Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các đối thủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, tính chất của đối thủ hay cạnh tranh đều mang đến bất lợi cho lợi ích mong muốn tìm kiếm của doanh nghiệp. Cùng bài viết tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong ngành là gì? Các loại Industry Competitors?
Mục lục bài viết
1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành là gì?
Đối thủ cạnh tranh trong ngành là chủ thể được xác định. Với các hoạt động kinh doanh diễn ra đa dạng trên thị trường. Lợi nhuận có thể được tìm kiếm và khai thác qua các hoạt động kinh doanh. Do đó mà nhiều chủ thể khác nhau cạnh tranh giữa lợi ích được phản ánh trên thị trường. Với tính chất của cạnh tranh trong ngành, các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trường. Khi đó, với các tính chất cạnh tranh trong tìm kiếm khách hàng để tìm được các nhu cầu tốt hơn.
Với tính chất này, các lợi ích có thể không được bảo đảm. Trong cùng một phạm vi hoạt động thị trường, các nhu cầu có thể chuyển dịch từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác. Các doanh nghiệp trong một ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, như tư liệu hay nhóm nhu cầu cố định. Các hành động của công ty này nhanh chóng bị đáp trả bởi hành động của công ty khác. Đó là các yêu cầu hiển nhiên khi lợi ích có thể bị xâm phạm. Tính chất ganh đua mãnh liệt càng được phản ánh với tác động từ nhiều đối tượng khác nhau. Tất cả đều hướng đến nhận thức và tìm kiếm cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường.
2. Tính chất cạnh tranh trong ngành:
Trong cùng ngành, cùng tác động nên vật liệu tạo ra sản phẩm. Khi các công dụng hướng đến là như nhau, với các phân khúc khách hàng phải được khai thác triệt để. Từ đó mà tính chất cạnh tranh hiệu quả nhất là tạo ra khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Gây khác biệt và lợi thế, nhằm thu hút khách hàng so với những gì mà đối thủ cung cấp ra thị trường. Bởi vậy, các tính chất khác biệt được xác định trở thành công cụ chạy đua giá trị cho khách hàng. Kể đến như giá cả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng.
Các sự ganh đua trong ngành đến từ tiềm năng và tác động của đối thủ với phạm vi khác nhau. Trong đó, nếu sự ganh đua trong ngành yếu, các công ty sẽ có cơ hội để tăng giá và nhận được lợi nhuận cao hơn. Tức là lơi thế nghiêng về một hoặc một nhóm công ty nhất định. Họ làm chủ được thị trường trong các nhu cầu liên quan. Từ đó mà nhu cầu cao với nguồn cung không đáp ứng kịp thời.
Nhưng nếu sự ganh đua mạnh, cạnh tranh giá có thể xảy ra một cách mạnh mẽ. Với tính chất của các cạnh tranh lành mạnh hoặc không. Các cuộc chiến về giá cả và lợ ích cung cấp đến khác hàng diễn ra mạnh mẽ. Cạnh tranh làm giới hạn khả năng sinh lợi do việc giảm lợi nhuận biên trên doanh số. Tất cả đều mong muốn giá cả của mình là hấp dẫn nhất, nên lợi nhuận tìm kiếm không được đảm bảo như tính toán. Hoặc khi họ cố gắng giảm chất lượng và chi phí đầu vào. Khi đó, lợi ích trong sử dụng của khách hàng lại không được đảm bảo.
Như vậy với hoạt động diễn ra, có ba nhân tố chính phản ánh. Một là cấu trúc cạnh tranh ngành. Hai là các điều kiện nhu cầu. Ba là rào cản rời khỏi ngành cao.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành tiếng Anh gọi là: Industry Competitors.
3. Các loại Industry Competitors:
Với tính chất diễn ra của các hoạt động cạnh tranh, đây là tất yếu cần thiết diễn ra. Các chủ thể kinh doanh với hoạt động cạnh tranh và tính chất được thể hiện. Trong đó, tính chất phản ánh cũng tương tự với ý nghĩa của đối thủ cạnh tranh trên thị trường nói chung. Khi mà hoạt động cạnh tranh ở đây được thu hẹp với tính chất của cùng một ngành. Với cùng một thị trường mục tiêu hướng đến và phân khúc khách hàng có thể khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Trong cùng một ngành, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là dễ nhận biết nhất. Khi mà tính chất tranh dành khách hàng và thị phần được phản ánh rõ nhất. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với mục tiêu hướng đến trong chiến lược là tương tự nhau. Doanh nghiệp khác có hoạt động cung cấp sản phẩm trên thị trường với tính chất tương tự. Từ đó mà các công dụng của sản phẩm cũng được phản ánh trong tính cạnh tranh. Đặc biệt khi họ với giá trị thương hiệu mà khách hàng của bạn có thể so sánh với bạn.
Các phân khúc khách hàng mà các doanh nghiệp hướng đến là như nhau. Với các nhu cầu được phản ánh, nếu nhu cầu của khách hàng được doanh nghiệp khác đáp ứng, bạn sẽ mất đi một lợi ích. Trong khi tìm kiếm các nhu cầu ngày càng cao trong khác hàng là yêu cầu của hoạt động kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp. Do đó mà lợi ích xung đột trực tiếp với các mục tiêu tìm kiếm. Ví dụ: Nike và Adidas là đối thủ cạnh tranh chính.
Điều quan trọng là nhà quản trị marketing phải phân tích từng đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nó mang đến các thách thức và nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Nắm và hiểu được sức mạnh và khả năng phản ứng của từng đối thủ trước các quyết định của mình. Từ đó, khi mạnh lên doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động phân tích đối thủ cạnh tranh khác.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Tính chất gián tiếp mang đến các khó nhận biết hơn trong hoạt động kinh doanh. Với cùng một ngành nghề kinh doanh như nhau, các mục tiêu phục vụ trong công dụng là như nhau. Nó vẫn đảm bảo trong tính chất của sản phẩm tương tự được các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường. Khi đó, hướng đến sản xuất và tiêu thụ đối với cùng sản phẩm như nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các doanh nghiệp này phục vụ cho nhóm khách hàng khác nhau. Tức là khi xét trên thị trường, các phân khúc khách hàng tìm kiếm là khác nhau.
Ở đây, các doanh nghiệp đã có chiến lược khác nhau trong tiếp cận đối tượng khách hàng. Có thể là ở phân khúc về giới tính, độ tuổi hay sở thích khác nhau,… Tuy nhiên, việc làm tốt chiến lược kinh doanh của mình vẫn tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khác. Như các nhu cầu trong thay đổi, mua quà tặng hay giới thiệu cho người quen. Ví dụ: Victoria’s Secret và Wal-Mart là đối thủ cạnh tranh gián tiếp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Tính tiềm ẩn thể hiện bề ngoài của các chiến lược kinh doanh khác nhau. Có thể các lợi ích của các doanh nghiệp được bảo đảm theo lý thuyết. Tuy nhiên, tính chất tiềm năng trong tương lai lại hoàn toàn có thể được phán đoán. Khi mà các doanh nghiệp đó lựa chọn mở rộng kinh doanh. Các lợi thế hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu đó.
Đây là những thương hiệu có liên quan có thể tiếp thị cho cùng một đối tượng. Họ hoạt động trong ngành nghề khác nhưng lại liên quan trực tiếp đến tính chất ngành nghề kinh doanh của bạn. Khi thực hiện hoạt động tiếp thị, họ dễ dàng lấy được niềm tin và nhu cầu của khách hàng. Do đó, nếu họ cộng tác với các doanh nghiệp đối thủ của bạn sẽ tạo ra bất lợi cho hoạt động kinh doanh của bạn và ngược lại. Khi mở rộng nhu cầu kinh doanh, họ không bán cùng sản phẩm với bạn hoặc trực tiếp cạnh tranh với bạn theo bất kỳ cách nào.
Ví dụ: Gatorade là nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm thể thao của Mỹ. Trong khi Under Armour là công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc. Các tính chất hợp tác có thể được thực hiện. Tuy nhiên họ cũng có thể mở rộng nhu cầu trong lĩnh vực ngành nghề để cạnh tranh với bạn trong tương lai.
4. Các điều kiện thể hiện mức độ cạnh tranh trong ngành:
– Khi các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh ngang nhau. Việc các doanh nghiệp lớn cạnh tranh tạo sức ép và khó khăn đè lên các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi các doanh nghiệp này thường không có xu hướng đoàn kết mà muốn tìm kiếm và khẳng định bản thân. Khi đó, khiến cho một số doanh nghiệp nắm vị trí thống lĩnh trong ngành.
– Xét với các đặc điểm phản ánh với quy mô thị trường. Quy mô thị trường nhỏ và thị trường tăng trưởng thấp. Áp lực cạnh tranh không lớn giúp các tiềm năng được đảm bảo thúc đẩy. Với các doanh nghiệp có lợi thế, tiềm lực lớn mạnh hoàn toàn có thể vươn lên làm chủ thị trường. Ngược lại, tính chất cạnh tranh sẽ có xu hướng phản ánh khốc liệt hơn.
– Với các tính chất rào cản cao trong hoạt động kinh doanh được thực hiện. Các doanh nghiệp khó có thể tìm được các hướng phát triển khác thay vì tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh như ban đầu. Cùng với xu hướng trong đẩy mạnh tiềm năng để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Như vậy, hàng rào rút lui càng cao, cạnh tranh trong ngành sẽ có xu hướng ngày càng khốc liệt. Ngược lại cũng được phản ánh.
– Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp. Chi phí cố định cao. Đây cũng là các yếu tố đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong tính chất của hoạt động cạnh tranh.