Đồng tiền thời gian là gì? Đồng tiền thời gian, tiếng Anh gọi là " time-based currency". Những đặc điểm cần lưu ý và ví dụ? Tại sao tiền có giá trị theo thời gian?
Như chúng ta đã biết trên thế giới hiện nay có rất nhiều các loại tiền khác nhau với giá trị khác nhau của nó. Hiện nay xuất hiện loại tiền có giá trị dựa trên đơn vị thời gian và đó được gọi là “Đồng tiền thời gian” Vậy thực chất Đồng tiền thời gian là gì? Đồng tiền thời gian có những đặc điểm gì? Khi sử dụng nó cần lưu ý những gì? Đó là các câu hỏi thường gặp về loại tiền này.
Mục lục bài viết
1. Đồng tiền thời gian là gì?
Đồng tiền thời gian, tiếng Anh gọi là “ time-based currency”.
Khi nhắc tới đồng tiền thời gian chúng ta có thê hiểu loại tiền này là dạng tiền tệ có giá trị dựa trên đơn vị thời gian. Như trước đây ta thấy, tiền tệ từng có cách tính giá trị không giống như bây giờ. Ví dụ cụ thể như trong nhiều thập kỉ, giá trị của đồng đô la Mỹ từng dựa trên giá trị của vàng và Quốc hội Mỹ chỉ định khối lượng vàng mà một đồng đô la Mỹ có thể được mua lại. Còn ngày nay, giá trị của đồng đô la Mỹ lại dựa theo cung và cầu tại thị trường mà đồng đô la được tự do chuyển đổi thành những đồng tiền khác nhau. Bên cạnh đó với đồng tiền thời gian lấy giá trị từ số giờ lao động và theo đó đồng tiền thời gian này thường được phát hành và hỗ trợ bởi ngân hàng thời gian và với ngân hàng thời gian được thành lập bởi những người có mong ước tạo nên một nền kinh tế dựa trên cơ sở thuyết hỗ sinh và bình đẳng, thay vào đó lí do vì chỉ là lãi hoặc lỗ.
2. Những đặc điểm cần lưu ý và ví dụ:
Đồng tiền thời gian được phát hành bởi ngân hàng thời gian nhằm hỗ trợ việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa những thành viên của ngân hàng thời gian. Khái niệm ngân hàng thời gian bắt nguồn từ ý tưởng rằng bản chất của các tổ chức tài chính, thị trường và tiền tệ thực sự quyết định bản chất của xã hội mà ta đang sống.
Khi thị trường không mang tính cá nhân, và giá trị của một người chỉ được xác định bởi những gì mà một người xa lạ nghĩ về họ thì điều này có thể thúc đẩy một cộng đồng không mang tính cá nhân, nơi mà những mối liên kết chặt chẽ không được hình thành giữa những người hàng xóm và ngân hàng thời gian và đồng tiền thời gian yêu cầu phải thêm vào một số giới hạn trên một đồng tiền để có thể bảo vệ giá trị tương hỗ và bình đẳng. Ví dụ, giả sử ngân hàng thời gian thiết lập giá trị một đồng đô la thời gian tương ứng với một giờ lao động và ngân hàng thời gian có hai thành viên: một thợ mộc và một bác sĩ.
Bằng việc tham gia vào hệ thống ngân hàng thời gian, cả người thợ mộc lẫn bác sĩ đều đồng ý cung cấp một số giờ cung cấp dịch vụ nhất định cho cộng đồng, và họ làm việc này để đổi lấy đô la thời gian mà họ có thể dùng để mua những dịch vụ khác mà họ cần. Giả sử người thợ mộc đóng một chiếc tủ cho người bác sĩ, và việc này mất năm tiếng đồng hồ thì anh ấy sẽ nhận được năm đô la thời gian. Anh ấy có thể dùng chúng để mua dịch vụ y tế từ bác sĩ, mặc dù đôi khi thợ mộc và bác sĩ sẽ sở hữu mức lương rất khác tại thị trường mở.
3. Tại sao tiền có giá trị theo thời gian?
Thời gian là tiền như chúng ta thấy khi xem xét giá trị tiền tệ, chúng ta thấy ngoài số lượng thì ta cần xét theo cả khía cạnh thời gian đó là, ta không thể coi hai khoản tiền 100 triệu có giá trị như nhau nếu chưa tính đến thời điểm phát sinh hai khoản tiền này và với giá trị thời gian của tiền là khái niệm cho rằng các khoản tiền ở thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau. Bên cạnh đó chúng ta thấy khoản tiền sẵn có tại thời điểm hiện tại có giá trị cao hơn số tiền tương tự trong tương lai do khả năng sinh lời tiềm năng của nó hay nói cách khác, khái niệm “giá trị thời gian của tiền” giải thích tại sao chúng ta mong muốn nhận được tiền ngay ngày hôm nay thay vì nhận được nó vào một thời điểm trong tương lai.
Trước hết, là do cơ hội sử dụng tiền cụ thể chúng ta có thể dùng số tiền đang có hôm nay để đầu tư sinh lợi và nếu nhận 100 triệu ngay hôm nay, bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu với lãi suất kì vọng khoảng 15%/năm, hoặc ít nhất, bạn sẽ gửi ngân hàng với lãi suất là 7%/năm, và sau một năm nhận lại gốc và lãi là 107 triệu.
Thứ hai, lạm phát luôn luôn hiện hữu và trong môi trường có lạm phát đồng tiền sẽ bị mất giá, sức mua của tiền bị giảm theo thời gian, làm cho một đồng nhận được trong tương lai có giá trị thấp hơn một đồng nhận được ngày hôm nay. Ví dụ như với 10 triệu đồng, ngày hôm nay bạn có thể mua được một chiếc máy tính, nhưng một năm sau, vẫn với 10 triệu đó, bạn lại không thể mua được chiếc máy tính đó nữa vì giá của nó đã lên mất rồi.
Thứ ba, trong các trường hợp rủi ro không nhận được số tiền đó trong tương lai. Tương lai là không chắc chắn, thế nên có thể thấy chúng ta không thể biết trước thị trường như thế nào, tình trạng nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, điều này có thể khiến cho nhà đầu tư, doanh nghiệp thiệt hại, phá sản và khoản tiền mà chúng ta kỳ vọng nhận được cũng có thể sẽ không còn.
Cách xác định giá trị tiền tệ theo thời gian:
Trong bất kỳ quyết định đầu tư nào, cơ sở để xem xét và đưa ra lựa chọn chính là việc đánh giá xem những đồng tiền “mẹ” mà mình bỏ ra sẽ biến đổi ra sao, đẻ ra những đồng tiền “con” khác nhau như thế nào. Ta cần quy đổi khoản tiền tương lai về giá trị hiện tại để xem quyết định đầu tư đó có kiếm được nhiều hơn con số ban đầu bỏ ra hay không.
Như đã nói, giá trị thời gian của tiền được giải thích thông qua lãi suất, lạm phát và rủi ro, nhưng thông thường khi tính toán lãi suất hiện hành, yếu tố lạm phát và rủi ro đã đều được xem xét đến. Và ngay cả khi không có sự xuất hiện của 2 yếu tố này, thì tiền vẫn có giá trị theo thời gian vì nó không ngừng vận động và luôn có khả năng sinh lời. Nên có thể nói, giá trị thời gian của tiền thể hiện rõ ràng nhất thông qua Lãi suất.
Có 2 khái niệm về giá trị thời gian của tiền, đó là: Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của tiền. Giá trị tương lai của tiền: Là giá trị có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai (FVn) bao gồm số vốn gốc (PV0-giá trị hiện tại) và toàn bộ số tiền lãi tính đến thời điểm đó(I).
FVn=PV0+I
Như vậy ta thấy ở đây, Phương pháp tính lãi I là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tiền. Trên thực tế, phương pháp tính lãi kép được sử dụng nhiều hơn phương pháp tính lãi đơn. Từ đó chúng ta có công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền cụ thể được tính như sau:
FVn = PV0. (1+i)n
Trong đó:
FVn: Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kỳ n
PV0: Giá trị hiện tại (số vốn đầu tư ban đầu)
i: Lãi suất/kỳ
n: Số kỳ tính lãi
Từ công thức tính giá trị tương lai, ta có thể suy ra công thức tính giá trị hiện tại của một khoản tiền:
PV0 = FVn(1+i)n
Hai công thức này chính là nền tảng của toán học tài chính. Nó liên kết giá trị ở một thời điểm với giá trị ở một thời điểm khác kèm lãi kép. Để đưa ra các quyết định tài chính, ta cần quy các khoản tiền trong tương lai về cùng một thời điểm.Ví dụ: nhà đầu tư được chọn một trong hai phương án sau: Nhận 100 triệu ngay hôm nay hay nhận 100 triệu trong vòng 2 năm tới.
Chắc chắn sau khi đọc tới đây, tất cả chúng ta sẽ lựa chọn phương án số 1, bởi ba lý do đã được đề cập đến trong phần trước. Tuy nhiên, ta còn có thể tính được số tiền đưa ra vào 2 năm sau sẽ là bao nhiêu, nếu muốn lựa chọn theo cách số 2?Giả sử lãi suất hiện hành là 10%/năm. Ta cần tính giá trị tương lai của 100 triệu đồng ở thời điểm sau 2 năm:
FV2=PV0. (1+0.1)2
FV2=121 triệu
Như vậy từ những nhận định và phân tích đưa ra như trên chúng ta thấy rất rõ ràng giá trị tương lai sau 2 năm của khoản tiền 100 triệu đồng ngày hôm nay là 121 triệu đồng. Hay chúng ta cũng có thể hiểu chúng ta sẽ chọn phương án nhận 100 triệu ngay ngày hôm nay trừ khi được đề nghị trả một khoản tiền ít nhất là 121 triệu trong vòng 2 năm tới. Theo đó nên có thể thấy rằng số tiền ở hiện tại sẽ cho ta một cơ hội để làm nó sinh lời và do đó có giá hơn lượng tiền tương tự trong tương lai.