Việc giành độc lập có khác với cách mạng từ lâu hay không, và thường được tranh luận về câu hỏi bạo lực có phải là phương tiện chính đáng để đạt được độc lập chủ quyền hay không. Vậy độc lập là gì? Ý nghĩa của độc lập, tự do đối với một quốc gia?
Mục lục bài viết
1. Độc lập là gì?
Độc lập là một khái niệm cơ bản trong lý thuyết xác suất, cũng như trong thống kê và lý thuyết về các quá trình ngẫu nhiên.
Hai sự kiện là độc lập, đó chính là độc lập về mặt thống kê, hoặc độc lập về mặt ngẫu nhiên nếu nói một cách không chính thức, sự xuất hiện của một sự kiện không ảnh hưởng đến xác suất xuất hiện của sự kiện kia (tương đương, không ảnh hưởng đến tỷ lệ cược). Tương tự, hai biến ngẫu nhiên là độc lập nếu việc thực hiện một biến không ảnh hưởng đến phân phối xác suất của biến kia.
Khi xử lý các tập hợp có nhiều hơn hai sự kiện, cần phải phân biệt hai khái niệm về tính độc lập. Các sự kiện được gọi là độc lập theo cặp nếu hai sự kiện bất kỳ trong tập hợp độc lập với nhau, trong khi tính độc lập lẫn nhau (hoặc độc lập tập thể) của các sự kiện có nghĩa là, nói một cách không chính thức, mỗi sự kiện độc lập với bất kỳ sự kết hợp nào của các sự kiện khác trong tập hợp. Một khái niệm tương tự cũng tồn tại đối với tập hợp các biến ngẫu nhiên. Độc lập lẫn nhau có nghĩa là độc lập theo từng cặp, nhưng không phải ngược lại. Trong tài liệu tiêu chuẩn của lý thuyết xác suất, thống kê và quy trình ngẫu nhiên, tính độc lập mà không cần trình độ chuyên môn thêm thường đề cập đến sự độc lập lẫn nhau.
Độc lập là trạng thái không chịu sự kiểm soát của một số người, quốc gia hoặc tổ chức khác. Các cuộc cách mạng đều nhằm giành độc lập.
Độc lập xuất phát từ một từ tiếng Pháp thời trung cổ, depenre, có nghĩa là “treo lên” hoặc “treo xuống”. Ở đầu là tiếng Latinh có nghĩa là “không phải”, vì vậy từ ban đầu có nghĩa là “không bị treo cổ”, đây là một mô tả gọn gàng về những gì các quốc gia đạt được bằng cách loại bỏ thực dân của họ. Thanh thiếu niên cũng thường tìm kiếm sự độc lập khỏi cha mẹ của họ – nhưng có lẽ không phải là sự độc lập về tài chính.
2. Độc lập được dịch với tên trong tiếng Anh là gì?
Độc lập được dịch với tên trong tiếng Anh là: “Independence”.
3. Ý nghĩa của độc lập, tự do đối với một quốc gia?
Một trong những vấn đề rất quan trong và cần thiết đó chính là độc lâp tự do, bởi vì nó được nhận định là quan trngj là bởi vì no mang đến ý nghĩa và giá trị to lớn không phải là đến hôm nay chúng ta mới đưa ra bàn luận. Được xác định về giá trị của tư tưởng về độc lập tự do này thì đã được nói đến rất nhiều trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Trong suốt mấy thập kỷ qua giá trị này đã được quan tâm và đánh giá ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ý nghĩa về độc lập tự do đã được khắc sâu, in đậm vào con tim, khối óc của mọi người dân, trở thành niềm tin, lẽ sống, mục tiêu và động lực phấn đấu của toàn thể nhân dân. Tư tưởng “không có gì quý hơn độc lập, tự do” có ý nghĩa thực tiễn lịch sử to lớn và ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Thứ nhất, nếu một quốc gia muốn có tất cả thì chắc chắn không thể thiếu sự độc lập, tự do. Bởi vì một đất nước phồn vinh thì rất cần đến sự tự do của đất nước đó, đồng thời dân tộc không thể phát triển, nhân dân không thể có cơm no, áo ấm và cuộc đời hạnh phúc. Độc lập, tự do của dân tộc; quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do là vô cùng quý giá và thiêng liêng.
Trên thực tế pháp luật Việt Nam đã quy định rằng không ai có thể tự cho mình cái quyền can thiệp, có quyền xâm phạm độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc khác, càng không thể có quyền thực hiện sự can thiệp đó bằng bom đạn.
Thứ hai, trước đây khi các thế lực đế quốc, thực dân còn có các tư tưởng xâm lược và thống trị các quốc gia nhỏ thì điều mà họ làm đó chính là đàn áp, áp bức, bóc lột. Do đó nếu họi muốn có được sự độc lập, tự do thì các dân tộc bị áp bức không thể ngồi yên chờ đợi, càng không thể trông chờ vào sự “ban ơn” của các thế lực đế quốc, thực dân. Phải giành cho được độc lập, tự do, phải vùng lên xoá bỏ mọi gông xiềng, mọi sự áp bức, nô dịch, thoát khỏi kiếp “ngựa trâu” là vấn đề quyết định đối với việc một dân tộc muốn có cuộc sống ấm no.
Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chỉ ra rằng, tự ta phải cứu lấy mình, từng dân tộc phải đứng lên tự quyết định lấy vận mệnh của chính bản thân mình.
Cũng chính vì vậy, các dân tộc mà cụ thể là người dâ Việt Nam nếu trước đó không có sự tự đứng lên để giải phóng cho mình thì sẽ không thể có được độc lập, tự do. Bởi vì, nếu dân tộc ấy không biết tự cứu lấy mình, không có con đường đấu tranh đúng thì sẽ không thể nào có thể giành được độc lập. Độc lập, tự do của các quốc gia dân tộc là một giá trị cao quý và thiêng liêng, là “không có gì quý hơn”, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của cả dân tộc, của nhân dân các quốc gia dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Việc đấu tanh giành lại độc lập tự do của nhân dân Việt Nam đã được thể hiên trên tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, và tinh thần này cũng đã được xây dưng và thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vùng lên làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành lấy tự do, độc lập và đứng lên làm chủ vận mệnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính mình.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì dân tộc ta muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Đồng thời, theo như tư tưởng của chụ tịch thì “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”.
Thứ ba, khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do trong những ngày đầu kháng chiến chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã thực sự là động lực tinh thần to lớn thôi thúc lớp lớp các thế hệ người Việt Nam lên đường chiến dấu chống kẻ thù của độc lập, tự do, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, làm nên Đại thắng mùa Xuân vĩ đại năm 1975, thu giang sơn về một mối, giành hoàn toàn độc lập, tự do cho dân tộc, tạo tiền đề đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thứ tư, khi đã có độc lập, tự do thì phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng hạnh phúc. Giá trị thực sự của độc lập, tự do chính là ở chỗ đó.
Thứ tư, khi đã có độc lập, tự do thì phải quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng hạnh phúc. Giá trị thực sự của độc lập, tự do chính là ở chỗ đó. Làm cách mạng là để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng thời cũng phải đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân Việt Nam được hoàn toàn tự do, “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
– Người còn chỉ ra rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
– Người cũng đã từng nhấn mạnh: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”.
Ý nghĩa thực tiễn to lớn của độc lập, tự do đối với một quốc gia (dân tộc) không phải chỉ thể hiện trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, mà còn thể hiện rất sâu sắc trong quá trình tổ chức xây dựng xã hội mới.