2 bộ phận dụng cụ, cụ thể đó chính là: Bộ phận hỗ trợ cho máy đột và bộ phận hỗ trợ cho máy dập. Trong khi chày vào khuôn, vật liệu sẽ bị cắt.
Đột dập chủ yếu trên thực tế được dùng nhằm mục đích chính đó chính là để tạo ra các lỗ tròn hoặc chi tiết trên bề mặt vật liệu phẳng, nhưng nó cũng phù hợp để bỏ đi các phần dư thừa của vật liệu.
Các vật liệu có thể gia công đột dập bao gồm các loại vật liệu cơ bản sau đây: Kim loại tấm, nhựa, da cũng như các loại vật liệu khác. Các vật liệu có thể gia công đột được sử dụng trong các ngành bao bì, thực phẩm, vệ sinh, y tế và dược phẩm. Trong những năm qua, đột dập cũng đang ngày càng trở nên quan trọng đối với việc xử lý các lá kim loại cho sản phẩm tinh vi về mặt kỹ thuật, ví dụ cụ thể như cho ngành hàng không vũ trụ hoặc điện tử. Một ứng dụng khác của đột dập đó chính là công nghệ này đã tạo ra các chi tiết cho ngành công nghiệp kim loại và xây dựng.
Một số sản phẩm đột dập phổ biến mà chúng ta cũng có thể kể đến cụ thể như: tấm thẻ gắn nhãn, lỗ trên màng bọc nhựa, ống tản nhiệt, đinh chốt, long đen, bản lề, que thử đường huyết… cùng rất nhiều các chi tiết máy, sản phẩm gia công đột dập được gia công theo yêu cầu khác.
Đột dập trong tiếng Anh là: Punching.
2. Một số vấn đề về đột dập:
Đặc điểm của đột dập:
Các đặc điểm chính của đột dập cụ thể đó chính là:
– Đột dập chính là quy trình hiệu quả nhất về chi phí để tạo ra các lỗ trên dải hoặc kim loại tấm cho mức độ phức tạp từ trung bình đến cao.
– Đột dập cũng có thể tạo ra nhiều lỗ hình cùng lúc.
– Dụng cụ đột dập và khuôn thường được chế tạo từ thép hoặc cacbua.
– Đột dập có quá trình nhanh chóng.
– Phôi của gia công đột dập thường ở dạng tấm phẳng hoặc cuộn. Vật liệu phôi có thể khác nhau. Bản thân khuôn và dụng cụ đột cũng có nhiều hình dạng khác nhau để từ đó sẽ tạo ra một loại các lỗ có hình dạng khác nhau trong phôi.
Các kỹ thuật đột dập:
– Thứ nhất: Đột dập phẳng:
Đột dập phẳng được hiểu là quá trình định hình vật thể bằng công cụ dập phẳng, máy dập ra từng sản phẩm bằng máy ép thủy lực và khuôn thép. Các nguyên liệu thô trên thực tế thì sẽ di chuyển theo chiều ngang trong khi máy dập được đẩy xuống theo chiều dọc thể thực hiện việc đục lỗ.
Đột dập phẳng được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đột dập phẳng được sử dụng trong trường hợp sản phẩm dày.
+ Đột dập phẳng được sử dụng trong trường hợp vật liệu đến từ 1 tấm duy nhất.
+ Đột dập phẳng được sử dụng trong trường hợp đơn hàng nhỏ.
+ Đột dập phẳng được sử dụng trong trường hợp nếu các chủ thể đang tìm hiểu một lựa chọn hiệu quả về chi phí.
– Thứ hai: Đột dập quay:
Các dụng cụ đục lỗ của bộ phận đột quay được gắn trực tiếp trong vòng bi có độ chính xác cao hơn có thể điều chính trên 2 xi lanh. Để các chủ thể có được các sản phẩm định hình từ máy đột dập quay, nguyên liệu thô được đưa vào giữa 2 xi lanh cán với tốc độ rất cao. Hình dạng được cắt ra trên khuôn cán với độ sai số và độ chính xác cao, và nguyên liệu thừa ít hơn so với đột dập phẳng.
Đột dập quay được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Đột dập quay được sử dụng trong trường hợp sản phẩm mỏng.
+ Đột dập quay được sử dụng trong trường hợp số lượng lớn.
+ Đột dập quay được sử dụng trong trường hợp thiết kế với dung sai chặt chẽ.
+ Đột dập quay được sử dụng trong trường hợp khi các chủ thể đang cần tìm phương pháp năng suất cao, giảm mức tiêu thụ năng lượng cũng như ít tạo ra tiếng ồn và độ rung thấp.
Nhìn chung, ta nhận thấy rằng, đối với cả 2 kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm cụ thể. Theo đó, các chủ thể cũng nên lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất tùy thuộc vào ứng dụng và sản phẩm mong muốn.
3. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ đột dập:
Đột dập như đã phân tích cụ thể bên trên chính là một trong những phương án gia công kim loại tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó còn có cắt gọt Laser hiện đại cũng sẽ là phương án để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Người ta sẽ căn cứ vào yếu tố này để từ đó có thể lựa chọn đột dập hay cắt laser sao cho hợp lý nhất.
– Ưu điểm của công nghệ đột dập bao gồm:
+ Ưu điểm của công nghệ đột dập đó là sản phẩm ổn định về chất lượng và hình dạng hình học các lỗ đục mang tính thẩm mỹ cao.
+ Ưu điểm của công nghệ đột dập đó là áp dụng cho gia công sản xuất hàng loạt, hàng khối và hàng tiêu chuẩn. Bởi khả năng có thể cùng lúc tạo ra nhiều lỗ trên mặt tấm kim loại trùng một kích thước, hình dáng.
+ Ưu điểm của công nghệ đột dập đó là giúp tiết kiệm thời gian gia công, mất ít sức lao động và tối ưu được nguyên công sản xuất.
+ Ưu điểm của công nghệ đột dập đó là có hiệu quả kinh tế cao, ít phế phẩm trong sản xuất.
– Nhược điểm của công nghệ đột dập bao gồm:
+ Trong quá trình thực hiện việc chế tạo khuôn mẫu được chia thành khuôn ép nhựa và khuôn dập. Không đâu xa lạ, khuôn dập được sử dụng cho chính máy đột dập kim loại. Khuôn dập hay tên đầy đủ là khuôn đột dập kim loại thường được sử dụng để gia công các nguyên liệu kim loại dàng tấm hoặc phôi mỏng. Cũng chính vì máy đột dập cần có khuôn mẫu nên nó cũng vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của công nghệ đột dập này.
+ Nhược điểm của công nghệ đột dập đó là mất chi phí gia công khuôn mẫu, vấn đề bảo dưỡng khuôn mẫu cho đến cả thời gian chế tạo khuôn mẫu.
+ Nhược điểm của công nghệ đột dập đó là chỉ định gia công trên vật liệu tấm, phôi mỏng như: inox dạng tấm, nhôm dạng tấm, đồng dạng tấm cỡ 5mm – 7mm. Đối với những loại tấm, phôi dày hơn nên sử dụng phương pháp cắt laser.
+ Nhược điểm của công nghệ đột dập đó là sự hạn chế về độ linh hoạt thay đổi trong gia công
Từ những ưu và nhược điểm từ đột dập kim loại mà người ta thường lựa chọn gia công các loại vỏ tủ điện, máy tính,…
4. Tìm hiểu về máy đột dập:
Ta hiểu về máy đột dập như sau:
Đa số hiện nay các loại máy đột dập được vận hành bằng cơ học, nhưng đột dập đơn giản có thể thực hiện bằng tay. Thành phần chính của máy đột dập đó là khung, động cơ, chày, trụ khuôn, bu lông và tấm đệm. Dụng cụ dập được gắn vào chày, và khuôn được gắn vào tấm đệm. Được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp là máy đột dập điều khiến số, gọi là CNC.
Máy đột dập chính à loại máy công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí. Thiết bị sử dụng một nguồn lực mạnh để đục lỗ hoặc tạo hình tấm kim loại theo yêu cầu. Máy đột dập có thể gia công các loại vật liệu khác nhau như thép tấm, inox, nhôm, zintec, thép cuộn mạ kẽm…
Một số đặc điểm của máy đột dập:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu máy đột dập với kiểu dáng và công suất khác nhau. Theo đó, mỗi loại máy đột dập thì sẽ tích hợp những chức năng riêng và quá trình gia công không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, máy đột dập vẫn tồn tại một số điểm chung động như sau:
– Máy đột dập được thiết kế theo nguyên tắc chung là chuyển đổi chuyển động thành chuyển động thẳng.
– Động cơ chính của máy đột dập hoạt động để lái bánh đà, sau đó sẽ điều khiển hoạt động của bánh răng và trục khuỷu.
– Các bộ phận của máy đột dập được kết nối với nhau thông qua bộ phận ly hợp để tạo ra chuyển động tuyến tính của thanh trượt.
– Chuyển động tròn và chuyển động tuyến tính giữa các thanh nối và thanh trượt phải xuất hiện điểm truyền.
– Thiết kế thông thường bao gồm 2 loại cấu trúc là dạng bóng và dạng hình trụ. Qua đó, chuyền động tròn sẽ được chuyển thành chuyển động tuyến tính của thanh trượt.
– Tất cả các loại máy đột dập sẽ đều được thiết kế có một bộ khuôn trên và dưới là nơi đặt tấm kim loại và máy sẽ điều áp để làm biến dạng bề mặt của tấm kim loại cần gia công.