Với các doanh nghiệp hoạt động, các yếu tố phản ánh doanh nghiệp được thể thiện trên các khía cạnh khác nhau. Do đó mà việc kiểm soát cũng cần được đặt ra để thống nhất quản lý. Có thể thấy được hoạt động kiểm soát đối tượng trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Vậy pháp luật đang có quy định như thế nào đối với phạm vi này.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng kiểm soát là gì?
Khái niệm
Đối tượng kiểm soát tạm dịch sang tiếng Anh là Controlled object.
Đối tượng kiểm soát là các đối tượng bên trong doanh nghiệp cần được giám sát. Trong hoat động của doanh nghiệp rất đa dạng với các đối tượng làm nên hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó đối tượng trong doanh nghiệp rất đa dạng. Các đối tượng này cần được kiểm soát nhằm mục đích thống kê, báo cáo hay đánh giá tình hình.
Khi việc kiểm soát diễn ra, doanh nghiệp tao được thế chủ động nắm bắt tình hình nội bộ. Từ đó ,mà có cơ sở khi tham gia các hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Đối tượng kiểm soát của doanh nghiệp có thể là tài sản, hoạt động hay thông tin… bên trong doanh nghiệp.
Đối tượng kiểm soát trong mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Việc kiểm soát này giúp doanh nghiệp giữ các thông tin về nội bộ. Bảo vê các quyền lợi cơ bản và giá trị mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Các đối tượng kiểm soát được xác định trong mỗi doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Còn phải dựa trên nhu cầu kiểm soát ở các mức độ của doanh nghiệp mong muốn. Hay các giá trị cũng mỗi doanh nghiệp còn được thể hiện trên nhiều mặt đánh giá.
Như vậy, có thể thấy rằng, các sự khác nhau ở mỗi doanh nghiệp cũng dẫn đến các khác nhau cơ bản trong kiểm soát đối tượng.
Yếu tố xác định đối tượng kiểm soát trong doanh nghiệp.
Có thể kể đến những yếu tố tác động đến xác định đối tượng kiểm soát và trong quá trình kiểm soát đối tượng như sau:
– Các doanh nghiệp có quy mô không giống nhau.
– Các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp là khác nhau.
Các tác động này dẫn đến các ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh cũng khác nhau.
Một số trường hợp diễn ra hoạt động kiểm soát đối tượng như sau:
Doanh nghiệp lớn hơn sẽ phải thực hiện hoạt động kiểm soát nhiều đối tượng hơn.
Nhìn chung đối với việc kiểm soát đối tượng của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có nhiều yếu tố cần quan tâm, kiểm soát hơn khi quy mô hoạt động, tổ chức của họ là lớn và phức tạp hơn. Trong tổ chức hoạt động có nhiều bộ phận nhỏ. Như vậy để doanh nghiệp hoạt động tối ưu, các kiểm soát phải được diễn ra đồng bộ và hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự đầu tư nhất định từ xác định đối tượng kiểm soát đến lập ra phương án hoạt động và kiểm soát hiệu quả.
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đa dạng. Khi các hoạt động kinh doanh đa dang, doanh nghiệp cần các bộ phận và đối tượng nằm trong tầm kiểm soát. Dễ dàng quản lý và đưa ra các mục tiêu hoạt động dựa trên các đặc điểm hiểu rõ về đối tượng. Hay các doanh nghiệp thực hiện cả các hoạt động kinh doanh trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài. Sẽ chịu ảnh hưởng lớn của rất nhiều yếu tố. Do đó mà họ phải thực hiện việc kiểm soát phức tạp hơn nhiều.
Ngược lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, hoạt động kinh doanh chủ yếu trong phạm vi một thị trường hẹp nào đó sẽ xác định dễ dàng hơn trong đối tượng mà doanh nghiệp cần kiểm soát..
2. Các yêu cầu khi kiểm soát đối tượng:
Để xác định được các yêu cầu cần phải đặt ra, phải xác định các yếu tố tạo nên các tác động. Hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt các mục tiêu đặt ra khi nó được tiến hành phù hợp với đối tượng kiểm soát. Do đó mà kiểm soát đối tượng có đem đến hiệu quả mong muốn hay không phải dựa trên hai yếu tố:
– Xác định đối tượng kiểm soát phù hợp với doanh nghiệp. Các căn cứ là gì? Nhu cầu kiểm soát trong hoạt động gì? Hoạt động kiểm soát diễn ra nhằm mục đích gì?
– Lên phương án phù hợp để kiểm soát đối tượng đạt hiệu quả mong muốn. Các phương án đề ra phải căn cứ trên các mục tiêu cần đạt được. Việc kiểm soát đối tượng giúp doanh nghiệp quản lý về tài sản, thông tin và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp. Khi kiểm soát đối tượng doanh nghiệp dễ dàng xác định giá trị và khả năng của mình để tham gia vào hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.
Sự phù hợp phải thể hiện ở việc xác định nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá trên cơ sở đòi hỏi của đối tượng đánh giá. Việc kiểm soát đặt ra yêu cầu khác nhau đối với các đối tượng kiểm soát với nhau. Bao gồm yêu cầu đối với đối tượng là kiểm soát chiến lược và đối tượng là kiểm soát tác nghiệp.
2.1. Với đối tượng là kiểm soát chiến lược:
Kiểm soát chiến lược là gì?
Kiểm soát chiến lược được hiểu hoạt động với phạm vi rộng. Điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Nhằm tạo căn cứ để tin chắc rằng các mục tiêu đã đề ra và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó vẫn đang được hoàn thành. Bao gồm kiểm soát giả thiết; Kiểm tra tính phù hợp; Kiểm soát quá trình thực hiện; Kiểm soát đặc biệt.
Như vậy khi kiểm soát đối tượng chiến lược, phải trên cơ sở phán đoán môi trường kinh doanh. Bao gồm cả môi trường bên ngoài và môi trường bên trong với phạm vi đánh giá rộng và bao quát nhất. Như các phán đoán đối với xu thế phát triển, thời cơ, đe dọa, thuận lợi và khó khăn.
Trên cơ sở đó để xác định các mục tiêu chiến lược. Đề ra các phương án chiến lược. Cuối cùng là xem xét, đánh giá tính hiệu quả, tính phù hợp để llựa chọn phương án chiến lược tối ưu.
Đối tượng kiểm soát chiến lược.
Đối tượng kiểm soát được xác định trong phạm vi này là môi trường kinh doanh. Bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các mục tiêu chiến lược với yếu tố này thường là các mục tiêu dài hạn. Bởi các định hướng và kiểm soát đối với các đối tượng có phạm vi rộng luôn phải phản ánh và đáp ứng các nguyên tắc chung nhất định. Càng đi vào các đối tượng cụ thể trong hoạt động kiểm soát thì các mục tiêu định hướng càng được rút ngắn và thể hiện các mục tiêu ngắn hạn. Nhằm đạt được các mục đích được xác định.
Với môi trường kinh doanh có phạm vi rộng phải sử dụng hình thức kiểm soát chiến lược. Kiểm soát chiến lược nhằm xác định và đánh giá xem liệu các mục tiêu dài hạn và mục tiêu chung cho cả doanh nghiệp. Cũng như xem xét các giải pháp chiến lược có đảm bảo tính đúng đắn hay không?
Sự biến động của môi trường nằm ngoài dự đoán nên phải kiểm soát để có được những điều chỉnh cần thiết. Việc kiểm soát trong trường hợp này còn mang giá trị tạo cơ sở và dự liệu các tình huống. Giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động, có sự xoay chuyển nhanh chóng và thích nghi kịp thời thay đổi. Từ đó làm cho chiến lược luôn thích ứng với môi trường kinh doanh.
2.2. Với đối tượng là kiểm soát tác nghiệp:
Kiểm soát tác nghiệp là gì?
Kiểm soát tác nghiệp là các hoạt động ở tầm ngắn hạn theo mục tiêu chiến lược.Cùng với đó là xác định cụ thể các đối tượng cũng như hoạt động kiểm soát được thực hiện. Hoạt động này hướng doanh nghiệp vào thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách cụ thể hóa. Do đó có thể hiểu hình thức kiểm soát này là cụ thể hơn. Các kiểm soát đi sâu vào mục tiêu xác định trước mắt. Nên cần xác định các đối tượng phải thật chi tiết và có các theo dõi, phản ánh kịp thời.
Phải kiểm soát các kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh. Cũng như hình thành các chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược đã xác định. Lúc này, kiểm soát phải đi sâu vào từng hoạt động tác nghiệp rất cụ thể. Với hoạt động kiểm soát này, doanh nghiệp mong muốn nhiều hơn trong xác định các hoạt động. Từ đó đưa ra các đánh giá, giúp doanh nghiệp xác định tài sản, thông tin hay đối tượng hiện tại có phù hợp không, cần thay đổi hay điều chỉnh như thế nào.
Đối tượng kiểm soát tác nghiệp.
Tùy vào từng đối tượng kiểm soát, doanh nghiệp sẽ lựa chọn công cụ kiểm soát tương ứng. Các công cụ được thực hiện hướng đến các mục tiêu, đạt giá trị cụ thể. Ngoài ra, việc áp dụng công cụ phải phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng kiểm soát cụ thể. Điều này cần được doanh nghiệp xác định khi đưa ra đối tượng kiểm soát, mục đích tiến hành kiểm soát. Với công cụ được sử dụng phù hợp sẽ cho ra hiệu quả là tối ưu, giúp hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện kịp thời. Cũng như phù hợp, thống nhất với mục tiêu rộng hơn trong kiểm soát chiến lược.
Như vậy có thể thấy rằng với các doanh nghiệp khác nhau luôn có những đối tượng kiểm soát khác nhau. Việc xác định dựa trên nhiều yếu tố và phụ thuộc vào cả nhu cầu kiểm soát của doanh nghiệp. Cùng với đó, trong xác định đối tượng kiểm soát cũng giúp doanh nghiệp trong thực hiện hoạt động kiểm soát trên thực tế hiệu quả. Có thể hiểu kiểm soát chiến lược là kiểm soát các nội dung với phạm vi rộng. Nhằm đánh giá tổng thể. Trong khi kiểm soát tác nghiệp đi sâu kiểm soát các đối tượng cụ thể hơn. Nhằm mục đích nhỏ trong chiến lược lớn.