Ancol và Phenol là những hợp chất quan trọng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của Ancol, Phenol cùng như làm những bài tập trắc nghiệm (có đáp án) liên quan đến hai hợp chất quan trọng này bạn nhé.
Mục lục bài viết
1. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của Ancol:
– Tên thông thường: Trong hệ thống danh pháp IUPAC, tên thông thường của một ancol thường được xác định bằng cách sử dụng tên “ancol” kết hợp với tên gốc của hiđrocacbon chính mà nhóm hydroxyl (-OH) được gắn vào, kết thúc bằng hậu tố “ic”. Ví dụ, một ancol được tạo thành từ etan sẽ có tên gọi là “ethanol”.
– Tên thay thế: Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp đặt tên thay thế, trong đó tên của hiđrocacbon mạch chính được sử dụng, kèm theo chỉ số vị trí của nhóm -OH, và sau cùng là hậu tố “ol”. Ví dụ, nếu nhóm -OH được gắn vào carbon thứ hai của propane, hợp chất sẽ được gọi là “2-propanol”.
– Đồng đẳng: Trên cơ sở cấu trúc phân tử của ancol, chúng ta có thể xác định số lượng đồng đẳng dựa trên cấu trúc của nhóm hydroxyl và vị trí của nó trên chuỗi cacbon. Mỗi loại ancol có thể có nhiều đồng đẳng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của nhóm -OH và các nhóm chức năng khác, mà chúng có thể gắn vào.
– Đồng phân: Cấu trúc phức tạp của ancol cũng tạo điều kiện cho sự hình thành của nhiều đồng phân, các phân tử có cùng công thức phân tử nhưng có cấu trúc khác nhau. Điều này có thể phụ thuộc vào vị trí của nhóm -OH và các nhóm chức năng khác, cũng như cấu trúc của chuỗi cacbon.
2. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của Phenol:
– Tên của một phân tử phenol có thể được xác định bằng cách đưa ra số chỉ vị nhánh, nếu có, kèm theo tên của các nhóm vị nhánh, và sau cùng là từ “phenol”. Việc này giúp chúng ta biết về cấu trúc của phân tử và các nhóm chức năng có thể có. Ví dụ, một phenol có một nhóm -OH phenol gắn vào vòng benzen sẽ được gọi là “phenol đơn chức”.
– Phân loại:
+ Phenol đơn chức: Đây là dạng phổ biến nhất của phenol, với một nhóm -OH phenol gắn vào một vị trí trong vòng benzen.
+ Phenol đa chức: Trái ngược với phenol đơn chức, phenol đa chức chứa hai hoặc nhiều nhóm -OH phenol, tạo ra các phân tử phức tạp hơn và có nhiều tính chất đa dạng.
– Đồng phân: Cấu trúc phân tử của phenol cũng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của nhiều đồng phân, các phân tử có cùng công thức phân tử nhưng có cấu trúc khác nhau.
– Công thức tính nhanh: 3n-6 (6 < n < 9)
– Áp dụng: C7H8O: 37-6 = 3 đồng phân.
3. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng kèm đáp án:
Câu 1: Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4.
Đáp án C
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH. Số chất thỏa mãn tính chất trên là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2.
Đáp án A
Câu 3. Hợp chất hữu cơ X( phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. Khi X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng. Mặt khác, X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5CH(OH)2 .
B. HOC6H4CH2OH
C. CH3C6H3(OH)2.
D. CH3OC6H4OH.
Đáp án B
Câu 4. Số đồng phân phenol ứng với công thức phân tử C7H8O là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Đáp án C
Câu 5. Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án B
Câu 6. Phát biểu nào sau đây về phenol là sai?
A. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức.
B. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
C. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
D .Phenol tác dụng với nước brom tạo ra kết tủa.
Đáp án A
Câu 7: Ancol no đơn chức là hợp chất hữu cơ mà …
A. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
B. có một nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
C. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon no.
D. có nhóm -OH liên kết với gốc hiđrocacbon.
Đáp án C
Câu 8: Bậc của ancol được tính bằng:
A. Số nhóm –OH có trong phân tử.
B. Bậc C lớn nhất có trong phân tử.
C. Bậc của C liên kết với nhóm –OH
D. Số C có trong phân tử ancol.
Đáp án C
Câu 9: Công thức nào biểu thị chính xác nhất công thức của ancol no, hở:
A. CnH2n+1OH
B. CnH2n+2O
C. CnH2n+2Om
D. CnH2n+2-m (OH)m ( n ≥ m ≥ 1)
Đáp án D
Câu 10: Ứng với công thức phân tử C4H8O có bao nhiêu chất hữu cơ đồng phân của nhau?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án C
Câu 11: Ứng với công thức phân tử C4H8O có bao nhiêu chất hữu cơ no đơn chức đồng phân ancol của nhau?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án C
Câu 12: Xác định tên theo IUPAC của rượu sau: (CH3)2CH – CH2 – CH(OH) – CH3
A. 4 – metylpentan-1-ol
B. 4,4 – dimetylbutan-2-ol
C. 1,3 – dimetylbutan-1-ol
D. 2,4 – dimetylbutan-4-ol
Đáp án D
Câu 13: Công thức cấu tạo đúng của 2,2- đimetylbutan-1-ol là:
A. (CH3)3C-CH2-CH2-OH
B. CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-OH
C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH
D. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH
Đáp án B
Câu 14: Công thức nào đúng với tên gọi tương ứng?
A. ancol sec-butylic: (CH3)2CH-CH2OH
B. ancol iso-amylic: (CH3)2CHCH2CH2CH2OH
C. axit picric: Br3C6H2OH
D. p-crezol: p-CH3-C6H4-OH.
Đáp án D
Câu 15: Rượu nào sau đây không tồn tại?
A. CH2=CH-OH
B. CH2=CH-CH2OH.
C. CH3CH(OH)2.
D. Cả A,C.
Đáp án D
Câu 16: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?
A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.
B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.
C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.
Đáp án C
Câu 17: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8
B. CH4, C2H2, C3H4, C4H14
C. CH4, C2H6, C4H14, C5H12
D. C2H6, C3H8, C5H14, C6H12
Đáp án C
Câu 18: Ankan có những loại đồng phân nào?
A. Đồng phân nhóm chức
B. Đồng phân cấu tạo
C. Đồng phân vị trí nhóm chức.
D. Có cả 3 loại đồng phân trên.
Đáp án B
Câu 19: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?
A. 3 đồng phân
B. 4 đồng phân
C. 5 đồng phân
D. 6 đồng phân.
Đáp án A
Câu 20: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?
A. 3 đồng phân
B. 4 đồng phân
C. 5 đồng phân
D. 6 đồng phân
Đáp án B
Câu 21: Tên của ankan nào sau đây không đúng ?
A. 2-metyl butan
B. 3-metyl butan
C. 2,2-đimetyl butan
D. 2,3-đimetyl butan
Đáp án B
Câu 22: CTCT nào sau đây có tên gọi là: isopentan
A. C(CH3)3
B. CH3CH2CH(CH3)CH3
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH3
D. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3
Đáp án D
Câu 23: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 – Clo – 3 – metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2
B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl
D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3
Đáp án B
Câu 24: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na.
B. NaOH.
C. NaHCO3.
D. Br2.
Đáp án C
THAM KHẢO THÊM: