Độc quyền pháp định là gì? Cách thức hoạt động của độc quyền pháp định? Vấn đề độc quyền pháp định tại Việt Nam?
Hiện nay vấn đề độc quyền được nhắc tới rất nhiều đối với nước ta nói chúng và các nước trên thế giới nói riêng, về bản chất độc quyền thì đều là cung cấp một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp với giá bán niêm yết theo quy định, nhưng có các loại độc quyền khác nhau trong đó có Độc quyền pháp định, lợi độc quyền này cũng xuất hiện ở Việt Nam và để biết cụ thể Độc quyền pháp định là gì? Cách thức hoạt động của độc quyền pháp định?
Mục lục bài viết
1. Độc quyền pháp định là gì?
Độc quyền pháp định đề cập đến một công ty đang hoạt động như một doanh nghiệp độc quyền theo sự ủy nhiệm của chính phủ. Độc quyền pháp định cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể với giá đã được qui định. Nó có thể được điều hành độc lập và do chính phủ qui định, hoặc do chính phủ cả điều hành và qui định. Độc quyền pháp định còn được gọi là “độc quyền theo luật định”.
2. Cách thức hoạt động của độc quyền pháp định:
Độc quyền pháp định ban đầu được ra lệnh bởi vì nó được coi là lựa chọn tốt nhất cho cả chính phủ và công dân. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, AT&T hoạt động như một doanh nghiệp độc quyền hợp pháp cho đến năm 1982 bởi vì nó là một công ty không thể thiếu để có dịch vụ giá rẻ và đáng tin cậy cho mọi người. Đường sắt và các hãng hàng không cũng được vận hành như hãng độc quyền hợp pháp trong suốt các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Ý tưởng đằng sau việc độc quyền hợp pháp là nếu có quá nhiều đối thủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao hàng của riêng họ, giá cả niêm yết trong một ngành nhất định sẽ leo lên mức cao vô lí.
Mặc dù ý tưởng này khá hữu ích nhưng nó không thể duy trì mãi vì trong hầu hết các trường hợp, chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã chiến thắng các độc quyền pháp định. Khi công nghệ tiến bộ và nền kinh tế phát triển, các lĩnh vực trong nền kinh tế thường sẽ vượt trội hơn. Do đó, chi phí giảm và rào cản gia nhập giảm dần. Nói cách khác: sự cạnh tranh cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhiều hơn so với độc quyền hợp pháp.
Ví dụ về Độc quyền pháp định như sau:
Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và các công ty thương mại quốc gia tương tự đã được chính phủ quốc gia tương ứng cấp quyền thương mại độc quyền. Các thương nhân tư nhân tự do hoạt động ngoài phạm vi của hai công ty này đã bị phạt hình sự. Do đó, các công ty đó đã chiến đấu lại vào thế kỉ 17, trong nỗ lực xác định và bảo vệ các lãnh thổ độc quyền của họ.
Độc quyền pháp định đối với rượu vẫn còn khá phổ biến, nó vừa là nguồn thu công vừa là một sản phẩm vô kiểm soát. Trong khi đó, các công ty độc quyền về thuốc phiện và cocaine đã từng được chuyển đổi hoặc tái lập trong thế kỉ 20 để hạn chế việc lạm dụng các chất bị kiểm soát. Ví dụ, Mallinckrodt Incorporated là nhà cung cấp cocaine hợp pháp duy nhất tại Hoa Kỳ.
Quy định về đánh bạc ở nhiều nơi cũng là độc quyền hợp pháp,nó có liên quan đến xổ số quốc gia hoặc tiểu bang. Khi các hoạt động tư nhân được cấp phép đối với các doanh nghiệp như đường đua ngựa, địa điểm cá cược ngoài luồng và sòng bạc, chính quyền chỉ có thể cấp phép cho một nhà điều hành duy nhất.
3. Vấn đề độc quyền pháp định tại Việt Nam:
Như chúng ta đã biết căn cư dựa trên quy định của luật cạnh tranh ta thấy rằng độc quyền và cạnh tranh là hai hiện tượng có liên quan chặt chẽ với nhau và các động tới nhau. Cụ thể ta thấy khi chưa có chủ trương thúc đẩy cạnh tranh để phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thì độc quyền cần phải được loại bỏ. Bên cạnh đó trong thực tế của tất cả các quốc gia, độc quyền vẫn tồn tại trong một số ngành và ở một mức độ nhất định, có thể xem đây là yếu tố đảm bảo cho cạnh tranh phát triển và duy trì được hiệu quả kinh tế của toàn xã hội.
Theo đó chúng ta thấy sự tồn tại quá nhiều doanh nghiệp nhà nước cụ thể có thể kể tới rất nhiều trong số đó kinh doanh không hiệu quả và việc độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh vực là một trong những lý do được các luật sư Mỹ sử dụng để khẳng định Việt Nam không có nền kinh tế thị trường trong vụ kiện cá da trơn của Việt Nam . Theo đó hiện nay để 4 hội nhập kinh tế thế giới cũng như đảm bảo các điều kiện gia nhập WTO trong thời gian tới và tránh thua thiệt trong thương mại quốc tế, vấn đề này cần phải được hoàn thiện để quy định một mức độ hợp lý cho sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Hiện nay qua vấn đề độc quyền của doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam ta thấy ở một khia cạnh nhất định nào đó thì các chính sách kinh tế đã trở thành rào cản tạo ra độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Kết luận: từ thực tế như trên chúng tôi đưa ra kết luận cho quan điểm này rằng viêc pháp luật quy định nhà nước nắm độc quyền ví dụ cụ thể như đối với các loại phương tiện thiết yếu như đường trục viễn thông quốc gia, hệ thống dây tải điện hay các nhà ga sân bay, hệ thống đường sắt nhưng không có sự tách biệt rõ ràng các yếu tố thuộc về cạnh tranh tiềm năng và các yếu tố thuộc về độc quyền tự nhiên đã làm cho độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp. Theo đó vấn đề ở đây được đặt ra đó là những quy định này có thực sự phù hợp hay không là theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và cần phải được thay đổi trong thời gian tới. Bê cạnh đó thì có một số chính sách kinh tế thời gian qua cũng là nguyên nhân tạo ra độc quyền trong nền kinh tế nước ta.
Hiện nay chúng ta có thể kể tới các chính sách thành lập các tổng công ty đã tạo ra sự độc quyền của một vài doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng, xi măng, lắp máy… Như vậy ta có thể thấy rằng để thành lập các tổng công ty này, một loạt các công ty nhỏ có cùng tính chất ngành nghề được sáp nhập theo quyết định của Chính phủ. Theo đó giải pháp cần thiết là nhà nước cũng đầu tư một lượng vốn lớn vào các tổng công ty. Kết quả đó là các công ty có một sức mạnh thị trường đáng kể trong ngành nghề mà nó kinh doanh và nhanh chóng sẽ có vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực cụ thể nào đó, không một doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh với các tổng công ty nhà nước.
Như vậy, từ những nội dung phân tích thực trạng độc quyền ở trên, có thể thấy các rào cản thị trường ở Việt Nam hiện nay rơi vào 3 trường hợp cụ thể như về trường hợp bằng một số hành vi kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp trên thị trường đã loại bỏ được các đối thủ khác và trở thành độc quyền trên thị trường đó. bên cạnh đó có thể kể tới sự tồn tại một số quy định của pháp luật và các chính sách kinh tế đã tạo ra độc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước trên thị trường hiện nay. cuối cùng đó là pháp luật chưa có sự phân định rõ việc sử dụng các loại phương tiện thiết yếu có liên quan đến độc quyền tự nhiên, chính vì thế đã biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Theo đó nó tạo ra các rào cản trong kinh tế thị trường trong đó loại rào cản thứ nhất là hình thức tồn tại phổ biến ở tất cả các quốc gia và sẽ không phải là ngoại lệ đối với Việt Nam trong tương lai. Cũng dựa trên nhu cầu thiết yếu của thị trường này mà Luật Cạnh tranh đã đưa ra một số quy định tương đối phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay để điều chỉnh quan hệ này.