Nhân vật Ông Hai trong "Làng" được đánh giá rất cao và là tác phẩm thành công vang dội của nhà văn Kim lân. Miêu tả của nhà văn không phải ai cũng hiểu thấu, vì thế hôm nay Luật Dương Gia sẽ hóa thân thành ông Hai giải đáp tâm trạng của ông như nào. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới.
Mục lục bài viết
1. Đóng vai ông Hai kể lại chuyện ngắn Làng siêu hay
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, là nơi dẫu có đi xa tôi vẫn luôn nhớ về.
Sau khi rời làng Chợ Dầu, tôi chuyển đến xóm ngụ cư. Nhưng lòng tôi vẫn không ngưng nhớ về những ngày tháng hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối để trồng thêm vài trăm gốc sắn, những ngày tháng cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ đào, khuân đá,… ở làng Chợ Dầu. Nghĩ đến những ngày tháng đó mà tôi thấy mình như trẻ ra
Cũng như mọi hôm, tôi ghé phòng thông tin để nghe đọc váo, tôi cứ giả vờ xem tranh ảnh để chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Thực ra tôi cũng có học một khóa bình dân học vụ, nhưng khổ nỗi chữ in khó nhận mặt chữ, nên đành nghe người khác đọc rồi nắm bắt thông tin. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tôi như chết lặng khi hay tin làng Chợ Dầu – ngôi làng tôi từng tự hào là Việt Gian. Cổ tôi nghẹn đắng, da mặt tê rân rân. Tôi lặng đi một lát rồi lúc lâu sau mới rặn è è hỏi:” Liệu có thật không hở bác”. Sau khi nghe người ta xác minh, tôi đứng dậy trả tiền nước, nỗi nhục nhã đến tận cùng khiến tôi cười nhạt một tiếng rồi đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Nhìn lũ trẻ mà tôi tủi thân đến nước mắt cứ giàn ra, chả lẽ mấy đứa con của tôi lại là trẻ con làng Việt gian bị người ta rẻ rúng. Cả vợ tôi cũng khác với ngày thường, bà uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Nhà tôi những ngày sau đó mang bầu không khí nặng trịch, không ai dám cất tiếng nói. Lúc nào tôi cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam–nhông… là tôi lủi ra một góc nhà, nín thít.
Trong tôi cũng như cả gia đình, làng xóm ai cũng hứa sẽ luôn một lòng ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh. Thế mà còn chưa giúp gì thì đã tổn hại đến đất nước. Yêu làng lắm, cái làng đã gắn bó lâu nay, thế nhưng giữa ranh giới hai bên thì sâu thăm trong cùng Tổ Quốc vẫn là nhất. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Bấy giờ, khắp nơi đều xua đuổi ghét bỏ dân làng chợ Dầu. Bà chủ nhà cũng có ý định đuổi chúng tôi đi. Chỉ mới vài ngày thôi nhưng dường như mọi thứ đều thay đổi, sự nhục nhã này ám ảnh mãi.
Thế rồi tôi như sống lại khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Việt gian được cải chính. Sau chuyến đi về làng cũ với người quen, tôi đã nắm rõ sự tình. Chiều hôm đấy về, khuôn mặt tôi tươi vui, rạng rỡ hẳn. Tôi vui vì Tây nó đốt nhà tôi, đốt nhẵn. Tôi thà bị đốt nhà chứ quyết không bán nước. Nhà bị đốt mà như nhặt được vàng, điều này chứng minh được sự trong sạch cho làng cho ông, ông khoe hết thiên hạ, như muốn rửa hết nỗi oan ức bấy lâu.
Tôi yêu làng lắm, càng yêu kháng chiến hơn tất cả. Dân chợ Dầu anh dũng, kiên trung, tình yêu này hòa quyện với tình yêu tổ quốc. Chúng tôi luôn ủng hộ cách mạng, tôi mà tổ quốc là một, nhân dân là một. Ủng hộ cụ Hồ đến cùng, chúng tôi mãi yêu nước góp hết sức mình cống hiện độc lập đất nước.
2. Đóng vai ông Hai kể lại chuyện ngắn Làng chọn lọc
Thời chiến tranh khắc nghiệt ở những làng quê vùng nông thôn luôn bị chia cắt đi di tản, và làng Chợ Dầu nơi tôi từng sinh sống cũng vậy. Tôi là Hai Thu – người nông dân châm lấm tay bùn phải rời xa ngôi làng yêu quý để đi di tản theo cách mạng.
Ở nơi tản cư, tôi luôn nghĩ về làng, về những ngày tháng hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối để trồng thêm vài trăm gốc sắn, những ngày tháng cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ đào, khuân đá,… ở làng Chợ Dầu. Càng nghĩ tôi lại càng muốn được quay trở về đó sinh sống. Tôi coi làng là niềm tự hào mà đi khoe với tất cả mọi người về nó.
Dù là ở nơi ở mới nhưng lòng tôi vẫn luôn hướng về làng, ngày nào tôi cũng đến phòng thông tin để nghe ngóng thông tin của làng, những chiến tích của người dân càng khiến tôi thêm tự hào. Hôm đó như bao ngày khác, sau khi rời khỏi phòng thông tin tôi ghé vào quán nước. Vừa đúng lúc có một nhóm người từ dưới xuôi lên tôi vội nghe tin tức, họ nói làng Chợ Dầu của tôi theo Việt gian. Cổ tôi nghẹn đắng, da mặt tê rân rân. Tôi lặng đi một lát rồi lúc lâu sau mới rặn è è hỏi:” Liệu có thật không hở bác”. Sau khi nghe người ta xác minh, tôi đứng dậy trả tiền nước, nỗi nhục nhã đến tận cùng khiến tôi cười nhạt một tiếng rồi đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”. Tôi vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Nhưng tiếng cười nói xôn xao của đám người tản cư vẫn cứ vọng theo. Khiến lòng tôi đau đáu.
Tôi cảm thấy bất an và không dám ra khỏi nhà. Chỉ thấy đám đông tụ lại tôi cũng hoảng hốt lo sợ họ lại nói gì về dân làng tôi. Bà chủ nhà cũng chế giếu có ý muốn đuổi chúng tôi ra khỏi nhà vì cái mác Việt Gian, phản bội đất nước.
Trong tôi đấu tranh dữ dội lắm, nhưng rồi nhận ra được rằng cái gì là đúng đắn hơn, tôi đi đến quyết định: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Quãng thời gian đó như địa ngục đối với một người dân yêu nước như tôi. Tôi đấu tranh giữa tình yêu làng với tình yêu nước, nhưng suy cho cùng tình yêu nước vẫn phải đặt lên trên cùng. Tôi nhìn mấy đứa trẻ mà nước mắt giàn dụa, chẳng lẽ lũ trẻ nhà tôi lại là người của xóm Việt gian ư.
Tôi như sống lại khi nghe tin cải chính: làng Chợ Dầu không theo Việt gian. Tôi vui vẻ chia kẹo cho lũ trẻ, còn không quên khoe với bác Thứ rằng nhà tôi đã bị bọn Tây đốt, đốt nhẵn. Chẳng phải đây là thứ minh chứng duy nhất nói lên rằng làng Chợ Dầu của tôi không theo Việt gian hay sao. Tôi lấy cái thông tin tưởng như là tin buồn đó làm niềm tự hào. Tôi cũng không quên đem cái chuyện này đi kể với bà chủ nhà và mọi người. Niềm vui đã trở về với cuộc sống của gia đình tôi sau bao ngày thử thách.
Cho đến bây giờ tôi cũng không thể quên được từng việc, từng lời nói của mọi người về làng tôi. Tôi muốn nhắn nhủ rằng: hãy yêu làng của mình thật nhiều- nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi ta khôn lớn, giống như cái cách mà tôi yêu làng Chợ Dầu của tôi vậy, hãy đặt niềm tin giữ vững lòng tin đó vào làng thân yêu bạn sẽ luôn thấy cuộc sống hạnh phúc.
3. Đóng vai ông Hai kể lại chuyện ngắn Làng hay nhất
Hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi đang nhâm nhi tách trà, đọc vài trang báo ngày mới, ngẫm nghĩ về tuổi trẻ sôi nổi, những hồi ức đẹp đẽ nhất ấy ẩn sâu trong tâm trí cứ thế hiện về…
Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình bởi vì vợ con đi làm làm bán buôn cả không ai về, thế là tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự trồng vài trăm gốc sắn, sang năm sẽ có cái ăn. Làm cả sáng giờ cơ thể như thể rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái thế là tôi lại suy nghĩ lung tung. Làm lòng tôi lại nhung nhớ cái ngày còn sống ở làng, đi với anh em đào đường,… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu nhớ tha thiết lắm.
Chờ đến khi cái lớn về, tôi nhwof nó trông nhà rồi chạy vụt đi nghe lỏm thông tin về làng. Không biết chữ thế đấy, phải đi nghe lỏm, cũng có vài người kêu lại khiêu khích nhưng mà đành chịu thôi. Ghét nhất cái bọn biết đọc chữ này không chịu đọc to thành tiếng cho người khác nghe nhờ méng. Vậy mà hôm nay vớ phải anh dân quân đọc to rõ phết, tôi lại nắm được nheieuf tin bổ phết.
Tôi háo hức đi ra, dặn vợ vài điều, rồi ghé quán hút điếu thuốc lào thì thấy một vài người lạ lẫm thắc mắc nên thửu hỏi coi như nào. Họ từ Gia Lâm lên, còn biết được giặc vừa nổ súng ở Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tôi chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác? “. Ngờ đâu câu trả lời như dao găm đâm vào tim: “Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!“. Tôi đang nghe lầm thôi phải không? Không thể nào như vậy được. Không tin nổi, tôi gặng hỏi lại. Lần nữa câu trả lời như tát thẳng mặt tôi, run run không biết phải làm gì. Đành giả vờ dậy để chạy một mạch về nhà, không ngoài suy nghĩ làng xóm đều đnag cay nghiệt dân làng chợ Dầu. Thoáng chốc chúng là trẻ con làng Việt gian rồi…
Chiều đó bà Hai về mọi thứ đã khác hẳn, lũ trẻ cũng không dám làm loạn. Tôi nghĩ không đúng lắm, tỏng làng ai cũng yêu nước không thể bán nước được, nhưng mà ai rảnh mà bịa chuyện chứ. Rồi tôi lại nghĩ làng chợ Dầu tôi tự hào nay rồi ai ngó đến đây.
Sau đó mấy ngày tôi giam mình, tủi thân xấu hổ, không dám bước ra khỏi nhà, đi đến đâu cũng chỉ sợ họ nói về chuyện ấy. Tôi chỉ còn cách tâm sự với đứa con thơ nỗi lòng. Nỗi đắn đo bấy lâu cuối cùng tôi cũng không về làng nữa“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng đất nước.
Ôm nỗi lòng suy nghĩ, càng nghĩ càng tủi càng nhục, niềm tự hào bấy lâu hóa ra tất cả chỉ là lừa dối, nhưng mà tôi vẫn lo làng tôi bây giờ biết đi đâu về đâu. Buổi sáng sớm hôm sau, ông chủ tịch xã đính chính tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu Không phải Việt gian mà còn ra sức kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như sống lại lần nữa. Tôi vô cùng mừng rỡ đính chính lại, rồi tiếp tục vinh quang nói về làng cái mà tôi yêu quý nhất. Đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, giống như cách tôi kể bạn nghe câu chuyện của mình hôm nay.