Soạn bài 1, 2, 3 Chính tả: Dòng kinh quê hương trang 65 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 3 và tìm từ có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây. Được chúng tôi biên soạn kỹ càng, chi tiết đầy đủ gồm cả giáo án. Mời bạn đọc tham khảo để có thể hoàn thành tốt các bài tập của mình.
Mục lục bài viết
1. Dòng kinh quê hương | Chính tả lớp 5 trang 65 tập 1
Tiếng Việt lớp 5 trang 65 Câu 1: Nghe – viết: Dòng kinh quê hương.
Trả lời:
– Nghe – viết: Dòng kinh quê hương
Dòng kinh quê hương:
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
Theo NGUYỄN THI
– Học sinh nghe viết bài.
– Chú ý viết đúng chính tả và chính xác nội dung.
Tiếng Việt lớp 5 trang 65 Câu 2: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Ra rơm thì ít, gió đông thì nh…
Mải mê đuổi một con d…
Củ khoai nướng để cả ch… thành tro.
Theo Đồng Đức Bốn
Trả lời:
Điền từ: Nhiều, diều, chiều.
Tiếng Việt lớp 5 trang 65 Câu 3: Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây :
a) Đông như …
b) Gan như cóc …
c) Ngọt như … lùi.
Trả lời:
a. Đông như kiến
b. Gan như cóc tía
c. Ngọt như mía lùi.
2. Giới thiệu bài Dòng kinh quê hương:
“Dòng kinh quê hương” là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Nguyễn Thi (Nguyễn Hoàng Ca), một người con của làng quê Việt Nam người đã trải qua những năm tháng thanh xuân với biết bao kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc về quê hương.
Trong tác phẩm này, Nguyễn Thi đã khắc họa lên những hình ảnh mộc mạc, giản dị của quê hương, từ màu xanh của dòng kinh đến những tiếng hò vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò và cả tiếng giã bàng. Tất cả những hình ảnh này không chỉ là những biểu hiện của cuộc sống thôn quê mà còn là những dấu vết của tình yêu và nỗi nhớ tha thiết mà tác giả dành cho quê hương. Tình yêu của Nguyễn Thi đối với quê hương không chỉ là sự kết nối với nơi sinh ra và lớn lên mà còn là một phần của bản nguyên, của bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc. Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận, là nguồn động viên và sức mạnh cho tác giả vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Đồng thời, “Dòng kinh quê hương” cũng thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng và thấm đẫm tình cảm của Nguyễn Thi dành cho vùng đất và con người thân thương. Bằng cách này, tác giả đã góp phần làm cho tác phẩm trở nên gần gũi và động viên mọi độc giả, đặc biệt là những ai cũng từng có những góc kí ức những dấu vết về quê hương trong lòng mình.
“Dòng kinh quê hương” không chỉ là một tác phẩm văn học đẹp mắt với những hình ảnh tươi đẹp về quê hương mà còn là một biểu hiện chân thành và sâu sắc về tình yêu và nỗi nhớ của tác giả dành cho quê hương gốc rễ của mình.
3. Giáo án bài dòng kinh quê hương:
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
2. Kĩ năng :Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (bài tập 2) ; thực hiện 2 trong 3 ý (a,b,c) của bài tập 3.
– học sinh làm được đầy đủ bài tập 3.
3. Thái độ:Nghiêm túc, viết đúng quy tắc chính tả.
– Giáo viên: Khai thác trực tiếp nội dung bài: giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh( kênh) quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Năng lực:
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
– Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
Chuẩn bị:
1. Đồ dùng
– Giáo viên: Viết sẵn bài tập 2 trên bảng (2 bản). Phấn mầu.
– Học sinh: sách giáo khoa, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Kĩ thuật trình bày một phút
– Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…
– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
Tổ chức cách học – cách dạy:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
A. Kiểm tra bài cũ |
|
– Đọc cho hai HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp các tiếng: cửa, sửa, thừa, bữa, nướng, vướng, được, mượt,…
– Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng và nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng đó. | – HS thực hiện theo yêu cầu của GV |
– GV nhận xét và cho điểm. |
|
B. Dạy bài mới |
|
1. Giới thiệu bài |
|
– Giờ học Chính tả hôm nay, các em nghe, viết một đoạn trong bài Dòng kinh quê hương và làm các bài tập luyện đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. | – HS lắng nghe. |
– GV ghi tên bài lên bảng. | – HS ghi tên bài vào vở. |
2. Hướng dẫn HS nghe – viết |
|
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn |
|
– GV yêu cầu HS mở SGK trang 65 theo dõi bài và gọi một HS đọc bài. | – Một HS đọc bài, cả lớp lắng nghe và theo dõi trong SGK. |
– GV giải thích các từ khó trong bài như kinh, bàng và hỏi HS: Đoạn văn nói về điều gì? | – Đoạn văn nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của tác giả với dòng kinh quê hương. |
b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả |
|
– Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, dễ lẫn khi viết chính tả. | – HS nêu lên những danh từ riêng và những từ khó mà các em dễ viết sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương. |
– GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được và cho HS nhận xét rút ra những lưu ý khi viết những từ này. | – Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp và nhận xét theo yêu cầu của GV. |
c) Viết chính tả |
|
– GV nhắc tư thế ngồi viết chính tả và những lưu ý cách trình bày bài. | – HS lắng nghe. |
– GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu một cách thong thả rõ ràng cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2 lượt. | – HS lắng nghe và viết bài. |
d) Soát lỗi và chấm bài |
|
– GV đọc cho HS soát lỗi và chấm bài. | – HS soát và tự chữa các lỗi sai. |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập |
|
Bài tập 2 |
|
– Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập. | – Một HS đọc to yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. |
– Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng vần cần điền. | – HS lần lượt trả lời cho đến khi có câu trả lời đúng: vần cần điền là vần iêu và các tiếng đó sẽ là nhiều, diều, chiều. |
– Đọc cho một HS viết trên bảng và HS dưới lớp viết các tiếng: nhiều, diều, chiều và nhận xét xem cách đánh dấu thanh trong các tiếng đó như thế nào? | – HS thực hiện theo yêu cầu của GV và nêu nhận xét: Các tiếng nhiều, diều, chiều là những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi và đều có âm cuối vần nên khi đánh dấu thanh sẽ đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ cái ê. |
– Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ đã hoàn chỉnh và hỏi: Nội dung đoạn thơ nói về điều gì? | – Một HS đọc thành tiếng trước lớp,
HS dưới lớp theo dõi và phát biểu: Nội dung đoạn thơ nói về vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của bọn trẻ chăn trâu. |
Bài tập 3 |
|
– Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập. | – Một HS đọc to yêu cầu bài tập. |
– Yêu cầu HS tự làm bài tập. | – HS làm bài tập vào vở. |
– Gọi HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình. | – HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình, cả lớp theo dõi nhận xét. |
– Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu các câu thành ngữ và nêu quy tắc đánh dấu thanh với các tiếng kiến, tía, mía. | – Một vài HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và nêu:
+ Tiếng kiến phần vần có nguyên âm đôi iê và có âm cuối vần nên dấu thanh nằm trên chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê.
+ Tiếng tía, mía phần vần đều có nguyên âm đôi ia và không có âm cuối vần nên dấu thanh nằm trên cái thứ nhất của âm chính – chữ a. |
4. Củng cố, dặn dò |
|
– Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. | – HS nêu quy tắc:
+ Trong tiếng, dấu thanh nằm ở bộ phận vần, trên hoặc dưới âm chính.
+ Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái đầu (nếu tiếng đó không có âm cuối), dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái thứ hai (nếu tiếng đó có âm cuối). |
– GV nhận xét giờ học và dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. | – HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
|