Hiện nay với bất kì doanh nghiệp nào để họ duy trì và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ các yếu tố như tư liệu lao động đối tượng lao động và sức lao động, theo đó sự tiêu hao các yếu tố này sẽ tạo ra các loại chi phí tương ứng với nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy đối tượng kế toán chi phí sản xuất là gì? Yếu tố xác định và ví dụ?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là gì?
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí phục vụ cho nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của quản lí. Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong quản lí. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các tài khoản và các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu theo đúng đối tượng. Tập hợp đúng và đầy đủ chi phí góp phần tăng cường chế độ hạch toán trong nội bộ doanh nghiệp. Nó cũng là điều kiện để tăng cường quản lí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. Tập hợp đúng và đầy đủ chi phí là cơ sở để tính đúng giá thành sản phẩm và xác định chính xác kết quả kinh doanh.
2. Yếu tố xác định và ví dụ:
Hiện nay dựa trên thực tế để có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, dựa vào tính chất, đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ,
Thứ hai, dựa vào trình độ quản lí và nhu cầu thông tin của quản lí,
Thứ ba, dựa vào yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành,
Thứ tư, trình độ và khả năng của bộ máy kế toán,
Để kế toán chi phí hiệu quả cần:
+ Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
+ Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
+ Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
+ Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp
Như vậy chúng ta dựa trên các yếu tố này ta thấy, với đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ qui trình công nghệ cụ thể là với toàn doanh nghiệp hoặc cũng có thể là với từng giai đoạn công nghệ cụ thể như từng phân xưởng. Trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ hoặc trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Ví dụ: Sản xuất điện trong nhà máy điện hoặc sản xuất nước trong nhà máy nước,… Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, ngược lại như trên thì trong các doanh nghiệp mà qui trình sản xuất có thể phân chia thành các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tượng tập hợp chi phí lại theo từng giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành ở đó sẽ là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cơ sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng: Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn hàng. Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này thường chỉ là sản phẩm cuối cùng theo từng đơn.
3. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Trên góc độ của Kế toán tài chính thì chúng ta thấy các loại chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn.
Trên góc độ Kế toán Quản trị thì dựa trên mục đích của kế toán quản trị chi phí đây là quá triinhf thêm các thông tin chi phí thích hợp, hữu ích, kịp thời cho việc ra các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối với kế toán quản trị chi phí không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như Kế toán Tài chính, chi phí còn được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định. Chi phí có thể là tổn phí ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh. Trong đó kế toán Quản trị lại cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, môi trường kinh doanh hơn là chú trọng và chứng minh bằng các chứng cứ, chứng từ.
Như vậy có thể nói, với các loại chi phí xủa doanh nghiệp hiện nay các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả có thể là lãi, lỗ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường quản lý tài sản vật tư lao động, tiền vốn một cách hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những yếu tố tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác kết quả kinh doanh. Như vậy kế toán chi phí và tính giá thành là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
4. Vai trò của kế toán chi phí đối với doanh nghiệp:
Hiện nay đối với kinh doanh vị trí kế toán sẽ đóng góp vai trò nhất định trong doanh nghiệp. Vai trò của kế toán chi phí cụ thể như sau:
Thứ nhất, đóng vai trò đối với công việc kiểm soát các khoản chi phí của doanh nghiệp, theo đó kế toán chi phí thực hiện tốt việc phân loại chi phí như chi phí trực tiếp, chi phí chính, chi phí bán hàng, chi phí của nhà máy… sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của doanh nghiệp và xác định tốt lợi nhuận của quy trình và hoạt động của công ty.
Thứ hai, đóng vai trò để đo lường, tính giá thành sản phẩm tức là thông qua kế toán chi phí có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đo lường giá vốn của những nguồn lực đã được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm, dựa vào đó nhà quản trị có căn cứ để tính giá thành sản phẩm bán ra hợp lý so với những chi phí bỏ ra.
Thứ ba, kế toán chi phí đối với doanh nghiệp để kiểm soát quản lý, theo đó việc cung cấp những thông tin về chi phí đến các nhà quản trị ở các bộ phận khác nhau, sẽ giúp cho nhà quản lý giảm được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại, những nhà quản lý – quản trị doanh nghiệp hoạt động tốt, có những giải pháp hoạt động quản lý chi phí hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí, hạn chế được sự lãng phí và từ đó đạt được những mục tiêu kinh doanh.
Thứ tư, kế toán chi phí sản xuất để có thể kiểm soát chiến lược dựa trên những thông tin, số liệu mà kế toán chi phí cung cấp mang tính lâu dài, phản ánh được thực trạng hiện tại doanh nghiệp nhờ đó nhà quản trị có những kế hoạch lâu dài trong việc hoạch định chi phí lâu dài.