Doanh thu phụ trợ là doanh thu được tạo ra từ hoạt động cung cấp sản phẩm phụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Tìm hiểu về doanh thu phụ trợ? Ví dụ?
Doanh thu phụ trợ là một giá trị doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố phụ trợ thể hiện tính chất doanh thu phụ của doanh nghiệp. Thay vì các doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, doanh nghiệp có thêm các khoản doanh thu khác. Có thể hiểu trong một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ chủ đạo với giá trị lớn Tuy nhiên các vật dụng đi kèm cũng được sản xuất và kinh doanh riêng lẻ. Hoạt động này giúp doanh nghiệp thu về nguồn doanh thu phụ trợ.
Mục lục bài viết
1. Doanh thu phụ trợ là gì?
Doanh thu phụ trợ trong tiếng Anh là Ancillary Revenue.
Doanh thu phụ trợ là doanh thu được tạo ra từ hoạt động cung cấp sản phẩm phụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Đi kèm với các sản phẩm hay dịch vụ chính, chủ đạo trong hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm phụ này cũng tạo ra nguồn thu nhất định. Cũng như các sản phẩm phụ được bán cho khách hàng phả có sự liên hệ nhất định đối với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Về cơ bản, đó là bất kì doanh thu nào mang lại từ việc bán các mặt hàng không phải là ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở ba khía cạnh sản phẩm:
– Doanh thu phụ trợ từ hàng hóa dịch vụ khác mà doanh nghiệp cung cấp.
Với các hàng hóa này được xác định là hàng hóa phụ, có tính chất đi kèm với hàng hóa chính. Đó có thể là doanh thu được lấy từ hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là sản phẩm chính của công ty. Hiểu là các sản phẩm được sản xuất với mục đích đi kèm sản phẩm chính. Tuy nhiên do nhu cầu thực tế, khách hàng vẫn mua các sản phẩm này một các riêng lẻ. Hoạt động này giúp tạo một nguồn thu khác cho doanh nghiệp ngoài doanh thu chính. Các ví dụ về doanh thu phụ trợ có thể là: một công ty kem bắt đầu kinh doanh muỗng xúc kem, hoặc công ty in ấn bắt đầu bán mực máy in.
– Hoặc các dịch vụ hay dòng sản phẩm chính được nâng cấp của công ty.
Vẫn được sản xuất và kinh doanh bên cạnh các sản phẩm chính. Tuy nhiên, có thể hiểu sản phẩm chính được thực hiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản. Nhằm phục vụ cho phần đông khách hàng. Là dịch vụ hay hàng hóa được mua bán phổ thông trên thị trường. Trong khi các sản phẩm được nâng cấp đưa ra lựa chọn cao hơn trong nhu cầu của khách hàng. Dựa trên nhu cầu và đòi hỏi thực tế của khách hàng. Nhiều khách hàng có nhu cầu được sử dụng dịch vụ tốt hơn, với vị trí đẹp và thuận lợi hơn. Hoạt động này được thực hiện phổ biến đối với các dịch vụ nâng cấp. Như ghế ngồi VIP trong các địa điểm bán vé;…
– Doanh nghiệp có sự hợp tác đối với các thương hiệu hay nhãn hàng khác.
Là các sản phẩm được khách hàng quan tâm đi kèm với hàng hóa hay dịch vụ mà họ đang tham gia. Các nhãn hàng hợp tác nhằm giới thiệu, bán sản phẩm tới khách hàng hiệu quả hơn. Khi đó, cả hai bên cùng tìm kiếm thêm được doanh thu trong quá trình hoạt động. Thông qua quá trình hợp tác, các doanh nghiệp khác có thể lược bỏ bước tìm kiếm khách hàng. Các hãng hàng không được nhận khoản phí hoa hồng dựa trên số lượng hàng bán. Đối với phòng khách sạn, cho thuê xe, bảo hiểm, dịch vụ đổi tiền, vé cho các sự kiện,…
Phân tích khái niệm.
Bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc sử dụng các sản phẩm hiện có để phân nhánh vào các thị trường mới, các công ty tạo ra các cơ hội bổ sung để phát triển. Với các sản phẩm phụ trợ tiềm năng trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể cân đối khi sản phẩm mang đến lợi nhuận lớn cần được khai thác và đẩy mạnh kinh doanh.
Doanh thu phụ trợ là doanh thu tìm kiếm được khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phụ. Các sản phẩm này có liên hệ nhất định đến với hàng hóa hay dịch vụ chính mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng. Giúp mang lại nhiều tiện ích trong trải nghiệm và đảm bảo cho nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt khi doanh nghiệp biết cách xác định và hướng khách hàng trong nhu cầu trải nghiệm. Các doanh thu phụ trợ khi đó có thể được tăng cao. Do các sản phẩm phụ trợ luôn có liên quan nhất định trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó mà các khách hàng đang có chính là khách hàng tiề năng cho các sản phẩm phụ trợ. Giải quyết được vấn đề trong nhu cầu khách hàng. Hoạt động doanh nghiệp cần tiến hành là tìm kiếm, phát triển, khai thác tối đa các nhu cầu của khách hàng trên cơ sở hài lòng.
2. Tìm hiểu về doanh thu phụ trợ:
Hầu hết các công ty đều có một số hình thức doanh thu phụ trợ.
Trong hoạt động ban đầu, các công ty có thể bán sản phẩm hay dịch vụ như một tính chất đi kèm hàng hóa chính. Tuy nhiên do nhu cầu của người dùng đa dạng, các sản phẩm này cũng được lựa chọn mua riêng lẻ. Dần dần, khi hoạt động mua diễn ra nhiều, người bán cần xác định chính xác các nguồn doanh thu. Do đó mà có phân biệt cho doanh thu phụ trợ.
Ngoài ra. do các tính chất của quy mô và phát triển công ty. Các thương hiệu được phản ứng rõ nét hơn. Do đó mà các lựa chọn nâng cấp cũng được thực hiện. Với các khách hàng có nhu cầu được sử dụng dịch vụ có tính chất cao cấp, riêng tư sẽ được đáp ứng. Cũng như thương hiệu phản ánh các giá trị cho một doanh nghiệp. Khi các hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau hướng đến cùng một đối tượng khách hàng. Họ có thể hợp tác cùng tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Cùn như mang đến cho khách hàng đa dạng lựa chọn, trải nghiệm và tận hưởng.
Trong một số trường hợp, các sản phẩm dịch vụ cho doanh thu phụ trợ có thể trở thành nguồn thu chính.
Khi mà các sản phẩm đó có được một lượng khách hàng tiềm năng nhất định. Nó có thể được đẩy mạnh trong hoạt động kinh doanh. Các lợi nhuận kiếm được ngày càng nhiều càng cho thấy các vai trò của buôn bán sản phẩm với hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh thu này có thể đến từ việc rửa xe tại trạm xăng hay đặt quảng cáo trên các máy bay phản lực. Điều này xảy ra khi doanh số bán thực phẩm và đồ uống chiếm một phần đáng kể tại trạm xăng.
Các hoạt động bán hàng phụ mang đến doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Các nguồn thu được tạo ra đa dạng. Trong đó một hoặc một số sản phẩm mang đến giá trị lớn trong nguồn doanh thu. Do đó mà để xét các nguồn doanh thu chính, nó cũng có thể được coi là một nguồn. Tuy là một sản phẩm phụ trợ nhưng tìm đến nguồn doanh thu chính.
3. Ví dụ:
Trong ngành cung cấp dịch vụ, doanh thu phụ trợ được thể hiện đa dạng hơn. Các khía cạnh tạo doanh thu thường đa dạng hơn. Do nhu cầu của khách hàng được thể hiện đa dạng. Khi tham gia vào các dịch vụ cung cấp, khách hàng mong muốn có những trải nghiệm liên quan. Do đó mà doanh nghiệp có thể khai thác tối ưu đi kèm với các doanh thu chính.
Ví dụ về doanh thu phụ trợ trong ngành hàng không:
Với hoạt động của ngành hàng không, doanh thu chính được xác định thông qua việc bán vé và thực hiện các chuyến bay. Do đó các hoạt động khác tạo ra doanh thu có thể xác định là doanh thu phụ trợ. Doanh thu này có được bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hành khách như là một phần của trải nghiệm du lịch.
Với các dịch vụ khác đi kèm được hãng hàng không cung cấp, như một sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng có thể chọn thêm. Chúng không đi kèm trong giá của các gói vé máy bay. Mỗi hãng hàng không có các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu hơi khác biệt, tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của hãng.
Với các doanh thu được xác định từ dịch vụ khác mà doanh nghiệp cung cấp như: đồ ăn nhẹ, bữa ăn phụ, đồ uống, các sản phẩm miễn thuế như nước hoa hay chocolate, wifi,…
Doanh thu từ các hàng hóa hay dịch vụ được nâng cấp. Như nâng cấp hạng ghế, phí đổi chuyến bay,…
Hãng hàng không có thể thực hiện hợp tác với các hãng hàng khác. Có thể đặt quảng cáo của các bên thứ ba trên cốc, khay thức ăn, thẻ lên máy bay, trang web của hãng hàng không,…
Kết luận.
Như vậy doanh thu phụ trợ cũng là một giá trị doanh thu lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa nhất định với hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận doanh nghiệp tìm kiếm. Khi mà các mặt hàng phụ được cung cấp kèm các dịch vụ hay mặt hàng chính. Hoạt động kinh doanh vừa có thể thúc đẩy với những hàng hóa chủ đạo. Vừa giúp doanh nghiệp khai thác thêm được các đối tượng và nhu cầu khách hàng khác.
Việc cung cấp đa dạng các hàng hóa từ sản phẩm chính đến sản phẩm đi kèm sẽ giúp khách hàng trong tiện ích nhất định. Họ có thể được phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết hàng hóa. Doanh thu phụ trợ cũng được xác định trên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.