Doanh nghiệp hiện nay được thành lập rất nhiều. Trong hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp hầu như đều có Đơn vị kinh doanh chiến lược để thực hiện vai trò trong việc hoạch toán lợi nhuận riêng và mang lại các giá trị cho doanh nghiệp. Vậy đơn vị kinh doanh chiến lược là gì? Đặc điểm và phân loại đơn vị kinh doanh chiến lược?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì?
Đơn vị kinh doanh chiến lược trong tiếng Anh được gọi là Strategic Business Units – SBU.
Nói tới đơn vị kinh doanh chiến lược chúng ta hiểu đây là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan cụ thể là cặp sản phẩm trên thị trường có thể được hoạch định riêng biệt với các phần còn lại của doanh nghiệp và trước khi tiến hành phân bổ nguồn lực, hay ứng xử với các đối thủ cạnh tranh, một doanh nghiệp bắt buộc phải phân chia tổng thể hoạt động kinh doanh thành các đơn vị kinh doanh đồng nhất. Sau đó chiến lược kinh doanh sẽ được lần lượt được xây dựng và triển khai tại các đơn vị kinh doanh đồng nhất này với một SBU thông thường hay được thấy là một đơn vị kinh doanh độc lập Công ty hoặc là một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng, vì vậy nó có chiến lược và hạch toán lợi nhuận riêng.
Thuật ngữ liên quan
– Chiến lược kinh doanh cụ thể đây là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp phù hợp với sự biến động của thị trường kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp giành ưu thế trên thương trường kinh doanh.
– Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.
– Chiến lược gia hay nhà chiến lược là các nhà quản trị chuyên hoạch định và thực hiện việc quản trị chiến lược.
2. Đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược:
Đơn vị kinh doanh chiến lược là một đơn vị kinh doanh thuộc một tổ chức kinh doanh, nhưng phân biệt với các đơn vị khác bởi vì đơn vị này phục vụ một thị trường bên ngoài xác định vì vậy SBU có sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược kinh doanh riêng (đội ngũ quản lí có thể tiến hành các kế hoạch chiến lược liên quan tới sản phẩm và thị trường).
Hiện nay với các công ty có quy mô lớn hoặc có tầm cỡ thì việc áp dụng các đơn vị kinh doanh chiến lược được cho là rất có ý nghĩa. Một SBU có thể là một bộ phận, một sản phẩm riêng biệt, hoặc trọn một dây chuyền sản xuất và khi các doanh nghiệp trở nên lớn, việc vận hành sản xuất kinh doanh thường chậm chạp, khó điều chỉnh, phức tạp và khó tập trung, mọi người bị dãn xa nhau. Chính vì vậy SBU có khách hàng và đối thủ xác định sẽ tự đề ra kế hoạch độc lập cho mình.
Các đơn vị này đủ lớn và đồng nhất để thực hiện và kiểm soát các nhân tố chiến lược ảnh hưởng tới hoạt động của họ. Các đơn vị này được quản lí theo kiểu thực hiện riêng các chiến lược mà không liên quan đến bộ phận khác trong tổ chức.
Đối với một trong số các đơn vị kinh doanh chiến lược có thể thực hiện bao quát với toàn bộ công ty hoặc đơn giản chỉ là một phần nhỏ công ty lập nên để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và sbu có chiến lược kinh doanh riêng, mục tiêu riêng và đối thủ cạnh tranh của mình và những thứ này thường khác so với của toàn công ty theo đó nên các tổ chức của SBU bị quyết định bởi nhu cầu của thị trường. Nhìn chung ta thấy SBU có các đặc điểm sau:
– Là đợn vị kinh doanh riêng
– Có đối thủ cạnh tranh riêng
– Có người quản lí và chịu trách nhiệm riêng đối với hoạt động
– Là một mảng được đưa ra kế hoạch riêng trong tổ chức.
+ Là một mảng được đưa ra kế hoạch riêng trong công ty, tổ chức.
+ SBU hoạt động độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu.
+ Là một đơn vị kinh doanh độc lập: có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược riêng.
+ Có khách hàng và đối thủ cạnh tranh riêng.
+ Doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của đơn vị kinh doanh chiến lược được theo dõi độc lập.
+ Có khả năng tự đưa ra quyết định tự chủ mọi hoạt động: đầu tư, ngân sách,..
+ Có người quản lý riêng và chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của SBU mình phụ trách.
Ví dụ như TASCO đây được biết đến là công ty niêm yết trên thị trường cụ thể là mã chứng khoán HUT do chúng tôi tư vấn chiến lược vào năm 2011, chuyên trong ngành xây lắp và bất động sản cho đến năm 2014, TASCO công ty mẹ đã đầu tư vào công ty con là TASCO Thành Công để chuyên khai thác mỏ đá ở Quảng Bình. VTheo đó hoạt động này tác động tới TASCO giúp nó có thể ổn định và chủ động được nguồn cung cấp một đầu vào đóng vai trò rất quan trọng cho mình ở mảng hoạt động trọng yếu và đây còn là đá rải đường khi làm đường xá, cầu cống và TASCO Thành Công khi được thành lập với hoạt động này thì vẫn tính toán để có hiệu quả sinh lời như một thực thể kinh doanh độc lập và bán sản phẩm không chỉ cho TASCO. Nhưng tất nhiên nó phục vụ và đảm bảo an toàn nguồn nguyên vật liệu cho công ty mẹ vẫn luôn là mục tiêu ưu tiên số một.
3. Phân loại đơn vị kinh doanh chiến lược:
Có thể phân đoạn chiến lược của doanh nghiệp thành các SBU dựa trên các tiêu chí phổ biến sau:
– Các sản phẩm/dịch vụ khác biệt về công nghệ
– Các sản phẩm/dịch vụ khác biệt về chức năng sử dụng
– Các sản phẩm/dịch vụ khác biệt theo nhãn hiệu hay tiếp thị
– Các sản phẩm/dịch vụ khác biệt hóa theo khách hàng
– Các sản phẩm/dịch vụ khác biệt hóa theo phân đoạn thị trường
Ví dụ
Các nhà lãnh đạo của Vinamilk không thể ngay lập tức xây dựng chiến lược kinh doanh cho cả tập đoàn. Họ phải bắt đầu công tác hoạch định từ các đơn vị kinh doanh độc lập, bao gồm: sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, cafe hòa tan… Hiện nay như chúng ta thấy với các SBU cũng có thể được lựa chọn để đầu tư thêm nếu nó cho thấy đang ở vị thế cạnh tranh cao trên thị trường và ngành đang ở giai đoạn mới bắt đầu hoặc còn phát triển mạnh.
4. Vai trò của đơn vị kinh doanh chiến lược:
Thứ nhất, Là giải pháp hiệu quả cho vấn đề tổ chức công ty
Khi doanh nghiệp trở nên lớn hơn thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường cồng kềnh, chậm chạp, khó điều chỉnh và đồng bộ hóa hơn và với vấn đề thành lập các SBU giúp cho đơn vị đó thực hiện và kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Nếu trong quá trình hoạt động vướng phải một số sai lầm thì cần phải kịp thời đưa ra những chỉnh sửa sao cho phù hợp với thời gian và thị trường để cân chỉnh lại chứ không mở rộng quy mô chẳng hạn nếu như một nhà quản lý marketing phải thực hiện cùng một lúc 4-5 chiến dịch marketing cho các loại sản phẩm khác nhau chắc chắn sẽ dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì thế nhà quản lý nên chia riêng biệt theo từng chiến dịch và từng bước thực hiện chiến dịch như vậy sẽ hiệu quả hơn.
Thứ hai, Tập trung vào vấn đề trọng tâm:
Khi các doanh nghiệp sở hữu nhiều sản phẩm khác nhau, tùy từng thời điểm mỗi sản phẩm trong số đó đều đòi hỏi nguồn nhân lực, chi phí, chiến lược và tầm nhìn khác biệt, bởi vì tất cả chúng đều yêu cầu quản lí vi mô chuyên sâu.Để có thể liên chiến lược một cách hiệu quả thì những tập đoàn này sẽ thành lập các SBU độc lập nhằm hướng trọng tâm tới nhóm sản phẩm và theo đó các sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh.
Thứ ba, Cùng doanh nghiệp hoàn thiện STP:
Như vậy ta thấy vấn đề này cần phải dựa trên việc xác định STP chính xác để làm chìa khóa thành công cho mỗi doanh nghiệp vì mỗi sản phẩm có thể được chia thành một SBU riêng biệt, để có thể nắm bắt phân khúc thị trường một các hiệu quả.
Mỗi một sản phẩm khi được định vị được thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu và phân khúc thì khả năng thành công sẽ rất cao và có thể xây dựng đội nhóm kinh doanh, marketing, điểm bán hàng…riêng biệt cho một sản phẩm duy nhất, theo đó SBU phải chịu trách nhiệm chính về doanh số của sản phẩm đó.
Như vậy lưu ý với vân đề khi phân chia sản phẩm thành các SBU, các và theo đó có thể dễ dàng nắm bắt được lợi nhuận mà công ty đạt tới.