Hiện thực hóa mục tiêu độc lập tài chính vẫn chưa bao giờ là hành trình dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ vào nhiều hình thức tiết kiệm thông minh trong thời đại số đang mở ra giải pháp giúp các chủ thể vươn đến đích nhanh hơn bao giờ hết. Vậy độc lập tài chính là gì? Cần làm gì để được độc lập tài chính?
Mục lục bài viết
1. Độc lập tài chính là gì?
Theo từ điển Oxford, độc lập được hiểu cơ bản đó là có nghĩa là tự do sắp xếp cuộc sống, tự quyết định, … mà không cần người khác giúp đỡ. Đúng vậy, độc lập tài chính cũng tương tự như khái niệm về độc lập, chúng ta không cần phải dựa vào bất kỳ ai khác ngoài bản thân để có thể đáp ứng các nhu cầu về tài chính của mình. Các chủ thể sẽ có thể thoải mái có 1 nơi để ở, đầy đủ thức ăn và quần áo. Chúng ta hãy xem một vài yếu tố cụ thể của độc lập tài chính như sau:
– Thu nhập: Chúng ta có thu nhập chủ động, nói cách khác chúng ta làm việc để được trả lương. Nếu không đi làm, không có nguồn thu nhập, tức là chúng ta không thể nào thanh toán các chi phí.
– Hoá đơn: Để có thể thật sự độc lập tài chính, ta phải có khả năng thanh toán tất cả hoá đơn của mình, ví dụ như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, … Nếu như chúng ta vẫn còn dựa vào người khác để trả những khoản này, ta vẫn chưa độc lập về tài chính.
– Nợ nần: Có nợ không hẳn là xấu, đôi khi chúng ta cần một số tiền ngay lập tức để giải quyết những vấn đề cấp bách, hoặc sử dụng công cụ đòn bẩy để có thể đầu tư hiệu quả hơn. Vì vậy có nợ không có nghĩa là ta không độc lập tài chính, miễn là chúng ta có thể trả hết khoản nợ và đúng thời hạn thanh toán là được.
– Tiết kiệm: Ngoài những khoản chi phí cần thiết, thu nhập của chúng ta phải dư ra để có thể tiết kiệm. Đây là yếu tố rất quan trọng cho sức khoẻ tài chính của mỗi cá nhân.
– Đầu tư: Nhiều người trong chúng ta có thể phải lo rất nhiều thứ từ đồng lương của mình, bao gồm các yếu tố bên trên. Vì vậy rất khó cho nhiều người có thể có một khoản tài chính riêng dùng để đầu tư, việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức để gầy dựng. Tuy vậy, nếu chúng ta có khả năng đầu tư, thì không chỉ ta đã đạt được sự độc lập tài chính, mà còn đang trên con đường đi đến tự do tài chính.
Độc lập về tài chính trong tiếng Anh là: Financial Independence.
2. Những lý do chúng ta nên độc lập tài chính:
Độc lập về tài chính (Financial Independence) là trạng thái có đủ thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt cho phần còn lại của cuộc đời mà không phải làm việc hoặc phụ thuộc vào người khác. Nếu một người có thể tạo ra thu nhập thụ động từ những nguồn khác ngoài nghề nghiệp thì họ đã đạt được sự độc lập về tài chính, bất kể tuổi tác, tài sản hay mức lương hiện có.
Trên thực tế, con đường tài chính của những người theo đuổi độc lập về tài chính (Financial Independence) thường tốt hơn so với mức trung bình được thấy ở nhóm còn lại. Các chủ thể có khả năng chi tiêu ít, thông minh và sở hữu thu nhập ổn định, nhanh chóng đạt được những mục tiêu đề ra trong cuộc sống và dễ dàng chống chọi với các rắc rối lớn. Theo đó, sau khi độc lập về tài chính, chất lượng cuộc sống hiển nhiên được nâng cao. Gia đình được sống trong điều kiện đủ đầy, không cần phải lo nghĩ về tiền bạc. Ngoài ra, đời sống tinh thần cũng sẽ được chăm chút nhiều hơn. Có thể nói độc lập kinh tế chính là sự tự do, vô lo, vô nghĩ, làm những gì mình thích, có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng động lực hoặc mong muốn chinh phục con đường độc lập về tài chính (Financial Independence). Bên cạnh đó một khi bạn đã có một nền tài chính vững vàng, những mối đe dọa về tổn thất thu nhập sẽ không còn là vấn đề quá lớn. Hiện tại, người lao động vẫn đang được hưởng rất nhiều quyền lợi sau khi nghỉ hưu hoặc thất nghiệp tạm thời… Nhưng liệu rằng những khoản hỗ trợ đó có còn tồn tại sau 30 năm nữa? Nói một cách đơn giản khác, những rủi ro đó cũng là một trong những nguyên nhân thôi thúc không ít người cố gắng độc lập tài chính càng sớm càng tốt.
3. Cần làm gì để được độc lập tài chính:
Nếu muốn trở thành một người độc lập tài chính, các chủ thể đừng nên bỏ qua các phương pháp cơ bản được nêu cụ thể dưới đây:
Hiểu một cách đơn giản, giá trị cá nhân ở đây chính là những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Chẳng hạn như sự an toàn và hạnh phúc cho gia đình, thành tựu trong sự nghiệp, sức khỏe và lòng trắc ẩn với người xa lạ. Hãy thành thực ghi xuống những thứ bạn cho là quan trọng với mình.
Và sau đấy thành thực trả lời hai câu hỏi sau:
+ Câu hỏi đầu tiên: Bạn có đang tiêu tiền cho những thứ nằm trong bảng?
+ Câu hỏi thứ hai: Bạn có đang tiêu tiền cho những thứ không nằm trong bảng? Nếu có, đó là những thứ gì?
Lặp lại hai câu hỏi đó hằng ngày sẽ giúp bạn sử dụng tiền đúng mục đích hơn.
Ghi ra những thứ làm bạn vui vẻ chính là bước đầu tiên để tạo “hạnh phúc tự thân”. Bằng cách đầu tư tiền bạc vào những thứ làm bạn vui vẻ, bạn sẽ hướng tới sự độc lập về tinh thần. Nhưng trước tiên, bạn cần phải định nghĩa “vui vẻ” là gì. Điều gì làm bạn mỉm cười khi làm, khi có được, và khi nghĩ đến? Hãy cố tóm gọn lại thành 10 thứ và sắp xếp theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng.
Sau đấy, tự mình trả lời hai câu hỏi sau:
+ Câu hỏi đầu tiên: Bạn có đang tiêu tiền cho những thứ làm bạn vui vẻ.
+ Câu hỏi thứ hai: Bạn có đang tiêu tiền vào những thứ không nằm trong danh sách?
Lưu ý: Tránh tiêu quá nhiều tiền vào các thứ nằm ở cuối danh sách.
Hãy tự hỏi chính mình, tại sao bạn cần độc lập về tài chính? Có thể bạn muốn có một ngôi nhà cho riêng mình, muốn chi trả cho những sở thích cá nhân mà không phải phụ thuộc vào ai hết, hoặc là cảm giác an toàn khi bước vào độ tuổi nghỉ hưu. Dù động lực đó là gì, hãy cố gắng tìm thấy nó từ bên trong bạn, chứ không phải vì lời nói của người khác. Will Rogers từng nói, có quá nhiều người dùng tiền để mua những thứ họ không muốn, và gây ấn tượng với những người họ không thích. Bạn không cần thiết phải trở thành một trong số đó.
Khi đã xác định được động lực, các chủ thể cũng sẽ dễ dàng cam kết với một kế hoạch tài chính lâu dài. Nếu bạn không chắc đâu là động lực của mình. Hãy nhìn lại bảng giá trị cá nhân và danh sách những thứ làm bạn vui vẻ. Chúng sẽ giúp bạn tìm thấy động lực lớn nhất của mình.
Thực chất thì các chủ thể sẽ chỉ có thể tránh một vấn đề, nếu biết nguyên nhân gây ra vấn đề là gì. Vì vậy, để sử dụng tiền khôn ngoan hơn, hãy nhớ lại những lần bạn tiêu tiền không đáng và cố tìm ra điều gì đã tác động đến quyết định tiêu tiền ngày hôm đó.
Nếu bạn biết thu nhập cố định hằng tháng, hãy ghi con số đó xuống. Và bắt đầu phân bổ cho từng mảng thiết yếu trong cuộc sống. Hãy bắt đầu với thuế và quỹ tiết kiệm. Sau đấy là các nhu cầu căn bản như nhu yếu phẩm, thức ăn, nước, tiền thuê nhà, chăm sóc sức khỏe và chi phí đi lại. Phần còn lại của thu nhập là dành cho giải trí và một số thứ bạn thấy thích. Để kiểm soát tài chính hiệu quả, bạn có thể thử sử dụng các app online chẳng hạn như Money Lover, Pocket Guard.
Ít nhất trong hai tuần đầu tiên, hãy theo dõi mỗi tháng bạn chi tiêu hết bao nhiêu tiền, vào những thứ gì. Lưu ý, các chủ thể hãy ghi lại tất cả dù là những khoản nhỏ nhặt nhất. Bằng cách đó, bạn sẽ biết được xu hướng tiêu dùng của chính mình và kiểm soát được những chi tiêu không đáng. Nếu cần, bạn có thể sử dụng các app như sổ thu chi Misa, Home Budget.
Theo đó, để các chủ thể có được một thói quen tiết kiệm tốt, các chủ thể đó sẽ cần lên kế hoạch hiệu quả cũng như chú trọng sự tự kỷ luật trong chi tiêu. Ban đầu, hãy thử viết ra danh sách chi tiêu hàng tháng, kiểm soát mức độ thực hiện của bản thân sau đó từng bước thực hiện, nắn chỉnh để hình thành thói quen theo đúng quỹ đạo.